Ngày nay, những dịch vụ cho vay cá nhân đang ngày một phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những tổ chức tín dụng sẽ cần phải thẩm định hồ sơ kỹ càng trước khi cấp khoản vay cho bất kỳ một cá nhân nào đó. Và một trong những yếu tố quan trọng để được xét đến đó là hệ số nợ trên thu nhập viết tắt là DTI. Vậy DTI là gì? Hãy cùng 3Gang giải đáp tất tần tật các thông tin về chỉ số này qua bài viết sau đây nhé.
1. DTI là gì?
Debt – To – Income viết tắt là DTO. Debt – To – Income còn được biết đến với cái tên gọi ngắn gọn đó là DTI. Đây là một chỉ số biểu thị tỷ lệ nợ trên tổng số thu nhập của mỗi một cá nhân. Tổng thu nhập này bao gồm toàn bộ những khoản thu trước thuế và những khoản khấu trừ khác nếu có.
Hay hiểu một cách đơn giản hơn, thì DTI là chỉ số dùng để so sánh khoản nợ hàng tháng của một cá nhân so với tổng mức thu nhập hàng tháng của họ. Cụ thể, nếu một khách hàng có hệ số DTI là 20% thì điều đó đồng nghĩa với việc 20% tổng mức thu nhập hàng tháng của họ sẽ phải dành cho việc chi trả những khoản nợ mỗi tháng.
Nếu đi vay thế chấp, thì con số DTI này sẽ được tính toán một cách linh hoạt hơn nếu như khách hàng chứng minh được rằng mình có nhiều nguồn thu linh động từ bên ngoài khác như cho thuê xe hoặc thuê nhà,…Còn trường hợp nếu vay tín chấp, thì thông thường quy định của các ngân hàng hay tại các tổ chức tài chính hiện nay hầu hết đều bị gò bó qua số thu nhập chuyển khoản.
2. Công thức tính hệ số DTI là gì?
Công thức để tính toán tỷ lệ nợ trên thu nhập DTI cũng khá là đơn giản. Công thức tính DTI được cụ thể như sau:
DTI = Tổng các khoản thanh toán nợ hàng tháng/Tổng thu nhập hàng tháng
Trong đó:
- Tổng số tiền cần phải trả nợ mỗi tháng sẽ bao gồm cả các khoản nợ trước đó của khách hàng như vay để mua nhà, vay mua xe hoặc khoản vay tín chấp tại bất kỳ các tổ chức tín dụng nào. Đồng thời, chúng ta tính luôn khoản phải trả nợ hàng tháng cho các khoản vay lần này vào luôn.
- Tổng mức thu nhập một tháng của khách hàng là tổng số tiền mà các khách hàng thực nhận mỗi tháng. Nếu khách hàng nào đang hoạt động kinh doanh và có lợi nhuận tính bằng năm thì sẽ lấy lợi nhuận đó chia 12 tháng để ra con số mỗi tháng của khách hàng.
Ví dụ minh họa:
Tổng thu nhập của Anh A ở mức là 20 triệu một tháng. Hiện tại, Anh A đang có 1 khoản vay chưa được hoàn tất thanh toán tại ngân hàng X. Định kỳ mỗi tháng sẽ phải trả là 3,5 triệu.
Anh A cũng đang sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng với hạn mức 50 triệu và đã sử dụng tối đa hạn mức. Nghĩa là Anh A cần phải thanh toán cho thẻ tín dụng mỗi tháng sẽ là: 5% x 50 = 2,5 triệu/ tháng.
Anh A có nhu cầu vay vốn tín chấp ở một ngân hàng Y. Với số tiền là 200 triệu, trả góp số tiền trong vòng 36 tháng, mức lãi suất là 1% mỗi tháng. Nếu vay được thành công thì mỗi tháng Anh A cần trả một số tiền đó là vào khoảng 7 triệu.
Khi đó DTI của Anh A là:
DTI = (3,5 + 2,5 + 7) / 20 = 65%
Theo như quy định của ngân hàng Y, thì nếu khách hàng có thu nhập ở mức là 20 triệu thì chỉ số DTI sẽ không được vượt quá 60%. Do vậy, ngân hàng Y sẽ đề xuất hai phương hướng giải quyết như sau:
- Trước khi giải ngân, Anh A cần phải hoàn tất thanh toán khoản vay tại ngân hàng X
- Hoặc sẽ phải kéo dài kỳ hạn vay 200 triệu từ 36 tháng lên đến 60 tháng.
3. Ý nghĩa của hệ số DTI là gì?
DTI là một trong số những chỉ số tài chính cực kỳ quan trọng đối với cả khách hàng và những tổ chức cho vay. Chỉ số DTI lại tỉ lệ nghịch với khả năng tài chính của quý khách hàng. Khi chỉ số DTI càng thấp thì đồng nghĩa với việc khách hàng đó có khả năng tài chính cao và sẽ không phải dành phần lớn mức thu nhập để thanh toán cho những khoản nợ hàng tháng. DTI mang đến những ý nghĩa quan trọng cụ thể như sau:
3.1 Đối với những ngân hàng hay các tổ chức tài chính
Chỉ số DTI càng thấp thì chứng tỏ khả năng tài chính của khách hàng cao, có đủ khả năng để thanh toán nợ sau vay. Phía ngân hàng hay những tổ chức tài chính từ DTI có thể xác định ra được người đề xuất vay đang nợ số tiền là bao nhiêu? Họ có dư nợ thường xuyên hay không? Họ có nợ xấu hay không? Và có đủ khả năng tài chính để chi trả các khoản nợ không? Từ đó sẽ tính toán sơ bộ được số tiền có thể cấp cho khách hàng vay hoặc cân nhắc đến việc sẽ từ chối đề nghị vay nếu như không đủ điều kiện.
Nếu xét duyệt hồ sơ vay cho những khách hàng có chỉ số DTI vượt quá ngưỡng an toàn, thì phía ngân hàng đồng nghĩa với việc sẽ chấp nhận những mạo hiểm về các khoản tài chính cho vay. Hầu hết những tổ chức tài chính và các ngân hàng hoàn toàn không muốn xảy ra tình huống rủi ro này.
Tiết kiệm xu thế mới trong thời đại 4.0. Liệu nó có an toàn hay không?
3.2 Đối với các nhân viên tư vấn tài chính
Đối với những nghiệp vụ tín dụng, thì tính toán chỉ số DTI là một trong những việc thao tác nghiệp vụ của các nhân viên tư vấn tài chính cần phải nắm rõ và không được để xảy ra bất kỳ sai sót nào. DTI tạo ra tiền đề, đó là nền tảng giúp họ đưa ra được những kết luận đề xuất xem có xét duyệt hồ sơ vay hay không cũng như có hướng tư vấn cho các khách hàng để tiếp cận những khoản vay khác phù hợp hơn hay không.
3.3 Đối với những người đi vay
Khi đã nắm rõ được chỉ số DTI cá nhân, thì về phía người vay cũng sẽ mang đến những ý nghĩa tích cực. Người vay sẽ hoàn toàn tự xác định được tình trạng nợ của cá nhân, lựa chọn các gói vay, địa chỉ vay hợp lý cũng như tự đánh giá được tỷ lệ vay vốn thành công.
4. Tại sao cần phải kiểm soát hệ số DTI
Khi chỉ số DTI thấp chứng tỏ chúng ta đang cân bằng tốt giữa khoản thu nhập và khoản nợ, ngược lại nếu chỉ số DTI quá cao thì đó chính là báo động đỏ rằng bạn đang có nhiều nợ hơn so với số tiền kiếm được. Ví dụ như, nếu con số DTI của bạn chỉ là 20%, có nghĩa là hàng tháng bạn sẽ cần trích ra 20% tổng thu nhập để thanh toán cho những khoản nợ. Trong khi đó, khi chỉ số DTI là 50%, thì đồng nghĩa với việc mỗi tháng bạn đã mất đi một nửa tổng số lương cho việc thanh toán khoản nợ.
Như vậy, nếu bạn đang có nhu cầu làm hồ sơ vay, thì con số DTI của bạn càng thấp thì khả năng sẽ được duyệt hồ sơ cao hơn. Theo như trang Investopedia, thì con số cao nhất mà người đi vay có thể sẽ được duyệt vay thế chấp đó là 43%. Và con số lý tưởng nhất để được duyệt vay đó là 36% hoặc thấp hơn.
Trường hợp bạn không có nhu cầu vay nợ, thì cũng nên biết tỷ lệ nợ trên tổng thu nhập của mình hiện tại là bao nhiêu để biết được hiện bản thân có đang gánh quá nhiều nợ không. Điều đó có thể sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng nguồn quỹ tiết kiệm dự phòng hoặc những mục tiêu tài chính của bạn. Khi biết được chính xác về con số DTI, thì bạn có thể lập kế hoạch để thoát được nợ hiệu quả hơn.
5. Một số cách để cải thiện hệ số DTI – tỷ lệ nợ trên thu nhập xuống mức thấp hơn?
5.1 Giảm các khoản nợ phải trả hàng tháng
Tất toán những khoản nợ trước khi vay thêm còn góp phần tạo nên điểm sáng cho hồ sơ vay của bạn trong những lần vay sau này. Khi thanh toán những khoản vay đúng hạn, thì ngân hàng và những tổ chức tín dụng cũng sẽ có cơ sở để nhận định bạn là một khách hàng tiềm năng và đáng tin cậy. Từ đó khoảng thời gian xét duyệt hồ sơ cũng như giải ngân vốn có thể sẽ được cải thiện sớm hơn.
Tuy nhiên, với một số các khách hàng đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính hay cần nguồn vốn giải ngân nhanh gấp thì sẽ không phù hợp với cách để cải thiện DTI này.
5.2 Kéo dài thời gian vay vốn hơn so với dự kiến ban đầu
Tăng khoảng thời gian vay vốn là cách sẽ được áp dụng. Khi thời gian dài hơn, thì đồng nghĩa với chỉ số DTI giảm để đạt đủ điều kiện vay vốn. Và số tiền phải trả hàng tháng thì cũng ít hơn. Tuy nhiên, với cách này thì đồng nghĩa với thời gian thanh toán các khoản nợ của khách hàng sẽ bị lâu hơn, ảnh hưởng nhiều đến sự áp lực và tâm lý vay nợ.
5.3 Tăng các khoản thu nhập
Bằng cách tăng các khoản thu nhập cao hơn, sự chênh lệch về tổng thu nhập và tổng số nợ cần phải thanh toán của bạn cũng được giãn cách, từ đó sẽ giảm tỷ lệ DTI. Khách hàng có thể tham khảo nhiều hơn các phương án “hợp thức hoá” các khoản thu nhập từ bên ngoài của mình, và chứng minh chúng hoàn toàn hợp lý để cải thiện chỉ số DTI. Mặc dù vậy với cách này thông thường thì sẽ mất rất nhiều thời gian và khá là khó để thực hiện hơn so với hai cách phía trên mà 3Gang đã chia sẻ.
6. Một số những thắc mắc về chỉ số DTI?
6.1 Ngân hàng nào, các tổ chức tài chính nào đang sử dụng chỉ số DTI khi xét duyệt hồ sơ vay vốn?
Theo như quy chuẩn chung hiện nay, thì hầu hết các ngân hàng hay những tổ chức tài chính đều sử dụng chỉ số DTI vào trong quy trình xét duyệt hồ sơ vay vốn khách hàng. Bởi lẽ chỉ số DTI phản ánh được tổng quan nhất tình trạng nợ và khả năng có thể chi trả của các khách hàng. Thêm vào đó nữa, là DTI rất dễ dàng tính toán và không mất quá nhiều thời gian để có thể đưa ra được số liệu.
Một số các ngân hàng lớn như: Vietcombank, Sacombank, Standard Chartered, HSBC,…. hay DTI thậm chí còn được tính toán một cách rất gắt gao. Số liệu yêu cầu phải là tổng thu nhập thực thể hiện rõ ràng thông qua các giấy tờ chi tiết hoặc qua bảng lương, không tính từ những khoản thu nhập chênh lệch bên ngoài có.
Một số các tổ chức tài chính lớn, chuyên về lĩnh vực tín dụng cho vay như FE Credit, Home Credit, thì họ cũng yêu cầu tính số liệu DTI gắt gao không kém so với ngân hàng. Ngưỡng DTI an toàn ở mức thấp, thì đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ gặp các khó khăn khi đề nghị xét duyệt khoản vay.
6.2 Vay tiền qua online qua App, website cho vay có sử dụng DTI không?
Hình thức vay tiền online qua những app hay website đều có hình thức xét duyệt riêng. Hầu hết mọi thủ tục vay rất là đơn giản nhưng mức lãi suất cao và nắm giữ nhiều các thông tin cá nhân của các khách hàng. Có thể nói rằng, đa số những app, các website không quan tâm đến mọi khoản nợ của bạn. Điều mà họ chú trọng là bạn vay tiền. Chính vì vậy, DTI chắc chắn sẽ không được sử dụng với những hình thức này.
Tuy nhiên, khi vay tiền online tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn. Một số các website chưa có sự minh bạch và họ sẵn sàng làm phiền người vay với rất nhiều hình thức quấy rối khi khách hàng để các khoản vay trễ hạn. Bạn nên cân nhắc thật chu đáo khi sử dụng hình thức vay tiền này.
7. Những câu hỏi thường gặp về chỉ số DTI?
- Tỷ lệ nợ trên thu nhập là gì?
Tỷ lệ Nợ trên Thu nhập viết tắt là DTI, đó là tỷ lệ đo lường mức thu nhập của một người hoặc của một doanh nghiệp dành cho việc thanh toán nợ.
- Tỷ lệ DTI được tính toán như thế nào?
DTI được tính toán bằng cách: chia tổng số tiền trả nợ hàng tháng cho tổng mức thu nhập hàng tháng.
- Tỷ lệ DTI tốt khoảng bao nhiêu phần trăm?
Nhìn chung thì tỷ lệ nợ trên thu nhập tốt sẽ là dưới 40%. Tỷ lệ DTI khi từ 40% trở xuống cho thấy công ty đó có thể quản lý hiệu quả những nghĩa vụ nợ của mình và khi có tình hình tài chính khỏe mạnh.
- Tỷ lệ nợ trên thu nhập tối đa mà các tổ chức tài chính cho vay là bao nhiêu?
Tỷ lệ nợ trên tổng mức thu nhập tối đa khi vay thường sẽ chỉ dưới 43%. Có nghĩa là, tổng số tiền thanh toán nợ của bạn, điều này bao gồm cả thanh toán thế chấp và không được vượt quá 43% tổng thu nhập hàng tháng của bạn.
- Làm cách nào để có thể cải thiện tỷ lệ DTI?
Như đã chia sẻ ở phần trên, để cải thiện được tỷ lệ Nợ trên Thu nhập – DTI, thì bạn cần tập trung vào việc giảm các khoản nợ. Bạn có thể giảm các chi phí, thanh toán cho những khoản nợ hoặc hợp nhất với những khoản vay thành một khoản vay với lãi suất thấp hơn.
8. Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết của 3Gang bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi: ‘DTI là gì” như cách tính cũng như những điều, thông tin liên quan đến DTI – Tỷ lệ nợ trên thu nhập. Hiểu rõ về chỉ số DTI, khách hàng sẽ có sự cân nhắc hợp lý cho các kế hoạch tài chính của mình. Từ đó sẽ điều chỉnh những khoản thu nhập, các khoản dư nợ hợp lý trước khi có ý định làm hồ sơ xét duyệt vay vốn từ các ngân hàng hay các tổ chức tài chính.