Máy lạnh là một thiết bị tiêu tốn nhiều điện nhất trong mỗi gia đình. Chính vì vậy việc chuẩn bị mua hoặc bắt đầu sử dụng thiết bị máy lạnh các gia đình cần quan tâm đến là cách sử dụng máy lạnh sao cho hợp lý và hiệu quả. Trong bài viết này 3Gang sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách tính tiền điện máy lạnh cũng như cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện hiệu quả đơn giản nhất. Và tùy vào từng loại máy lạnh, cách lắp đặt, mức độ sử dụng máy lạnh của từng gia đình khác nhau sẽ dẫn đến lượng điện năng tiêu thụ cũng khác nhau.
Mời bạn xem chi tiết cách tải App và tích lũy 3Gang Chi tiết hơn Tại đây
1. Máy lạnh là gì?
Máy lạnh là một thiết bị gia dụng hoạt động bằng điện năng, qua đó máy lạnh sẽ làm thay đổi nhiệt độ không khí trong phòng tuỳ thuộc vào từng nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng chuyên kinh doanh sản xuất máy lạnh với sự ra đời của hàng ngàn các dòng sản phẩm khác nhau. Nhờ vậy, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thoải mái với các mẫu sản phẩm máy lạnh thực sự phù hợp vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của gia đình mình.
Trên thị trường hiện nay, máy lạnh được phân chia thành 2 loại cụ thể là:
– Máy lạnh một chiều: Loại này thường được gọi là máy làm lạnh vì có chức năng là làm lạnh.
– Máy lạnh hai chiều hay còn gọi là máy điều hòa: Với dòng máy này có tính năng đa chiều vừa làm lạnh vào mùa hè và vừa có tính năng sưởi ấm được sử dụng vào mùa đông.
2. Cách tính tiền điện máy lạnh phù hợp với diện tích căn phòng
Hiện nay, khi lựa chọn mua máy lạnh chúng ta có thể thấy rằng có khá là nhiều mức công suất khác nhau, ví dụ như: 24000BTU, 18000BTU, 12000BTU và 9000BTU. BTU là một đơn vị năng lượng được dùng ở Hoa Kỳ.
Với mỗi một loại máy lạnh thì sẽ có công suất và thời gian sử dụng khác nhau sẽ cho ra kết quả tiền điện khác nhau. Trong bài viết này 3Gang sẽ tính tiền điện máy lạnh tiêu thụ trong vòng 1 giờ, 1 tháng với mỗi ngày thời gian dùng là 8 tiếng (từ 22h00 đêm đến 6h00 sáng hôm sau) và mức điện tính toán theo giá bán lẻ hiện tại là 2.536 đồng/kWh. Và để tính tiền điện máy lạnh, chúng ta áp dụng công thức tính sau:
Tiền điện máy lạnh = Công suất tiêu thụ (P) x Giá điện trên mỗi kWh x Thời gian dùng máy lạnh 1 ngày x Thời gian tính tiền điện
Dùng máy lạnh tốn bao nhiêu tiền điện trong vòng một tháng?
Để tính toán được tiền điện máy lạnh chính xác nhất, chúng ta sẽ cần phải nắm được cách đổi của một số các đơn vị như sau:
– 1HP = 9000BTU (Đây được gọi là 1 mã lực)
– 1000BTU = 0,293 kW
– 1KW = 3412,14 BTU/h
– 1W= 3,41214 BTU/h
Công thức để tính lượng điện tiêu thụ của điều hòa là:
A= P.t
A: Là được biết đến là lượng điện tiêu thụ trong thời gian t.
P: Đây là ký hiệu của công suất có đơn vị tính là KW).
t: Thời gian sử dụng được tính theo đơn vị là giờ.
2.1 Đối với máy lạnh có công suất là 9000BTU
Máy lạnh có công suất là 9000BTU thông thường được dùng cho phòng có diện tích nhỏ dưới 15 mét vuông.
Công suất để làm lạnh của máy lạnh này là 9000BTU là: 9000/3412,14 = 2,64 kW
Tuy nhiên, với công suất tiêu thụ của máy lạnh 9000BTU này chúng được tính theo đơn vị của 1 mã lực đó là 1HP. Do đó, với 1HP được quy định là bằng 0,7456 kW.
Công suất tiêu thụ trên chỉ mới được tính ở đầu nén, chưa được tính ở quạt gió ở dàn lạnh. Chính vì thế, công suất tiêu thụ điện thực tế của máy lạnh 9000BTU là sẽ phải cộng thêm 0,2kW ở dàn lạnh nữa. Do đó, tổng công suất tiêu thụ của máy lạnh bằng:
P = 0,2 + 0,7456 = 0,9456 kW
Suy ra, tiền điện trung bình trong 1 tháng của máy lạnh 9000BTU là bằng:
Tiền điện = 30 x 0,9456 x 8 x 2,536 = 575,53 VNĐ
2.2 Đối với máy lạnh có công suất là 12000BTU
Máy lạnh với công suất 12.000BTU thông thường được dùng cho những phòng có diện tích từ 15 – 20 mét vuông.
Công suất làm lạnh của máy lạnh 12000BTU này là: 12000/3412,14 = 3,51 kW
Công suất tiêu thụ trung bình của máy lạnh công suất 12000BTU là bằng: 1,5HP = 1,5 x 0,7456 = 1,19 KW
Tổng công suất tiêu thụ điện khi cộng thêm 0,2kW ở quạt gió dàn lạnh sẽ là:
P = 0,2 + 1,1184 = 0,3184 kW
Như vậy, tiền điện trung bình trong 1 tháng của máy lạnh công suất 12000BTU sẽ là:
Tiền điện = 30 x 0,2184 x 8 x 2,536 = 802,430 VNĐ
2.3 Đối với máy lạnh có công suất là 18000BTU
Máy lạnh có công suất 18.000BTU thường sẽ được dùng cho những phòng có diện tích từ 20 đến 30 mét vuông.
Công suất làm lạnh của máy lạnh có 18000BTU là: 18000/3412,14 = 5,27 kW
Công suất tiêu thụ trung bình của máy lạnh công suất 18000BTU là: 2HP = 2 x 0,7456 = 1,4912 kW
Vậy tổng công suất tiêu thụ điện khi cộng thêm 0,2kW ở quạt gió dàn lạnh sẽ là:
P = 0,2 + 1,4912 = 1,6912 kW
Như vậy, tiền điện trung bình trong 1 tháng của máy lạnh công suất 18000BTU là:
Tiền điện = 30 x 1,612 x 8 x 2,536 = 1029,331 VNĐ
2.4 Đối với máy lạnh có công suất là 24000BTU
Công suất làm lạnh của máy lạnh công suất 24000BTU là: 24000/3412,14 = 7,033 kW
Công suất tiêu thụ trung bình của máy lạnh công suất 24000BTU sẽ là: 3,5HP = 3,5 x 0,7456 = 2,6096 kW
Tổng công suất tiêu thụ điện khi cộng thêm 0,2kW ở quạt gió dàn lạnh sẽ là:
P = 0,2 + 2,6096 = 2,8096 kW
Như vậy, tiền điện trung bình trong 1 tháng của máy lạnh công suất 24000BTU là:
Tiền điện = 30 x 2,8096 x 8 x 2,536 = 1710,035 VNĐ
2.5 Đối với máy lạnh có công suất 9000BTU
Tương tự như công thức trên. Ta có tiền điện trung bình 1 giờ của máy lạnh công suất 9000BTU sẽ là:
Tiền điện = 0,9456 x 1 x 2,536 = 2,398 đồng/h
2.6 Đối với máy lạnh có công suất 12000BTU
Tương tự ta có tiền điện trung bình trong 1 giờ của máy lạnh công suất 12000BTU là:
Tiền điện = 0,3184 x 1 x 2,536 = 0,808 đồng/h
2.7 Đối với máy lạnh có công suất 18000BTU
Tiền điện trung bình 1 giờ của máy lạnh công suất 18000BTU là:
Tiền điện = 1,4912 x 1 x 2,536 = 3,781 đồng/h
2.8 Đối với máy lạnh có công suất 24000BTU
Ta có tiền điện trung bình 1 giờ của máy lạnh công suất 24000BTU là:
Tiền điện = 2,8096 x 1 x 2,536 = 7,125 đồng/h
Công thức tính toán này chỉ áp dụng cho những loại điều hòa thông thường. Hiện nay, có rất nhiều các loại máy lạnh đời mới, có thể giúp tiết kiệm được khoảng từ 20% – 30% điện năng so với máy lạnh thông thường.
Chú ý: Trên đây chỉ là kết quả tính toán tiền điện máy lạnh mang tính chất tham khảo. Do đó, tiền điện máy lạnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác cụ thể mời bạn đọc theo dõi trong phần dưới đây những yếu tố làm ảnh hưởng đến tiền điện của máy lạnh.
3. Một số các yếu tố ảnh hưởng đến tiền điện của máy lạnh
– Giá tiền điện, 1 số điện khác nhau với mức giá khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến tiền điện của điều hòa, ví dụ như giá điện tại khu nhà trọ sẽ có giá dao động từ 3.500 nghìn đồng đến 4.000 nghìn đồng 1 số điện. Còn giá điện đối với nhà dân thì giá tiền điện 1 số sẽ rẻ hơn.
– Do cách lựa chọn công suất điều hòa chưa phù hợp với diện tích phòng ở, cụ thể như khi chúng ta chọn máy lạnh có công suất nhỏ dùng trong căn phòng rộng lớn thì máy sẽ hoạt động rất tốn điện năng hơn.
– Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng máy lạnh của mỗi người là khác nhau, như: Có thói quen mở remote máy lạnh với nhiệt độ thấp 16 độ, không thường xuyên vệ sinh máy lạnh định kỳ, mở máy lạnh xuyên suốt ngày,…
4. Một số cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện năng tiêu thụ
Sau đây là một số cách giúp máy lạnh của chúng ta tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn cụ thể:
- Điều chỉnh mức nhiệt độ hợp lý khi sử dụng.
- Định kỳ thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh.
- Chuyển từ chế độ Cool sang chế độ Dry khi dùng máy lạnh.
- Hạn chế tối đa từ các yếu tố tác động từ bên ngoài.
- Lắp đặt vị trí máy lạnh để giúp tiết kiệm điện năng.
5. Cấu tạo hoạt động của máy lạnh
Thông thường máy lạnh sẽ có cấu tạo 2 phần đó là bộ phận trong phòng và bộ phận ngoài phòng hay còn gọi là cục nóng và cục lạnh.
5.1 Khối trong phòng hay còn gọi là cục lạnh
- Những ống đồng được uốn thành nhiều lớp, được đặt trong một dàn là lá nhôm dày: Chúng có tác dụng chính đó là hấp thụ nhiệt trong căn phòng để môi chất lạnh mang ra bên ngoài không khí.
- Lưới lọc bụi: Với chức năng chính đó là chặn lại hết tất cả những bụi bặm, các vi khuẩn. Giúp cho không khí trong lành và sạch sẽ hơn.
- Bộ vỏ nhựa bao bọc bên ngoài: Bộ vỏ nhựa này có chức năng chính là bảo vệ mọi bộ phận bên trong máy lạnh, có khả năng cách điện bảo vệ an toàn người dùng, thiết kế với nhiều kiểu và hình dáng có tính thẩm mỹ cao.
- Bộ cánh vẫy và mô-tơ vẫy: Bộ phận này giúp cho máy lạnh có thể đảo gió đưa không khí lạnh trải rộng khắp căn phòng.
- Ống dẫn nước thải: Trong suốt quá trình sử dụng máy lạnh sẽ có một hoạt động của máy lạnh đó là hơi nước ngưng tụ và sự hóa lỏng bên trong máy lạnh. Công dụng chính của ống dẫn nước thải là mục đích đưa lượng nước dư thừa từ trong máy lạnh đi ra ngoài.
- Bộ bo mạch điều khiển: Đây được xem như là bộ não của máy lạnh, bộ bo mạch điều khiển này có chức năng là điều khiển tất cả các hoạt động của thiết bị.
- Bo mạch hiển thị: Thông thường thì bo mạch sẽ hiển thị nhiệt độ mà máy lạnh đang hoạt động.
- Van tiết lưu: Bộ phận này có tác dụng là hạ áp suất khí gas khi gas đi qua dàn nóng để tản nhiệt. Khi gas đi qua van tiết lưu sẽ chuyển thành dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp để máy lạnh thổi ra phòng.
5.2 Khối ngoài phòng hay còn gọi là dàn nóng
- Lốc máy lạnh hay còn gọi là máy nén: Hút chân không bên ngoài dàn máy lạnh và nén khí gas thành dạng lỏng ở dàn nóng nhằm mục đích giúp quá trình xả nhiệt đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Quạt dàn lạnh: Có chức năng tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh mục đích giúp cho nhiệt được hấp thụ tốt hơn. Khi quạt chạy yếu hoặc không chạy, khi đó máy lạnh sẽ không làm mát được.
- Quạt dàn nóng: cũng có chức năng tương tự như quạt dàn lạnh, quạt dàn nóng thổi không khí xuyên qua dàn nóng, mục đích giúp xả nhiệt ra ngoài môi trường một cách hiệu quả nhất.
- Ống dẫn ga: Thông thường ống dẫn ga được làm bằng đồng và chịu được với áp suất cũng như nhiệt độ cao, không bị oxi hóa để có thể dẫn gas từ dàn lạnh đến với dàn nóng.
- Tụ điện: Với nhiệm vụ giúp động cơ điện của máy lạnh nén hoạt động.
- Khung vỏ bên ngoài: Được thiết kế với chất liệu là nhựa hoặc sắt, phủ một lớp sơn tĩnh điện chịu được ảnh hưởng của mưa nắng.
6. Nguyên lý hoạt động của máy lạnh như thế nào?
Được cấu tạo bởi rất nhiều các bộ phận đã kể trên, thì sau đây là nguyên lý hoạt động của máy lạnh cụ thể:
– Bước 1: Máy nén sẽ hút hơi môi chất với áp suất thấp là 118 psi và nén lên với áp suất cao là 400 psi, khi đó môi chất sẽ có nhiệt độ cao.
– Bước 2: Môi chất ở mức áp suất và nhiệt độ cao sẽ được đẩy qua van đảo chiều và đi đến dàn ngưng tụ. Tại đây quạt dàn sẽ có tác dụng giải nhiệt cho môi chất, tiếp đến hơi môi chất trong dàn ngưng tụ khi gặp nhiệt độ thấp sẽ trở thành thể lỏng.
– Bước 3: Môi chất thể lỏng sẽ đi vòng qua bằng van 1 chiều. Khi đó môi chất đã được làm mát nhưng vẫn ở áp suất cao và sẽ di chuyển qua những đường ống kết nối đến đường ống trong nhà. Sau đó môi chất sẽ được van tiết lưu hạ áp suất và đi thẳng vào dàn bay hơi.
– Bước 4: Môi chất sẽ giúp hấp thụ nhiệt từ không khí do quạt thổi vào và hóa hơi sau đó sẽ được làm mát rồi tản ra môi trường trong phòng. Môi chất lạnh sau khi được làm lạnh sẽ hút về máy nén để tiếp tục cho chu kỳ làm lạnh.
Kết luận
Hy vọng rằng thông qua bài viết này về cách tính tiền điện máy lạnh của 3Gang chia sẻ cũng như cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện năng sẽ giúp chúng ta sẽ tận hưởng thoải mái không khí trong lành mà không còn quá lo lắng là phải đóng nhiều tiền điện hay hư hỏng nữa.