Lợi tức là gì? Vai trò, ý nghĩa của lợi tức đối với các doanh nghiệp

Lợi tức là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư tài chính. Nhưng không phải ai cũng biết lợi tức là gì? Có bao nhiêu loại lợi tức hiện nay là gì? Và Ý nghĩa của lợi tức đối với doanh nghiệp là gì? Hãy cùng 3Gang giải đáp mọi thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi tức là gì?

Trong kinh tế chính trị Mác – Lênin, lợi tức là thuật ngữ dùng để chỉ một phần của lợi nhuận bình quân mà bên tư bản đi vay trả cho bên tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. Lợi tức được Mác ký hiệu là z. Người đi vay sẽ thỏa thuận với người cho vay về tỷ suất lợi tức. Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong một khoảng thời gian nhất định, ký hiệu là z’. Tỷ suất này được tính theo công thức sau:

z’ = z.100%/KCV

Trong đó KCV là số tư bản cho vay và tỷ suất lợi tức sẽ phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu về tư bản cho vay và tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Bản chất của lợi tức là gì
Bản chất của lợi tức là gì

Hiểu một cách đơn giản, bản chất của lợi tức là khoản lợi nhuận nhận được sau khi tham gia đầu tư hay kinh doanh, hoặc cũng có thể là tiền lãi thu được từ việc cho vay và gửi tiết kiệm.

Đứng trên mỗi góc độ khác nhau thì lợi tức sẽ có những cách gọi khác nhau. Nếu bạn là một nhà đầu tư chứng khoán thì lợi tức có thể gọi là cổ tức. Còn đối với việc cho vay và gửi tiết kiệm thì lợi tức còn được gọi là tiền lãi, tiền lời. Cụ thể hơn sẽ là:

1. Trường hợp người đi vay (hoặc người sử dụng vốn)

Ở trường hợp này lợi tức được hiểu là số tiền lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay để được sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận.

2. Trường hợp người người cho vay hay nhà đầu tư

Ở góc độ này thì lợi tức được hiểu là số tiền tăng lên trên số vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định. Giá trị nhận lại trong tương lai của nhà đầu tư chính là khoản tiền chênh lệch với số vốn đầu tư ban đầu.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà lợi tức sẽ có các tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều để nói đến những khoản lợi nhuận thu được sau các hoạt động đầu tư tài chính.

Tùy vào từng trường hợp mà lợi tức sẽ có các tên gọi khác nhau
Tùy vào từng trường hợp mà lợi tức sẽ có các tên gọi khác nhau

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà lợi tức sẽ có các tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều để nói đến những khoản lợi nhuận thu được sau các hoạt động đầu tư tài chính hay lợi tức chính là một phần trong lợi nhuận của người đi vay (đầu tư, sản xuất, kinh doanh). Nói rộng ra hơn thì nguồn gốc của lợi tức chính là giá trị thặng dư do người lao động thực hiện được trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho người đi vay.

Để hiểu rõ khái niệm lợi tức là gì, chúng ta sẽ phân tích ở 2 phương diện: 

– Trong lĩnh vực kinh tế, lợi tức là thuật ngữ dùng để chỉ những khoản lợi nhuận có thể thu được từ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc đơn thuần chỉ là tiền lãi thu được sau khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.

Ví dụ như anh A gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng X với số tiền là 300.000.000 VND, trong thời hạn 6 tháng, lãi suất 12%/năm. Sau 6 tháng, anh A thu lại được 318.000.000 VND, trong đó 300.000.000 VND là số tiền gốc và 18.000.000 VND là số tiền lãi mà anh A nhận được. Tức là, lợi tức mà anh A nhận được khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng X là 18.000.000 VND.

Lợi tức trong lĩnh vực kinh tế
Lợi tức trong lĩnh vực kinh tế

– Trong đầu tư chứng khoán, lợi tức là khoản thu nhập đến từ việc nắm giữ một chứng khoán nào đó. Nó sẽ lãi suất hoặc cổ tức cộng với phần lãi (hoặc trừ đi phần lỗ) do giá chứng khoán tăng lên (hoặc giảm xuống) trong một thời gian nhất định so với giá mua chứng khoán ban đầu. 

Ví dụ như công ty B, có mã chứng khoán Y đã chốt danh sách cổ đông và quyết định sẽ thanh toán cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ là 10%. Như vậy, với mỗi cỗ phiếu Y, cổ đông sẽ được nhận là 10% x 10.000 = 1.000 VND/cổ phiếu.

Tại Việt Nam, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt của doanh nghiệp sẽ dựa trên mệnh giá gốc của cổ phiếu, tức là 10.000 VND/cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu tăng 20% so với giá mua ban đầu, lãi suất mà các cổ động nhận được sẽ là 2.000 VND/cổ phiếu . Như vậy, lợi tức thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán của các cổ đông sẽ là: 1.000 + 2.000 = 3000 VND/cổ phiếu.

Lợi tức trong hoạt động kinh doanh

Lợi tức trong hoạt động kinh doanh
Lợi tức trong hoạt động kinh doanh

Lợi tức thực hiện trong cả năm là tổng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm lợi tức từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Lợi tức từ hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu bán dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá trừ đi giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và các khoản thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức). Còn lợi tức từ hoạt động khác sẽ bao gồm:

– Lợi tức từ hoạt động tài chính, bao gồm:

  • Các hoạt động mua, bán trái phiếu, chứng khoán, ngoại tệ.
  • Cho thuê tài sản, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn vốn kinh doanh.
  • Lãi cho vay thuộc các nguồn quỹ và vốn.
  • Lãi do góp vốn liên doanh, lãi cổ phần.
  • Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn và dài hạn.

– Lợi tức của hoạt động bất thường chính, bao gồm:

  • Các khoản nợ phải trả không có chủ nợ.
  • Thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, đang được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán, các khoản vật tự, tài sản dư thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, thất thoát các vật tư cùng loại.
  • Chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản: Đây là số tiền thu về từ việc nhượng bán tài sản trừ đi giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán.
  • Các khoản lợi tức của các năm trước nhưng phát hiện năm nay.
  • Số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, các khoản phải thu khó đòi.
  • Khoản tiền trích ra để bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành.

Ý nghĩa của lợi tức đối với mỗi doanh nghiệp

Ý nghĩa của lợi tức đối với doanh nghiệp là gì?
Ý nghĩa của lợi tức đối với doanh nghiệp là gì?

Lợi tức có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp nó thể hiện rằng doanh nghiệp có đang phát triển tốt hay không.

Lợi tức của doanh nghiệp là khoản lợi nhuận thu lại được sau khi đã trừ đi hết toàn bộ các chi phí và thuế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra lợi tức của doanh nghiệp còn là các khoản thu từ việc góp vốn liên doanh, mua bán cổ phiếu, trái phiếu…

Vì vậy mỗi doanh nghiệp đều cần có lợi tức để duy trì và phát triển, nó là thước đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong suốt 1 năm. Đồng nghĩa với việc lợi tức càng lớn thể hiện rằng doanh nghiệp đó đang phát triển mạnh và ngược lại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thực tế, lợi tức vẫn chưa đánh giá hết được hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Nên để xác định lợi nhuận của một doanh nghiệp thì ta cần so sánh lợi tức với số vốn cho vay.

Các loại lợi tức hiện nay

1. Lợi tức chiết khấu ngân hàng

Lợi tức theo chiết khấu ngân hang dựa trên cơ sở chiết khấu, trái phiếu kho bạc đã được niêm yết giá. Thông thường giá bán trái phiếu kho bạc sẽ cao hơn giá mua vào, khoản chênh lệch này sẽ là lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ nhận được. Chính khoản lợi nhuận này là lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng, phần lợi tức này thường được tính theo tỷ lệ phần trăm hằng năm.

Lợi tức theo chiết khấu ngân hàng được tính mặc định là 360 ngày/năm dành cho nhà đầu tư. Ngoài ra, giá trị lợi tức không tính lãi kép.

Lợi tức theo chiết khấu ngân hàng
Lợi tức theo chiết khấu ngân hàng

Ta có công thức tính lợi tức trên cở sở chiết khấu ngân hàng như sau:

YBD = (D/F) x (360/t)

Trong đó:

  • YBD: Là lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng
  • D: giá trị chiết khấu = giá bán – giá mua
  • F: Giá bán ra
  • T: số ngày còn lại tính đến ngày đáo hạn

Ví dụ như anh A mua trái phiếu kho bạc Nhà nước với mệnh giá là 300.000 VND, giá mua vào ban đầu là 150.000 VND. Hết 300 ngày tiếp theo, trái phiếu này sẽ đến thời điểm đáo hạn. Khi đó, khoản lợi tức mà anh A nhận được từ trái phiếu đó sẽ là:  [(300.000 – 150.000)/300.000] x (360/300) = 0,6 = 6%. 

2. Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Đây là loại lợi tức chỉ được tính trên cơ sở thời gian nắm giữ. Do đó bạn không cần phải xác định được chính xác số ngày còn lại cho đến ngày đáo hạn như lợi tức theo chiết khấu ngân hang.

Lưu ý, lợi tức theo thời gian nắm giữ chưa được chuyển đổi thành lợi nhuận một năm so với các cách tính lợi nhuận khác.

Ta có công thức tính như sau:

HYP = (P1 – P0 + D1) / P0

Trong đó:

  • HYP: là lợi tức theo thời gian nắm giữ
  • P1: là số tiền nhận được khi đáo hạn
  • P0: là giá mua ban đầu
  • D1: là số tiền lãi sẽ nhận được
Lợi tức theo thời gian nắm giữ
Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Ví dụ như anh B mua 200.000.000 VND tiền cổ phiếu của công ty X vào năm 2022. Đến năm 2023, công ty X chia cổ tức cho anh A là 5.000.000 VND. Và đến năm 2023, anh A quyết định bán số cổ phiếu này đi mức giá là 220.000.000 VND. Như vậy, khoản lợi tức theo thời gian nắm giữ mà anh A được sẽ là: (220 – 200 + 5)/200 = 0.125 = 12,5%.

3. Lợi tức theo hiệu dụng hàng năm

Đây là loại lợi tức được sử dụng trong trường hợp các nhà đầu tư có sẵn các cơ hội đầu tư, thay thế cho phương pháp lãi kép và có tính chính xác cao.

Ta có công thức như sau:

EAY = (1+HPY) ^ ((365/t) – 1)

Trong đó:

  • EAY: là lợi tức theo hiệu dụng năm
  • HPY: là lợi tức nhận được trong khoảng thời gian đầu tư
  • t: là số ngày cho đến thời điểm đáo hạn

Ví dụ như anh C mua 100.000.000 VND tiền cổ phiếu của công ty Y với mức chi trả cổ tức là 10%/năm. Anh C dự định bán số cổ phiếu này trong vòng 200 ngày tới. Như vậy, khoản lợi tức theo hiệu dụng năm anh C nhận được sẽ là: (1+10%)^(365/200) – 1 ≈ 18.9%. 

Lợi tức hiệu dụng hàng năm
Lợi tức hiệu dụng hàng năm

Lưu ý: Trong trường hợp giá cổ phiếu xuống giá so với giá mua, cách tính vẫn không thay đổi. Khoản lỗ trong thời gian nắm giữ cần được cho vào khi tính lợi tức theo hiệu dụng năm. Chúng ta vẫn cộng 1 với HPY (mang giá trị âm), ví dụ: [1 + (-0,5)]^(365/t).

4. Lợi tức theo thị trường tiền tệ

Đây là loại lợi tức tương đương với chứng chỉ tiền gửi, được dùng để so sánh công cụ thị trường tiền tệ với lợi tức của trái phiếu kho bạc.

Công thức lợi tức thị trường tiền tệ được tính trên cơ sở 360 ngày tương đương với công cụ thị trường tiền tệ đã niêm yết giá.

Ta có công thức tính như sau:

MMY = (360/YBD) / (360 – t x YBD)

Trong đó:

  • MMY: là lợi tức theo thị trường tiền tệ
  • YBD: là lợi tức theo chiết khấu ngân hàng
  • t: là số ngày còn lại cho đến thời điểm đáo hạn
Lợi tức theo thị trường tiền tệ
Lợi tức theo thị trường tiền tệ

Ví dụ như anh A mua trái phiếu kho bạc Nhà nước với khoản lợi tức theo chiết khấu ngân hàng là 20%. Trái phiều này sẽ đến thời điểm đáo hạn trong 300 ngày tới. Như vậy, khoản lợi tức theo thị trường tiền tệ mà anh A nhận được trong trường hợp này sẽ là: (360/20%) / (360 – 300 x 20%) = 5,4%.

Trên đây là những thông tin quan trọng về lợi tức là gì? Ý nghĩa và các loại lợi tức hiện nay mà 3Gang muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng các bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích và thường xuyên ghé thăm website của 3Gang để cập nhật thêm những kiến thức mới mỗi ngày nhé!