Tìm hiểu chi tiết về các loại phí khi giao dịch chứng khoán

Khi mới bắt đầu giao dịch, các nhà đầu tư sẽ quan tâm tới chi phí giao dịch chứng khoán. Thậm chí họ còn so sánh phí giao dịch giữa các công ty chứng khoán. Tuy nhiên có một số nhà đầu tư lại không xem trọng chi phí này lắm vì họ nghĩ rằng các loại phí này nhỏ và không đáng kể. Thực tế, các nhà đầu tư có thể tiết kiệm được hàng chục triệu cho các loại phí giao dịch nếu chọn đúng công ty chứng khoán.

Vì thế ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại phí khi giao dịch chứng khoán nhé!

Phí giao dịch chứng khoán
Phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Khi các nhà đầu tư giao dịch thành công trên cơ sở sử dụng dịch vụ của Công ty chứng khoán thì phải trả một khoản chi phí cho công ty chứng khoán đó. Vì thế có thể hiểu khoản phí này là phí môi giới chứng khoán. 

Phí giao dịch được tính dựa vào phần trăm giá trị giao dịch của khách hàng trong ngày hôm đó. Công ty chứng khoán có quyền quy định mức phần trăm bao nhiêu và được phép điều chỉnh theo độ lớn của tổng giá trị giao dịch trong ngày và vị thế của khách hàng.

Thông thường, với tổng số tiền giao dịch lớn thì mức phí giao dịch thấp hơn. Đặc biệt, các nhà đầu tư có thể thương lượng, đàm phán trong quá trình giao dịch tại 1 số công ty chứng khoán để có mức phí giao dịch thấp hơn. Và mỗi công ty chứng khoán sẽ có biểu phí giao dịch khác nhau.

Trước đây, mức phí giao dịch chứng khoán được quy định trong mức từ 0.15% – 0.5% trên tổng giao dịch theo như điều chỉnh của Thông tư số 241/2016/TT-BTC. Hiện tại, các công ty chứng khoán được tạo điều kiện bằng việc được phép bỏ mức sàn (tối thiểu) phí giao dịch, miễn phí giao dịch hoặc đưa ra mức phí thấp để cạnh tranh. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư sẽ có lợi hơn. 

Sau khi Thông tư 127/2018/TT-BTC được ban hành, các công ty chứng khoán như VPS, Mirae Asset, VNSC… đã áp dụng phí giao dịch chứng khoán 0%. Tuy nhiên, chính sách trên chỉ được các doanh nghiệp triển khai trong 1 thời gian ngắn để nhằm thu hút khách hàng. 

Một số điểm cần lưu ý về các loại phí khi giao dịch chứng khoán
Một số điểm cần lưu ý về các loại phí khi giao dịch chứng khoán

Các nhà đầu tư cần chú ý một số điểm quan trọng

Mức thu phí: Không có quy định mức tối thiểu nhưng không được vượt quá mức 0.5%. Thực tế thì mức phí giao dịch thường nằm trong khoảng 0.1% – 0.35%. Các công ty mới thường có mức phí thấp hơn các công ty chứng khoán lâu năm. Đó là do các công ty chứng khoán mới thường thu hút khách hàng bằng cách giảm phí.

1. Phí được tính cả khi giao dịch mua và bán

Khi nhà đầu tư giao dịch mua cổ phiếu sẽ phải mất phí và khi bán cũng vậy. Ví dụ như khi bạn mua 1 tỷ đồng cổ phiếu Techcombank (TBS) thì bạn sẽ phải trả phí 1 triệu đồng. Trong trường hợp giá TBS đứng yên, không giảm không tăng thì khi bán đi bạn phải trả thêm 1 triệu đồng. Tức là sau 1 lượt mua và bán TBS thì bạn mất 2 triệu tương đương với mức phí giao dịch thấp nhất là 0.1%. Mức phí càng lớn thì số tiền bạn phải trả càng cao. Với mức phí 0.15% thì tổng số phí bạn phải trả cho cả 2 lượt mua và bán sẽ là 3 triệu đồng.

2. Khi đặt lệnh phí được tạm tính và được thực thu khi khớp lệnh thành công

Ngay khi bạn đặt lệnh thì hệ thống đã tạm tính phí giao dịch và được hiển thị đồng thời cùng với các thông số khác. Nhưng bạn chỉ thực sự mất phí khi khớp lệnh thành công. Nếu bạn thực hiện hủy lệnh hoặc khớp lệnh không thành công thì hệ thống sẽ tự động hoàn lại tiền vào tài khoản của bạn.

3. Giao dịch càng nhiều tiền, phí giao dịch càng rẻ hơn

Tùy theo chiến lược kinh doanh mà công ty chứng khoán có mức phí giao dịch khác nhau. Mỗi giao dịch riêng lẻ của khách hàng sẽ được tính phí tạm thời. Cuối ngày giao dịch, mức phí này sẽ được quyết toán dựa trên lịch sử giao dịch của khách hàng. 

Ví dụ: Bạn sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán tại SSI, nếu trong một ngày tổng số tiền bạn giao dịch dưới 300 triệu đồng thì mức phí sẽ là 0.15%, từ 5 tỷ đến 10 tỷ thì mức phí là 0.1% và từ 15 tỷ trở lên thì mức phí là 0.08%.

Phương pháp tính phí giao dịch chứng khoán
Phương pháp tính phí giao dịch chứng khoán

Phương pháp tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở

Chi phí giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ bao gồm chứng khoán cơ sở mua với tiền của mình và sử dụng Margin.

1. Đối với các nhà đầu tư không sử dụng Margin

Điều này có nghĩa là bạn có bao nhiêu tiền thì giao dịch bấy nhiêu:

  • Phí mua = Phí công ty CK thu + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK).
  • Phí bán = Phí công ty CK thu + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân).

2. Đối với các nhà đầu tư sử dụng Margin 

  • Phí mua = Phí công ty CK thu + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK).
  • Phí bán = Phí công ty CK thu + Lãi vay Margin + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân).

3. Công thức tính lãi vay Margin

– Lãi vay Margin = Số tiền vay x mức lãi (tính theo ngày) x Số ngày vay. Trong đó:

  • Số tiền vay: Là khoản tiền vay của nhà đầu tư. Ví dụ nhà đầu tư có 30 triệu đồng, công ty chứng khoán cho vay 70 triệu đồng để mua cổ phiếu, tức là số tiền cho vay là 70 triệu đồng. 
  • Mức lãi: Được tính theo biểu phí lãi margin chứng khoán. Mỗi công ty chứng khoán sẽ có biểu phí phí vay lãi margin khác nhau.
  • Số ngày vay: Là tổng số ngày được tính từ ngày dùng margin đến ngày bán cổ phiếu. Lưu ý là tính cả ngày nghỉ và ngày lễ.

– Lãi vay Margin được miễn lãi/phí phạt 01 ngày lịch và bắt đầu tính từ ngày thứ 02 trở đi.

Cách tính phí giao dịch chứng khoán phái sinh

Phương pháp tính các loại phí khi chơi chứng khoán phái sinh = Phí công ty CK thu + Phí trả cho sở giao dịch + Phí qua đêm trả cho sở giao dịch (nếu có phát sinh) + Thuế. Trong đó:

  • Phí trả cho sở giao dịch = 2.700VND/hợp đồng
  • Thuế = 5.000 – 6.000VND/hợp đồng
  • Phí sở qua đêm = 2.550 VND/hợp đồng/ngày
  • Phí quản lý VSD = 320.000 – 1.600.000VND/tháng. 

Một vài loại phí giao dịch chứng khoán khác

Ngoài các loại phí khi giao dịch chứng khoán nêu trên, vẫn còn một số loại phí khác bạn nên biết. Cụ thể như:

  • Phí chuyển tiền sở hữu: Nếu bạn muốn chuyển quyền sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu của một công ty chứng khoán nào đó mà bạn đã sở hữu sang cho người khác sở hữu thì phải mất phí để được tiến hành việc chuyển đó.
  • Phí tư vấn: Đây là phí phải trả cho dịch vụ tư vấn của các công ty chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ được công ty chứng khoán cung cấp các thông tin giá trị về mua bán chứng khoán, nên mua loại nào, khi nào,…
  • Phí nạp tiền: Khi giao dịch tại bất kỳ sàn nào, bạn cũng cần phải nạp tiền vào tài khoản thì mới thực hiện được giao dịch. Phí sẽ được tính dựa trên số tiền bạn đã nạp. 
  • Phí rút tiền: Nếu bạn không muốn thực hiện giao dịch nào khác và muốn rút tiền về tài khoản thì bạn sẽ phải trả phí cho lần rút tiền đó. 
Các loại phí khi giao dịch chứng khoán khác bạn nên biết
Các loại phí khi giao dịch chứng khoán khác bạn nên biết

Các loại phí khi giao dịch chứng khoán khác bạn nên biết

  • Phí chuyển khoản chứng khoán: Khi bạn muốn chuyển khoản chứng khoán sang một tài khoản khác số cổ phiếu hay trái phiếu của bạn thì quá trình này sẽ phát sinh chi phí.
  • Phí cấp lại giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Khi bản thân bạn đã sở hữu một số lượng chứng khoán thì công ty chứng khoán sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận sở hữu. Trong trường hợp bạn làm mất sổ và muốn được cấp lại thì bạn phải mất một khoản phí. 
  • Phí phong tỏa chứng khoán: Nếu bạn đang nghi ngờ tài khoản của bạn đang có vấn đề hoặc không có nhu cầu tiếp tục giao dịch. Bạn có thể thực hiện phong tỏa tài khoản chứng khoán bạn đang có. Lúc này bạn sẽ bị thu một khoản phí.  
  • Phí mở tài khoản chứng khoán: Bạn sẽ phải trả một khoản phí cho một công ty môi giới chứng khoán nếu muốn mở tài khoản tại đó.
  • Phí xác nhận số dư tài khoản: Tương tự như việc bạn muốn xác nhận số dư ở tài khoản ngân hàng. Với tài khoản chứng khoán, bạn cũng làm tương tự. Vì thế khi muốn kiểm tra tài khoản còn dư bao nhiêu tiền hoặc có bao nhiêu cổ phiếu/ trái phiếu thì bạn sẽ phải mất phí cho việc này. 

Trên đây là các loại phí khi giao dịch chứng khoán mà các nhà đầu tư mới cần phải tìm hiểu để quá trình đầu tư được thông suốt và an toàn hơn. Hy vọng những thông tin trên của 3Gang đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thị trường chứng khoán.