Fintech là gì? Fintech có an toàn không

Đối với nhiều người Fintech là một thuật ngữ khá xa lạ, nhưng trên thực tế thuật ngữ này đã xuất hiện khá lâu từ những năm 1850. Tuy nhiên, chỉ đến khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển, thuật ngữ này mới thực sự được công chúng quan tâm. Để có nhìn tổng quan hơn về Fintech, hiểu được Fintech là gì, các bạn hãy cùng 3Gang tìm hiểu trong nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.

Fintech là gì?

Fintech là từ viết tắt của cụm từ Financial Technology, tức là công nghệ tài chính. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, Fintech chính là sự kết hợp giữa Finance (tài chính) và Technology (công nghệ) và nó không bắt nguồn từ những hệ thống tiền tệ hiện có, mà nó đánh dấu sự xâm lấn của công nghệ thông tin vào những hệ thống tiền tệ đó.

Hiểu một cách đơn giản, Fintech là việc áp dụng những sáng tạo của khoa học, công nghệ hiện đại vào lĩnh vực tài chính. Sự kết hợp này đã cho ra đời của những phần mềm và những ứng dụng trực tuyến phục vụ các hoạt động tài chính, ngân hàng và tiền tệ. 

>> Xem thêm: https://3gang.vn/von-it-thi-bat-dau-lap-ke-hoach-dau-tu-nhu-the-nao/

Ban đầu, Fintech chỉ được sử dụng trong công nghệ lưu trữ dữ liệu của các tổ chức tài chính thương mại. Sau đó, từ cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thuật ngữ này đã được mở rộng và bao gồm tất cả những đổi mới công nghệ trong lĩnh vực tài chính, ví dụ như: dịch vụ ngân hàng di động, ví điện tử, cho vay ngang hàng, đầu tư trực tuyến, tiền mã hóa Bitcoin,…

Fintech chỉ được sử dụng trong công nghệ lưu trữ dữ liệu của các tổ chức tài chính thương mại
Fintech chỉ được sử dụng trong công nghệ lưu trữ dữ liệu của các tổ chức tài chính thương mại

Tổng quan về Fintech

1. Cá nhân, tổ chức nào sẽ quản lý Fintech?

Fintech hiện đang hoạt động cho tất cả các công ty có sử dụng Internet, phần mềm mã nguồn mở, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây hoặc tiền mã hóa với vai trò là giúp giao dịch được thực hiện đơn giản, thuận tiện, đồng thời cải thiện tính hiệu quả của các hoạt động đầu tư, ngân hàng.

2. Các đối tượng chính trong Fintech

Thị trường Fintech tồn tại dựa trên mối quan hệ của 3 bên, đó là công ty Fintech, định chế tài chính (đầu tư, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính,…)  và khách hàng cá nhân. Cả 3 đối tượng này sẽ giữ mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau:

2.1. Công ty Fintech

Công ty Fintech là những công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và họ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của những công ty này sẽ là các định chế tài chính hoặc người sử dụng cuối cùng.

2.2. Định chế tài chính

Định chế tài chính là những tổ chức nắm giữ vai trò quan trọng trong ngành tài chính, bao gồm các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty chứng khoán…

Các đối tượng trong Fintech tác động qua lại lẫn nhau
Các đối tượng trong Fintech tác động qua lại lẫn nhau

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài chính, các định chế này ngày càng hợp tác sâu rộng với các công ty Fintech. Đồng thời đẩy mạnh việc đầu cho các hoạt động nghiên cứu nội bộ nhằm chủ động nắm giữ các công nghệ mới và chiếm lĩnh thị trường.

2.3. Khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân là những đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính nói chung. Với những ứng dụng công nghệ mới thì khách hàng chính là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh giữa các công ty và giữa các định chế tài chính.

>> Xem thêm: https://3gang.vn/it-tien-dau-tu-gi-sinh-loi-ben-vung-cuoi-nam-2023/

Các sản phẩm nổi bật của Fintech

Hệ sinh thái Fintech là môi trường phát triển của Fintech trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình là:

1. Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử là việc thực hiện các thao tác chuyển tiền, nạp và rút tiền…. trên nền tảng online với các hình thức như:

  • Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 
  • Thanh toán bằng ví điện tử (VNPay, ZaloPay..)
  • Thanh toán bằng điện thoại thông minh (QR Code, Mobile Banking,…)
  • Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử 

2. E-Banking

E-Banking là bộ công cụ quản lý tài chính thông minh với các giao dịch 24/7 trên nền tảng ứng dụng di động, bao gồm: Internet-banking, Mobile-banking, SMS-banking…. Đây được xem là minh chứng điển hình nhất cho việc hợp tác giữa ngân hàng truyền thống với Fintech và hiện nay, tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đều có E-Banking.

Để có thể sử dụng được các sản phẩm số này, khách hàng vẫn cần đến ngân hàng để hoàn tất các thủ tục đăng ký tài khoản và nhận thẻ ATM. Sau khi có tài khoản để sử dụng những sản phẩm này, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra số dư tài khoản, lịch sử giao dịch, chuyển tiền, thanh toán, gửi tiết kiệm, đầu tư, bảo hiểm,…

3. Cho vay ngang hàng (P2P lending)

Hình thức cho vay ngang hàng
Hình thức cho vay ngang hàng

Cho vay ngang hàng là hình thức cho vay kết nối giữa người có nhu cầu vay với người cho vay trên một nền tảng chung, có thể là website hoặc ứng dụng. Khi lựa chọn hình thức cho vay ngang hàng, người dùng sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời như:

  • Lợi nhuận hấp dẫn: So với đầu tư truyền thống thì cho vay ngang hàng mang lại lãi suất cao hơn rất nhiều. Mức lãi suất có thể dao động từ 15 – 20%/ năm.
  • Quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng: Nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại với các tính năng hữu ích mà thời gian duyệt hồ sơ, thủ tục đầu tư và vay vốn đã được rút ngắn đi rất nhiều. Khi đăng ký hồ sơ, cả người cho vay và người đi vay đều có thể thực hiện online trong 1 – 3 phút.
  • Dễ dàng tham gia đầu tư với số vốn nhỏ: Chỉ với một số vốn nhỏ, có thể là 1 triệu đồng, bạn đã có thể tham gia đầu tư qua mô hình P2P lending một cách đơn giản, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả. Từ số vốn nhỏ nay, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tái đầu tư để nhận khoản lãi kép, giúp tăng hiệu quả của quá trình đầu tư.

Trong những năm trở lại đây, cho vay ngang hàng được xem là mảng mạnh nhất của Fintech Việt Nam. Nó không chỉ giúp các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn khoản cho vay với mức lãi suất hấp dẫn, mà nó còn là giải pháp cấp vốn tức thời cho những cá nhân, doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính.

4. Công nghệ bảo hiểm

Công nghệ bảo hiểm chính là việc phân phối dịch vụ bảo hiểm thông qua kênh Online như ứng dụng bảo hiểm số, website,…. Công nghệ này không chỉ giúp doanh nghiệp bảo hiểm tiết kiệm chi phí quản lý khách hàng mà còn giúp khách hàng chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các sản phẩm bảo hiểm cũng như theo dõi tình hình hợp đồng.

5. Ứng dụng đầu tư chứng khoán

Với ứng dụng đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện mọi thao tác trên điện thoại di động mà không cần trực tiếp đến các sàn giao dịch chứng khoán như trước đây.

Hiện nay, các công ty chứng khoán đã triển khai nhiều ứng dụng đầu tư chứng khoán nhằm đơn giản hóa mọi quy trình cho nhà đầu tư. Các ứng dụng này không chỉ hỗ trợ việc thực hiện các giao dịch, theo dõi thị trường mà còn tích hợp các công cụ phân tích để nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet, nhà đầu tư có thể nắm bắt tất cả các thông tin về tình hình thị trường, hoạt động kinh doanh của các đơn vị có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán ở mọi lúc, mọi nơi.

>> Gợi ý: https://3gang.vn/tiet-kiem-gui-gop/

6. Ứng dụng quản lý ngân sách

Ứng dụng quản lý ngân sách thu nhâp - chi tiêu
Ứng dụng quản lý ngân sách thu nhâp – chi tiêu

Nhờ sự phát triển của ngành Fintech, việc quản lý tài chính cá nhân đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều thông qua việc sử dụng các ứng dụng quản lý ngân sách. Những ứng dụng này không chỉ giúp người dùng dễ dàng theo dõi các khoản thu nhập, chi tiêu, hoá đơn hàng ngày, nó còn hỗ trợ người dùng lập các kế hoạch chi tiêu cụ thể theo tuần, tháng hoặc năm.

Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể làm chủ tài chính cá nhân thông qua các ghi chép, số liệu về mức lương hàng tháng nhận được, các khoản chi tiêu trong ngày, có khoản nào vượt quá mức ngân sách cho phép không,….Thông qua những thông tin này, bạn có thể xây dựng những kế hoạch phân bổ tài chính hợp lý hơn.

7. Mua trước – Trả sau

Mua trước – Trả sau là hình thức thanh toán trực tuyến, cho phép người dùng mua sắm hàng hóa mà không phải thanh toán toàn bộ chi phí trong một lần. Người dùng có thể chia nhỏ số tiền phải trả, sau đó thanh toán thành từng đợt mà không phải chịu bất kỳ khoản phí phát sinh nào nếu trả đúng hạn.

Điểm nổi bật của hình thức này chính là thủ tục đăng ký đơn giản, dễ thao tác với danh mục các sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của người dùng. Đây được xem là một giải pháp cân đối chi tiêu thông minh tương tự như các ứng dụng quản lý ngân sách.

8. Tiền điện tử

Tiền điện tử là loại tiền mã hóa phi tập trung và không chịu sự quản lý bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Nó được lưu trữ và giao dịch thông qua các phần mềm, ứng dụng di động hoặc ví điện tử chuyên dụng. Mọi giao dịch với tiền điện tử đều được thực hiện trên thiết bị điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ tiền điện tử vẫn chưa được cấp phép giao dịch và chưa được Pháp luật Việt Nam bảo vệ. Tuy nhiên trên thế giới, tiền điện tử đang là đồng tiền đóng vai trò quan trọng. Nó giống như một phương tiện trao đổi, một đơn vị đo lường và có thể lưu trữ giá trị.

Tuy có rất ít giá trị nội tại nhưng nhờ tính bảo mật gần như tuyệt đối và sự tiện lợi, nhanh chóng mà tiền điện tử được xem là là ứng dụng Fintech sáng giá trong việc xác định giá trị cho các loại tài sản khác.

9. Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)

Công nghệ Blockchain bảo mật thông tin thông qua các chuỗi đã được mã hóa
Công nghệ Blockchain bảo mật thông tin thông qua các chuỗi đã được mã hóa

Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, Satoshi Nakamoto – cha đẻ của đồng tiền điện tử đầu tiên (Bitcoin) đã phát minh ra một giao thức hệ thống tiền điện tử ngang hàng. Sau này, giao thức đó đã trở thành nền tảng để phát triển nên công nghệ chuỗi khối ngày nay.

Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đóng vai trò như một “cuốn sổ cái” dùng để ghi chép lại toàn bộ các giao dịch đã diễn ra với tiền điện tử. Cuốn sổ này không có cơ sở dữ liệu trung tâm nhưng được vận hành thông qua hệ thống mạng máy tính của người dùng trên toàn thế giới.

Công nghệ này bảo mật thông tin thông qua các chuỗi đã được mã hóa, cho phép người này gửi tiền cho người kia một cách an toàn mà không cần phải thông qua các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hoặc ngân hàng. Một số báo cáo còn cho rằng, Blockchain có thể thay thế các công nghệ cũ của ngân hàng vì nó tạo ra một cơ sở dữ liệu bảo mật và đáng tin cậy hơn rất nhiều.

Đặc điểm của Fintech

Fintech chính là sự kết hợp của công nghệ vào tài chính và nó có những đặc điểm cụ thể như sau:

  • Cung cấp các dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại

Fintech hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, giúp nhận diện, phân tích và thiết lập các dịch vụ tài chính cá nhân. Nó không chỉ làm đơn giản hóa các trải nghiệm tài chính hiện đại mà còn làm thay đổi thói quen của người dùng, đó là chuyển từ truyền thống sang online. 

Ví dụ như trước đây, nếu muốn chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, khách hàng phải ra quầy giao dịch ngân hàng. Còn giờ đây, khách hàng chỉ cần thực hiện thao tác chuyển tiền trên điện thoại di động và điều này có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

  • Làm thay đổi nguồn nhân lực tài chính trong trong tương lai

Fintech có tác động lớn đến nguồn nhân lực tài chính trong tương lai bởi giờ đây, một nhân viên không chỉ cần giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải sử dụng thành thạo các công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ tài chính giờ đây có thể thực hiện online và điều này đã kéo theo việc cắt giảm đáng kể số lượng nhân sự.

Lợi ích của Fintech trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin

Fintech là một trong những thành quả dẫn đầu của cuộc cách mạng công nghệ
Fintech là một trong những thành quả dẫn đầu của cuộc cách mạng công nghệ

Có thể khẳng định rằng, Fintech là một trong những thành quả dẫn đầu của cuộc cách mạng công nghệ. Nhờ những đổi mới, phát minh về công nghệ, Fintech đã giúp giúp các tổ chức tài chính đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ tiết kiệm chi phí hơn, không giới hạn về mặt không gian và thời gian, từ đó làm tăng được sự hài lòng của khách hàng.

1. Trong lĩnh vực tài chính

Nhờ ứng dụng công nghệ Fintech, khách hàng có thể vay tiền trên các ứng dụng như Click Money, Doctor Đồng, One Cash 24, Money Cat, Senmo…mà không cần gặp mặt người cho vay. Quy trình từ lúc chuẩn bị hồ sơ đến lúc giải ngân đều được thực hiện hoàn toàn online.

Khách hàng muốn vay chỉ cần nộp hồ sơ trực tuyến qua website hoặc ứng dụng, tổ chức cho vay sẽ dựa trên các thông tin mà khách cung cấp để xét duyệt khoản vay. Sau khi được phê duyệt khoản vay, số tiền vay sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng mà khách hàng đã cung cấp.

Khi đến thời hạn trả nợ, việc trả nợ cũng được thực hiện hoàn toàn online. Điều này sẽ giúp người đi vay tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí đi lại.

2. Trong lĩnh vực ngân hàng

Công nghệ Fintech là cánh tay nối dài của ngân hàng
Công nghệ Fintech là cánh tay nối dài của ngân hàng

Những ứng dụng Mobile banking chính là các ví dụ điển hình nhất về Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là ứng dụng do ngân hàng quản lý liên kết với công ty Fintech để triển khai. Khi sử dụng ứng dụng này, khách hàng có thể tự mình quản lý tài khoản cá nhân và thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua bảo hiểm,…một cách nhanh chóng mà không phải đến trực tiếp các phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng để làm thủ tục.

Có thể khẳng định rằng, công nghệ Fintech chính là cánh tay nối dài của ngân hàng, giúp ngân hàng dễ dàng kết nối với khách hàng trên khắp cả nước cũng như toàn thế giới.

3. Trong đầu tư chứng khoán

Trong những năm trở lại đây, thay vì phải mở nhiều sàn giao dịch trực tiếp thì các công ty môi giới đã có thể chuyển sang hình thức giao dịch trực tuyến. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ không cần đến trực tiếp sàn giao dịch mà vẫn có thể đặt lệnh mua hoặc bán với cổ phiếu đang niêm yết trên sàn. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể chủ động hơn về mặt thời gian mua và bán của mình, đồng thời cập nhật liên tục các thông tin cổ phiếu hàng ngày.

Fintech có an toàn hay không?

Nhìn chung, Fintech có tính an toàn cao nhờ sử dụng hệ thống bảo mật bằng mật khẩu và sinh trắc học. Theo thống kê của Forbes, có đến 68% người dân tin tưởng sử dụng các ứng dụng tài chính được phát triển bởi các công ty Fintech. Tuy nhiên, cái gì cũng sẽ có hai mặt là lợi và hại và Fintech cũng không là trường hợp ngoại lệ. Hiện nay, Fintech vẫn tồn tại những mặt tiêu cực nhất định, đó là:

  • Mặc dù có rất ít rủi ro trong quá trình thanh toán nhưng việc cho vay vốn cộng đồng, vay vốn cá nhân,… vẫn tồn tại rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Bởi lẽ Fintech hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, hơn nữa, các khoản vay vẫn chưa có bảo hiểm tiền gửi, đồng thời còn thiếu sự minh bạch.
  • Ngoài rủi ro khiến cho nhà đầu tư mất tiền thì người đi vay của Fintech cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro về vấn đề lãi suất cũng như chi phí không được minh bạch.
  • Tội phạm công nghệ có thể mạo danh nhân viên của công ty Fintech cung cấp ứng dụng ví điện tử, yêu cầu chủ ví soạn tin nhắn theo cú pháp có sẵn rồi gửi đến một số điện thoại với lý do xác minh tài khoản. Sau khi chủ ví gửi tin nhắn, mọi cuộc gọi đến thuê bao của chủ ví đều được chuyển tiếp đến số điện thoại mà đối tượng lừa đảo cung cấp. Từ đó, những đối tượng có thể chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, ví điện tử của khách hàng sở hữu.

Để ngăn chặn những hành vi này, Ngân hàng Nhà nước hiện đang gấp rút hoàn thiện cơ chế thử nghiệm đối với Fintech. Bao gồm việc kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động cho vay ngang hàng, giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), hỗ trợ định danh khách hàng, Blockchain…trong đó chú trọng vào xây dựng hệ thống công nghệ nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người dùng. 

Ngoài ra, có một số công ty Fintech còn thực hiện những hình thức lừa đảo khác như:

  • Rao bán các khóa học nâng cao kiến thức với học phí cao ngất ngưỡng mà không có giá trị thật.
  • Cung cấp các thiết bị thông minh, robot có chất lượng kém nhằm lừa tiền khách hàng.
  • Kêu gọi, chào mời thành viên thêm các mới để được nhận phí thưởng giống như đa cấp.
  • Đề ra các dự án ma với lợi nhuận lớn để dẫn dụ khách hàng nhẹ dạ và thiếu kiến thức. Nếu thấy dấu hiệu này, khách hàng tuyệt đối không nên giao dịch để tránh tổn thất. Bởi vì chẳng có một công ty uy tín nào lại đưa ra các lời chào mời, kêu gọi, bịa đặt nhiều lợi ích trên trời như vậy.
Fintech có tính an toàn cao nhờ sử dụng hệ thống bảo mật bằng mật khẩu và sinh trắc học
Fintech có tính an toàn cao nhờ sử dụng hệ thống bảo mật bằng mật khẩu và sinh trắc học

Một số ví dụ điển hình về sản phẩm nổi bật của Fintech trên thế giới

Hầu hết các sản phẩm thuộc lĩnh vực tài chính đều ứng dụng Fintech để mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích và trải nghiệm mới. Dưới đây là một số ví dụ điển hình cho các sản phẩm này

1. Bitcoin

Bitcoin là loại tiền mã hóa được nghiên cứu bởi Satoshi Nakamoto, sau đó được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở vào năm 2009. Dưới sự hỗ trợ của các thiết bị có kết nối internet, việc trao đổi Bitcoin sẽ được diễn ra trực tiếp mà không cần phải thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào. Ví dụ như một khách hàng đang sống tại Mỹ có thể chuyển tiền Bitcoin cho đối tác ở Việt Nam ngay trên chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet mà không phải qua các ngân hàng hay tổ chức trung gian.

Không giống với các loại tiền tệ điển hình, Bitcoin không có ngân hàng trung ương quản lý và nó hoạt động theo phương thức ngang hàng trên mạng internet. Hiện nay, có nhiều sàn giao dịch Bitcoin được thành lập ra để các nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện việc trao đổi, mua bán Bitcoin.

2. Các loại ví điện tử

Ví điện tử là một tài khoản điện tử đóng vai trò là một phương tiện thanh toán trực tuyến, đồng thời hỗ trợ khách hàng lưu trữ các thông tin cá nhân, giao dịch mua bán hàng hóa thông qua mạng internet. Trong những năm trở lại đây, số lượng người dùng ví điện tử đã tăng mạnh. Một số loại ví điện tử được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới có thể kể đến là: PayPal, Google Wallet, Alipay, …

3. Lending Club

Lending Club là một nền tảng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ cho vay ngang cấp
Lending Club là một nền tảng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ cho vay ngang cấp

Lending Club là một nền tảng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ cho vay ngang cấp có ứng dụng công nghệ hiện đại tại Mỹ. Theo đó, ứng dụng này kết nối trực tiếp những người có nguồn tiền nhàn rỗi để cho vay với những người đang có nhu cầu về vốn để giải quyết các vấn đề tài chính mà không cần phải thông qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính trung gian.

3. Kickstarter

Kickstarter là một trang web gọi vốn và nó chính thức có mặt lần đầu tiên vào năm 2009 tại New York. Nó cho phép các nhà nghiên cứu, sáng tạo đưa dự án của mình ra cộng đồng để huy động vốn từ các nhà tài trợ. Quy trình huy động vốn đều được thực hiện online thông qua mạng internet. Cho đến nay, Kickstarter vẫn là trang gọi vốn lớn nhất, giúp nhiều nhà khởi nghiệp có thể kết nối thành công với các nhà tài trợ vốn.

4. TransferWise

TransferWise là dịch vụ chuyển tiền ngang cấp được phát triển bởi Kristo Käärmann và Taavet Hinrikus. Ban đầu, TransferWise được ứng dụng với mục đích là chuyển tiền ra nước ngoài từ London với mức phí hợp lý.  Sau đó, ứng dụng này đã được phát triển ra nhiều nước và dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

5. Robinhood  

Robinhood là một ứng dụng hỗ trợ giao dịch chứng khoán. Nó là một sàn môi giới chứng khoán được ưa chuộng tại Mỹ, giúp các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua, bán cổ phiếu Mỹ trên nền tảng website hoặc trên ứng dụng di động được tải về điện thoại.

Một số ứng dụng Fintech điển hình tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Fintech đã và đang phát triển rất mạnh mẽ và nhận được khách hàng đón nhận nhiệt tình của khách hàng. Chúng ta có thể kể đến một số ứng dụng điển hình của công nghệ Fintech là:

1. Momo 

Momo nằm trong top 100 công ty Fintech của toàn thế giới
Momo nằm trong top 100 công ty Fintech của toàn thế giới

Momo là một trong những công ty Fintech tiên phong và hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Công ty nằm trong top 100 công ty Fintech của toàn thế giới. Ứng dụng Momo cho phép người dùng thực hiện các thao tác thanh toán trực tuyến, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, mua sắm, … nhanh chóng, dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi.

2. VNPAY

VNPAY là ví dụ điển hình cho một hệ sinh thái Fintech rộng lớn với các sản phẩm đa dạng. Với định hướng trở thành “Ví của gia đình”, VNPAY được trang bị nhiều tính năng độc đáo, cho phép khách hàng từ Ví chính của mình mở thêm các Ví thành viên mà không cần liên kết ngân hàng hoặc thực hiện việc định danh.

Hiện nay, VNPAY đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Fintech, liên kết thành công hơn 200.000 điểm bán hàng và thu hút hàng chục triệu khách hàng sử dụng.

3. ZaloPay

ZaloPay là một ứng dụng Fintech dạng ví điện tử. Bằng cách hiển thị trực tiếp trên ứng dụng Zalo, ví ZaloPay cho phép người dùng sử dụng chính tài khoản Zalo của mình để thực hiện các thanh toán hóa đơn điện nước, vé xem phim, chuyển tiền… 

Năm 2019, ZaloPay đã được vinh danh là “Ví điện tử tiêu biểu Việt Nam” với hàng triệu khách hàng tiềm năng.

4. 3Gang

3Gang là ứng dụng tích lũy và đầu tư có hiệu quả được nhiều người lựa chọn hiện nay. Với 3Gang, khách hàng có thể đầu tư, tích lũy chỉ từ số vốn nhỏ.

3Gang là ứng dụng tích lũy và đầu tư có hiệu quả
3Gang là ứng dụng tích lũy và đầu tư có hiệu quả

3Gang hiện đang cung cấp 3 gói tích lũy với lãi suất cực kỳ hấp dẫn cho khách hàng, đó là:

  • Gói tích lũy có kỳ hạn nhận lãi cuối kỳ
Kỳ hạn Lợi tức (%/năm)

 

1 tháng 8%
3 tháng 9%
4 tháng 9.5%
5 tháng 9,9 %/
6 tháng 10 %
12 tháng 11 %
  • Gói tích lũy có kỳ hạn nhận lãi hàng tháng
Kỳ hạn Lợi tức (%/năm)

 

6 tháng 9.5%
12 tháng 10.5%
  • Gói tích lũy không kỳ hạn

– Khách hàng được hưởng mức lợi nhuận hấp dẫn nhất trên thị trường hiện nay, lên đến 6,5%/năm.

– Nạp hoặc rút một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi mà vẫn nhận lãi tới 6,5%/năm.

– Hưởng lãi suất kép: Lãi được trả theo ngày và sau khi nhận lãi về, số lãi này sẽ được cộng dồn vào số tiền gốc để tái tiết kiệm và hưởng lợi nhuận có giá trị cao hơn.

Với những thông tin mà 3Gang vừa chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc chắc hẳn đã hiểu được Fintech là gì cũng như các vấn đề quan trọng khác có liên quan đến Fintech. Có thể nói rằng, Fintech có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực tài chính hiện nay và nó được xem là khá an toàn. Và nếu bạn muốn đầu tư vào Fintech, bạn có thể lựa chọn 3Gang để gửi tiết kiệm và nhận lãi suất kép. Điều này sẽ giúp bạn gia tăng số tiền nhàn rỗi của mình một cách nhanh chóng, an toàn.

Zalo Chat