Các broker là một trong những mắt xích đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch hợp tác và đầu tư. Họ đã và đang chứng minh rằng đây là một nghề chỉ dành cho những người xuất sắc nhất trong mọi mặt. Vậy, nghề broker là gì? và cần những yếu tố nào để khiến bạn trở thành một broker giỏi? Cùng 3Gang tìm hiểu đầy đủ về broker, cũng như các vị trí việc làm và cách rèn luyện để trở nên xuất sắc hơn trong vị trí công việc này.
1. Broker là gì?
Broker thường được hiểu với nghĩa là người môi giới, phụ trách thay mặt người bán hoặc người mua để trao đổi các dịch vụ, sản phẩm hàng hóa hoặc tài sản khác nhau. Broker cũng có thể tiến hành sắp xếp các giao dịch thu mua giữa người bán và người mua. Sau khi các bên hoàn tất các thỏa thuận về giao dịch, broker sẽ nhận được một khoản hoa hồng tương xứng với công sức của họ. Tiền hoa hồng thường được tính theo phần trăm giá trị của sản phẩm. Điều này có nghĩa rằng nếu sản phẩm, hàng hóa được giao dịch với giá càng cao thì số tiền hoa hồng mà các broker nhận được càng lớn. Trong trường hợp các broker đóng vai trò là người bán hoặc người mua, họ sẽ trở thành một trong những bên chính trong giao dịch đó. Trên thực tế, khi nói đến một broker có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức, công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và môi giới.
Nếu như bạn có đủ kiến thức chuyên môn về tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản,…và có khả năng giao tiếp tốt, ngoại hình ưa nhìn, có thể tư vấn cũng như đưa ra các lời khuyên hiệu quả. Thì lựa chọn trở thành một broker chắc chắn sẽ là một lựa chọn phù hợp.
Mặc dù broker có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau nhưng khi nhắc đến công việc này, đa số mọi người đều nghĩ đến nhà môi giới bất động sản, chứng khoán.
2. Hai mặt của nghề broker?
2.1 Bạn sẽ nhận được gì khi làm Broker?
Nguồn thu nhập không giới hạn.
Mức lương không giới hạn là điều hoàn toàn chính xác, vì ngoài mức lương cơ bản thì thu nhập chính của nhiều nhân viên môi giới đến từ các khoản tiền hoa hồng nếu chốt giao dịch thành công. Một số các giao dịch như giao dịch bất động sản,… thường có giá trị cao, các nhân viên môi giới được nhận tiền hoa hồng dựa trên giá trị hàng hóa. Do đó tiền hoa hồng mà nhân viên môi giới có thể được nhận rất hấp dẫn. Nếu một nhà môi giới giỏi sẽ không có giới hạn khả năng bán hàng, do đó nguồn thu nhập của họ không bị giới hạn bởi những con số cụ thể.
Thời gian làm việc không gò bó.
Các nhân viên môi giới sẽ không cần ngồi làm việc đúng tám tiếng mỗi ngày trong văn phòng, mà có thể làm việc ở nhà hay di chuyển tới các địa điểm khác nhau. Nơi làm việc của nhân viên môi giới có thể là các quán cafe, nhà hàng,..(gặp gỡ với khách hàng), các khu chung cư, khu đô thị (đưa khách hàng đi tham quan hoặc đi khảo sát về thị trường bất động sản,…).
Nâng cao và hoàn thiện các kỹ năng mềm.
Sở dĩ tính chất công việc của một broker là làm việc trực tiếp giữa con người với con người, nên kỹ năng mềm của bạn có thể hoàn thiện hơn là điều vô cùng cần thiết. Thật khó để có một cuộc giao dịch thành công nếu như các nhân viên môi giới không có tự tin và khả năng để thuyết trình về dự án và thuyết phục các khách hàng…Nghề môi giới ở mọi ngành nghề sẽ tôi luyện bạn trở thành một người có kỹ năng mềm cao, khả năng thuyết phục người khác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng vượt qua khủng hoảng, kỹ năng làm việc nhóm,…
Mở rộng các mối quan hệ.
Các broker với công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều khách hàng đến từ các lĩnh vực khác nhau. Điều này có thể giúp bạn mở rộng thêm được các mối quan hệ xung quanh mình. Nếu bạn biết cách xây dựng tốt các các mối quan hệ đó, sẽ mang lại cho bạn một nguồn khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên ngành nghề này cũng cần bạn phải có sẵn một lượng khách hàng riêng. Để đạt được mức thu nhập đáng mơ ước trong ngành thì bạn phải có những mối quan hệ đủ rộng.
2.2 Những khó khăn mà các broker trẻ hay gặp phải
- Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng:
Đây hẳn là vấn về khó khăn nhất đối với những người làm nghề môi giới. Quá trình tìm các khách hàng tiềm năng cho các ngành hàng có sản phẩm chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng đối với các ngành hàng có sản phẩm trị giá cao như: ô tô, bất động sản,.. rất khó. Vậy làm thế nào để tìm ra các khách hàng tiềm năng trong một đám đông, đó việc mà các nhân viên, chuyên viên broker phải rất nỗ lực để tìm kiếm.
- Xây dựng mối quan hệ xung quanh:
Ở Việt Nam nói riêng, việc mua bán một sản phẩm có giá trị cao thường dựa trên các mối quan hệ tin tưởng, quen biết. Đối một người trẻ mới ra trường thì việc xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng rãi là một khó khăn, thách thức lớn.
- Áp lực công việc, doanh số:
Làm nghề broker bất kể cho ngành hàng nào bạn cần phải quen với lịch trình làm việc vào ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ. Vào thời điểm mà các khách hàng đang nghỉ ngơi thì bạn phải làm việc, bởi vì lúc đó khách hàng mới có thời gian và bạn mới có cơ hội gặp họ.
Có một đặc thù của ngành này là các khách hàng rất ít khi chủ động tìm đến nhân viên môi giới, do đó bạn phải là người chủ động tiếp cận, gặp gỡ và trao đổi với khách hàng. Vì vậy, khi có được một cuộc hẹn với khách hàng, cho dù gặp những trở ngại như đường xá xa xôi,.. thì bạn cũng nên cố gắng đi để gặp gỡ và trao đổi với các khách hàng.
- Đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ:
Đối với các nhân viên là nghề broker, bạn hãy chuẩn bị một tinh thần thép để đối mặt với những tình huống có thể phát sinh như: mọi thỏa thuận đàm phán đã xong xuôi nhưng lại bị hủy giao dịch vào phút chót hoặc khách hàng hẹn bạn nhưng khi đến nơi họ lại có công việc đột xuất…
Đặc biệt với nhân viên môi giới là nữ, bạn có thể gặp nguy hiểm khi làm việc với những vị khách không đứng đắn nghiêm túc, có ý đồ xấu.
3. Các vị trí việc làm phổ biến cho Broker
Đã từ lâu, hoạt động môi giới phổ biến trong rất nhiều ngành dịch vụ, công nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp giao dịch hiện nay, các broker thường đại diện cho phía người bán.
Ví dụ, các nhà môi giới bất động sản hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư hoặc đã được cấp phép hành nghề. Có thể tự quảng cáo về các dự án bất động sản, nhà đất, căn hộ để bán và tự chủ động tiếp cận các khách hàng tiềm năng theo nhiều kênh khác nhau. Họ cũng sẽ xác định giá trị thị trường, ý nghĩa,.. của tài sản nói chung và tư vấn cho khách hàng về ưu đãi và các chính sách cũng như các vấn đề liên quan khác về tài sản đang giao dịch.
Mặc dù hầu hết broker đại diện thay mặt cho người bán, tuy nhiên trong một số trường hợp họ lại đại diện cho người mua. Tuy nhiên, trong cùng một giao dịch họ sẽ không bao giờ có thể đại diện cho cả hai bên: người mua và người bán, bởi vì như vậy thì sẽ gây ra xung đột lợi ích giữa các bên.
Một số vị trí làm việc cho các nhân viên môi giới – Broker
Một số vị trí việc làm cho broker là:
- Nhà môi giới kinh doanh: Các broker kinh doanh còn được gọi là người môi giới hoặc là người trung gian chuyển nhượng kinh doanh.
- Môi giới chứng khoán: Khi nói đến broker, nhân viên môi giới là gì? có rất nhiều người thường nghĩ ngay về môi giới chứng khoán. Trong trường hợp làm nhân viên trong ngành này, bạn thường làm cho các agency cụ thể hoặc công ty môi giới cụ thể. Bạn sẽ là người trung gian đứng giữ các giao dịch mua và bán cổ phiếu hoặc là các tài sản chứng khoán khác. Cụ thể bạn sẽ là người đại diện cho cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng nhỏ lẻ để đầu tư, kiếm lợi nhuận trên các sàn chứng khoán.
- Môi giới đầu tư: Các broker đầu tư kết nối người mua và người bán để thực hiện mua bán các khoản đầu tư lại với nhau. Để thực hiện công việc này, ở hầu hết các quốc gia bạn cần phải có giấy phép, để đại diện cho người mua và người bán thực hiện các giao dịch trên.
- Môi giới thế chấp: Trong trường hợp này các broker thông thường là công ty đóng vai trò trung gian, thay mặt các cá nhân hoặc các doanh nghiệp môi giới các khoản vay thế chấp.
- Môi giới thông tin: Sản phẩm chủ yếu của ngành này là các dữ liệu, thông tin. Broker trong lĩnh vực thu thập dữ liệu, thông tin hoặc các môi giới thông tin. Nếu hoạt động trong mảng này, bạn có thể tiếp xúc với những người có nguồn dữ liệu về các nhân vật, cá nhân,… rồi giới thiệu để bán cho người có nhu cầu mua chúng. Những điều trên được thực hiện với điều kiện tuân thủ luật, các quy định của nhà nước và các quy định, sử dụng nhiều trong tiếp thị và quảng cáo.
4. Broker có mức lương như thế nào?
Công việc của một broker chủ yếu xoay quanh việc thay mặt, đại diện cho người mua hoặc người bán để ra các quyết định thực hiện các giao dịch kinh doanh, đầu tư một cách có lợi nhất. Mức lương của các nhà môi giới, broker không giống nhau, mức độ thu nhập sẽ chênh lệch vì nhiều yếu tố: Vai trò cụ thể của bạn, kinh nghiệm và các mối quan hệ của bạn, đối tượng khách hàng, quan trọng nhất vẫn là doanh số, hiệu quả đầu tư, kinh doanh cuối cùng.
Có một điểm chung thu nhập giữa các broker, mức lương cơ bản của broker thường không cao. Thông thường mức lương có thể chỉ dao động trong khoảng khoảng 3 – 6,7 triệu/tháng, nhưng tổng thu nhập thường không giới hạn tùy vào khả năng của mỗi người. Với mỗi hợp đồng mà bạn môi giới thành công, tùy vào đặc điểm ngành hàng mà bạn có thể có mức hoa hồng khác nhau (mức hoa hồng được tính theo phần trăm tổng giá trị hợp đồng) cũng như các khoản như quà cảm ơn, phí lót tay của đối tác, khách hàng. Trung bình, một broker nhận được trung bình dao động trên 20 triệu/tháng và có thể gấp 4 đến 5 lần đối với những broker có năng lực, các quan hệ chất lượng.
5. Để trở thành một Broker thành công bạn phải làm gì?
Có một thực tế là công việc của broker đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc và những kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực nhất định, cũng sẽ yêu cầu các chứng chỉ hành nghề đối với một số lĩnh vực do không có quy định bắt buộc về bằng cấp ở ngành nghề này. Tại Việt Nam các broker có trình độ, chất lượng không đồng đều. Có những nhà môi giới tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên trong khi cũng có một số người làm môi giới bảo hiểm, bất động sản,… chỉ có bằng THPT.
Để có thể đồng hành lâu dài với nghề, và sớm gặt hái được nhiều thành công, thăng tiến vượt bậc trong nghề broker, bạn nên theo học các chương trình đào tạo, khóa học kỹ năng chuyên nghiệp để có bằng cấp. Tốt hơn hết là bạn có thể học tập tại các từ cao đẳng, đại học. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập trung vào việc phát triển các kỹ năng, như:
- Hiểu rõ về các dịch vụ, sản phẩm mà bạn đang môi giới.
- Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xuất sắc như nói và viết, thuyết phục, tư vấn và chăm sóc khách hàng.
- Có mạng quan hệ rộng, hữu ích, khéo léo trong tương tác, xây dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy với khách hàng.
- Nhạy bén trong vấn đề xác định xu hướng của thị trường, có tầm nhìn dài hạn.
- Thành thạo, giỏi sử dụng các công cụ xử lý số liệu, phân tích đảm bảo tính chính xác để có tiền đề đưa ra các quyết định, tư vấn đúng đắn với khách hàng.
- Luôn có thức trách nhiệm và tự tin.
- Nhiệt tình, quản lý thời gian tốt và chịu được áp lực công việc.
Qua những thông tin 3Gang chia sẻ trên, hi vọng bạn hiểu hơn broker là gì? cũng như các cơ hội việc làm, triển vọng mức lương và các khó khăn của ngành nghề này? Sự chăm chỉ, nỗ lực và niềm yêu thích với một công việc ở bất kỳ ngành nghề nào không chỉ với broker sẽ tạo ra cho bạn nhiều cơ hội dẫn bạn đến thành công.