Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, ngân hàng thương mại, hướng dẫn chi tiết một số nội dung cũng như yêu cầu triển khai Chương trình cho vay nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên tổng quy mô là khoảng 120.000 tỷ đồng. Vậy làm sao để vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để mua nhà, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Có nên vay ngân hàng mua nhà ở xã hội hay không?
Trước khi đi tìm hiểu vấn đề làm sao để vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để mua nhà, các bạn cần phải cân nhắc vấn đề là có nên vay ngân hàng mua nhà hay không.
Mời bạn xem chi tiết cách tải App và tích lũy 3Gang Chi tiết hơn Tại đây
Đối với những cá nhân, gia đình có thu nhập trung bình hoặc thấp, giải pháp vay ngân hàng mua nhà trả góp mang đến nhiều lợi ích, cụ thể là:
- Có cơ hội sở hữu căn hộ hoặc ngôi nhà cho riêng mình ngay cả khi tài chính hạn hẹp.
- Được hưởng nhiều chính sách ưu đãi khi vay từ ngân hàng và chủ đầu tư. Đặc biệt, có nhiều đơn vị còn hỗ trợ tài chính tốt với tính dài hạn.
- Vay vốn mua nhà giúp bạn an tâm về tính pháp lý của căn hộ/ngôi nhà vì trước khi giải ngân, ngân hàng đã thẩm định, kiểm tra đầy đủ các giấy tờ liên quan đến căn hộ/ngôi nhà, tính khả thi, độ uy tín của chủ đầu tư,….
- Nếu không có sẵn tài sản thế chấp giá trị cao, bạn có thể thế chấp chính ngôi nhà/căn hộ mà mình đang vay tiền để mua.
Làm sao để vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để mua nhà
Theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01/04/2023, nếu bạn thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội và có nhu cầu vay mua nhà ở xã hội, bạn có thể tới ngân hàng BIDV, Agribank, Vietcombank, VietinBank để thực hiện thủ tục vay với lãi suất là 8,2%/năm và thời hạn cho vay tối đa sẽ là 5 năm. Nếu là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, bạn sẽ được vay với lãi suất 8,7%/năm và thời gian hưởng lãi suất ưu đãi là 3 năm kể từ ngày ngân hàng giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay theo như thỏa thuận ban đầu.
Bạn và chủ đầu tư chỉ được tham gia vay vốn mua nhà theo quy định tại chương trình này một lần. Thời hạn giải ngân của chương trình áp dụng đến khi doanh số giải ngân đạt mức 120.000 tỷ đồng, không quá ngày 31/12/2030. Khi hết thời gian ưu đãi, ngân hàng thương mại và khách hàng sẽ tự thỏa thuận, thống nhất với nhau về lãi suất cho vay để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
Cũng liên quan đến danh mục dự án, vào ngày 05/04, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Ngân hàng Nhà nước vừa gửi công văn trong đó có điều kiện đảm bảo tiêu chí do Bộ Xây dựng hướng dẫn.
Thứ trưởng Sinh cũng cho biết thêm, từ hướng dẫn của Bộ Xây dựng, các chủ đầu tư sẽ phải gửi thông tin để Bộ tổng hợp gửi đến Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở danh mục của dự án đó, các ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký của Hiệp hội Ngân hàng, tín dụng tuy đã sẵn sàng nhưng hiện cả nước đang có rất ít dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là ở các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Theo đó, ông Hùng cũng kiến nghị các địa phương phải đẩy mạnh gỡ vướng pháp lý để các dự án có đủ điều kiện vay vốn.
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê, mua nhà ở xã hội đợt 1 tại Dự án nhà ở xã hội Trung Văn, quận Nam Từ Liêm với giá bán là trên 19.500.000 đồng/m2.
Theo đó, nếu muốn sở hữu căn nhà ở xã hội 70m2, bạn phải trả gần 1,5 tỷ đồng. Nếu vay 1 tỷ đồng, lãi suất 8,2% trong 5 năm thì số tiền này vẫn nằm ngoài khả năng chi trả của phần lớn những người có thu nhập thấp. Ngay khi dự án này được công bố, có hàng trăm trường hợp quan tâm và có mong muốn nộp hồ sơ để vay tiền mua nhà.
Theo chia sẻ của chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, số tiền mà người vay phải trả cho ngân hàng bao gồm cả gốc lẫn lãi không nên quá 50% tổng thu nhập một tháng. Lãi suất cho vay càng cao càng làm giảm khả năng mua nhà của người dân và khiến thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Để người dân có thể tiếp cận được việc mua nhà ở xã hội, Ngân hàng nhà nước cần phải nghiên cứu để tìm nguồn vốn trung, dài hạn để đưa ra gói tín dụng có mức lãi suất phù hợp nhất, khoảng 6%/năm và ổn định trong thời gian dài.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch của Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh, lãi suất cho vay 8,2%/năm đối với người mua nhà ở xã hội vẫn là mức lãi cao. Bên canh đó, với quy định áp dụng mức mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm và khi kết thúc khoảng thời gian ưu đãi này, ngân hàng thương mại và khách hàng phải tự thỏa thuận, thống nhất lại mức lãi suất có thể dẫn đến rủi ro cho người đi vay.
Sau khi kết thúc thời gian hưởng lãi suất ưu đãi, người mua nhà ở xã hội phải vay tiền với lãi suất thương mại bình thường. Mức lãi này sẽ là áp lực lớn cho những đối tượng có thu nhập thấp, công nhân lao động. Do đó, ông Châu đã kiến nghị Ngân hàng nhà nước xem xét, để xây dựng cơ chế hợp tình hợp lý hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm vay mua nhà ở xã hội từ các chuyên gia
1. Nên chọn dự án nhà ở đang xây dựng đã hoàn thiện?
Khi chọn vay vốn mua nhà đã hoàn thiện, bạn có thể thế chấp chính căn hộ/ngôi nhà đó với ngân hàng nếu nó đã có đủ giấy tờ pháp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng có nhiều sự lựa chọn về ngân hàng mà mình muốn vay với mức lãi suất vay mua nhà phù hợp.
Còn khi chọn vay mua nhà với dự án đang xây dựng, bạn sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ phía chủ đầu tư. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể vay vốn mua nhà từ những ngân hàng có liên kết với chủ đầu tư.
Tùy vào tình hình tài chính và nhu cầu của bản thân, bạn có thể đưa ra lựa chọn mà hình thức vay nào là phù hợp với mình nhất.
2. Số vốn tối thiểu cần có là khoảng 30% giá trị ngôi nhà
Theo các chuyên gia, khi vay vốn mua nhà, bạn cũng cần phải có số vốn tổi thiểu khoảng 30% giá trị căn nhà, tức là số vốn bạn cần vay là khoảng 60-70% giá trị ngôi nhà.
3. Đọc thật kỹ hợp đồng vay vốn ngân hàng
Trước khi ký hợp đồng vay mua nhà cũng như bất kỳ một hợp đồng nào khác, bạn nên đọc kỹ các điều khoản có trong hợp đồng. Nếu có chỗ nào còn chưa rõ, bạn cần phải trao đổi với nhân viên tín dụng của ngân hàng và yêu cầu cập nhật cụ thể các cam kết ưu đãi vào trong bản hợp đồng.
Đặc biệt, mức phí phạt cụ thể trên hợp đồng là vấn đề bạn cần phải đặc biệt quan tâm. Nếu trả nợ quá hạn, ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cao gấp 1,1 – 1,5 lần lãi suất trong hạn. Còn nếu trả nợ trước hạn, ngân hàng áp dụng mức phí phạt từ 1 – 3% trên dư nợ.
Sau khi ký kết hợp đồng, bạn cần phải giữ 01 bản hợp đồng. Bản hợp đồng này phải có đầy đủ chữ ký, con dấu và dấu giáp lai của ngân hàng cho vay vốn.
4. Hiểu rõ về mức lãi suất vay ngân hàng
Hiện các ngân hàng áp dụng thường áp dụng hai hình thức tính lãi, đó là tính trên dư nợ giảm dần và tính lãi trên dư nợ ban đầu. Theo đó, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần thường cao hơn dư nợ ban đầu. Tuy nhiên, nếu xem xét tổng khoản tiền lãi mà bạn sẽ phải trả theo phương thức tính dư nợ ban đầu thì nhiều khi nó lại lớn hơn phương thức tính theo dư nợ giảm dần. Do đó, khi đi vay ngân hàng, bạn cần yêu cầu nhân viên ngân hàng tư vấn cụ thể xem trường hợp của mình là nên áp dụng cách tính lãi nào để có lợi nhiều nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến yếu tố lãi suất. Bạn nên quan tâm thời hạn áp dụng mức lãi suất ưu đãi để có thể chủ động hơn trong vấn đề tài chính. Bởi lẽ, sau khoảng thời gian này, lãi suất cho vay thường được thả nổi theo thị trường.
5. Nên vay vốn ngân hàng mua nhà trong ngắn hạn hay dài hạn
Thông thường, khoảng thời gian mà ngân hàng cho các cá nhân vay tiền mua nhà tối đa là 20 – 25 năm.
Trong trường hợp vay ngắn hạn, bạn cần phải đảm bảo về khả năng trả nợ của mình. Nếu không, bạn sẽ phải đối mặt với áp lực thanh toán một khoản nợ lớn. Không chỉ vậy, nếu trả chậm, ngân hàng sẽ đánh giá đó là nợ xấu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng cá nhân và khả năng vay vốn của bạn trong những lần sau này.
Trong trường hợp vay dài hạn, bạn sẽ có nhiều thời gian tích lũy tiền hơn. Nhờ đó, bạn sẽ chủ động hơn trong vấn đề tài chính vì vừa đảm bảo việc trả nợ ngân hàng, vừa có tiền trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, có một số ngân hàng còn đang áp dụng mức tính lãi dựa theo dư nợ giảm dần. Do đó, số tiền phải trả qua từng năm cũng sẽ giảm dần.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính, khi vay tiền mua nhà, việc lựa chọn vay dài hạn và trả nợ trước hạn chỉ nên áp dụng khi tình hình tài chính thật sự phù hợp.
Kinh nghiệm chọn ngân hàng vay tiền mua nhà
Để lựa chọn ngân hàng phù hợp khi muốn vay mua nhà, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Mức lãi suất ưu đãi: Khi chọn ngân hàng có mức lãi suất thấp, bạn sẽ phải chú ý đến các điều kiện để đảm bảo gói vay đó là an toàn. Nếu lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao hơn, bạn nên chú ý đến các ưu đãi đi kèm.
- Giá trị khoản vay phù hợp: Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của bạn, ngân hàng sẽ thẩm định và hỗ trợ từ 60 – 80% tổng giá trị căn nhà bạn đang vay để mua. Bạn nên lựa chọn ngân hàng có mức cho vay tốt nhất với khả năng tài chính hiện tại của mình.
- Thời gian cho vay phải linh hoạt: Tùy vào khả năng chi trả và số tiền cần vay mà bạn có thể tính toán để lựa chọn thời gian vay phù hợp.
Một số sai lầm thường xảy ra khi vay tiền mua nhà
Khi mua căn hộ/ nhà ở tại các thành phố lớn, những bạn trẻ chưa có nhiều khoản tích lũy thường mắc phải một số sai lầm như sau:
- Không cân đối khả năng tài chính của bản thân.
- Không có kế hoạch trả nợ ngân hàng một cách rõ ràng trong tương lai.
- Giá trị ngôi nhà dự định mua quá lớn so với khả năng tài chính.
- Tùy ý lựa chọn một ngân hàng bất kỳ để vay tiền mà không tìm hiểu trước.
- Không hiểu đầy đủ, chi tiết các điều khoản của hợp đồng cho vay, thường phó mặc cho nhân viên tín dụng tư vấn.
Trên đây là những chia sẻ của 3Gang về vấn đề làm sao để vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để mua nhà và kinh nghiệm vay vốn ngân hàng mua nhà ở xã hội. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc, nhất là những bạn đang có nhu cầu vay mua nhà ở xã hội. Chúc các bạn sớm sở hữu được một căn nhà cho riêng mình nhé.
Mọi thắc mắc về 3Gang, Quý khách vui lòng liên hệ:
- Hotline: 1900 3492
- Zalo hỗ trợ: 097 853 6835
- Chat trực tiếp tại Fanpage 3Gang Tại đây