Tái tục được hiểu là sự gia hạn tiếp theo cho một hợp đồng hay dịch vụ nào đó sau khi thời gian hiệu lực kết thúc. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này nói chung và đối với hợp đồng bảo hiểm nói riêng, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của 3Gang nhé.
1.Tái tục là gì?
Tái tục là việc gia hạn thêm thời gian sau khi thời hạn trước đó đã kết thúc thông qua các hình thức giao lưu dân sự hoặc các quan hệ pháp lý khác. Việc gia hạn chỉ là kéo dài thêm về mặt thời gian có hiệu lực pháp lý mục đích để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Ta sẽ thấy cụm từ “Tái tục” thường xuất hiện trong rất nhiều thuật ngữ như: tái tục bảo hiểm, tái tục tiền gửi, tái tục vốn, hoặc tái tục sổ tiết kiệm, … Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu khái niệm tái tục bảo hiểm.
2. Tái tục bảo hiểm là gì?
Tái tục bảo hiểm có thể hiểu là khi hợp đồng bảo hiểm cũ hết hạn, nếu bên mua vẫn muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm thì sẽ tiến hành tái tục với bên bán bảo hiểm. Đây được gọi là hành động “tái tục bảo hiểm”. Việc tái tục bảo hiểm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi của mình trước những rủi ro không may về sức khoẻ. Khách hàng sẽ không bị ràng buộc về thời gian chờ và các điều loại trừ ở quyền lợi như năm đầu tiên tham gia bảo hiểm.
3. Điều kiện để tái tục bảo hiểm
Để có thể tiếp tục tái tục hợp đồng bảo hiểm, bên nhà cung cấp sẽ căn cứ vào:
Tỷ lệ bồi thường rủi ro hoặc sự cố phát sinh trong suốt 1 năm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
Xem xét lại mức phí bảo hiểm có thể giữ nguyên, tăng lên hoặc giảm xuống tùy vào hồ sơ. Do đó phí bảo hiểm thay đổi bởi lý do nhiều người khi tham gia bảo hiểm đã lạm dụng vào quyền lợi bảo hiểm mà quên mất nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm.
Đối với trường hợp bị bệnh hoặc nghỉ thai sản phát sinh trong thời gian chờ hoặc sau khi đáo hạn bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ không chi trả phí bảo hiểm. Nếu tiếp tục đăng ký tham gia bằng cách tái tục, quyền lợi của người thụ hưởng mới tiếp tục được diễn ra bình thường.
4. Những lưu ý khi tái tục bảo hiểm
Đến thời điểm tái tục bảo hiểm, bạn nên xem lại hợp đồng bảo hiểm để xác minh một lần nữa các điều khoản, khai báo luôn những nội dung rủi ro thay đổi so với phạm vi bảo hiểm. Đây là thời điểm phù hợp để bạn liên hệ với đại lý bảo hiểm, xem xét lại hợp đồng một cách kỹ càng.
Về việc thanh toán phí tái tục cho công ty bảo hiểm, bạn cần lưu ý thanh toán đúng hạn vì một số công ty bảo hiểm không đồng ý tái tục nếu như bạn thanh toán quá thời hạn tái tục. Ngoài ra, nếu bạn không muốn ký tiếp hợp đồng bảo hiểm thì hãy hủy bỏ. Vì một vài công ty khi đến hạn hợp đồng sẽ cho bạn thời gian gia hạn. Đồng nghĩa sẽ tính phí trong thời gian này nếu phía công ty không nhận được thông báo về việc hủy bỏ hợp đồng.
5. Các hình thức tái tục bảo hiểm
5.1. Tái tục bảo hiểm tạm thời
Tái tục bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái tục bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức tái tục bảo hiểm mà trong đó công ty bảo hiểm gốc sẽ chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Công ty tái bảo hiểm có quyền tự do nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó. Công ty bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định sẽ tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty tái bảo hiểm nào.
Mặt khác công ty tái bảo hiểm có quyền tự do nhận hoặc từ chối hay chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ thích hợp theo ý họ. Công ty bảo hiểm gốc có trách nhiệm phải cung cấp mọi thông tin liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm. Trên thực tế phía công ty tái bảo hiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ rồi mới quyết định có nhận tái bảo hiểm hay không mà không cần phải có đầy đủ các chi tiết.
Ưu điểm của tái tục bảo hiểm tạm thời
+ Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với các công ty bảo hiểm nhỏ, có ít kinh nghiệm có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng xử lý của mình, bởi vì họ có thể sử dụng chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các thị trường tái tục bảo hiểm quốc tế.
+ Cho phép các công ty bảo hiểm gốc có thể nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường của mình. Những dịch vụ như thế chủ yếu là làm theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảo hiểm gốc phải chấp nhận để giữ chữ tín cho mình.
+ Một số các công ty bảo hiểm gốc có quan hệ thân thiết có khả năng trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu công ty được ổn định.
Nhược điểm của tái tục bảo hiểm tạm thời:
+ Tái tục bảo hiểm tạm thời mất nhiều thời gian hơn vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ. Công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp để tái bảo hiểm tạm thời trước khi nhận một dịch vụ mới, do đó việc quyết định nhận bảo hiểm sẽ phải chậm lại sau khi thu xếp xong toàn bộ tái bảo hiểm tạm thời.
Như vậy, công ty bảo hiểm gốc có thể phải nhường lại dịch vụ cho những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ bằng tái bảo hiểm và đôi khi vì sựu chậm trễ mà làm mất thiện chí với khách hàng. Những vấn đề liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán rất tốn kém và do đó lợi nhuận thu về bị giảm sút. Trước mỗi thời kỳ tái tục bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc lại phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi với khách hàng của mình. Chưa kể đến việc hủy bỏ hay thay đổi có thể gây ra thêm một số rắc rối không đáng có. Việc phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm có thể làm rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh.
5.2. Tái tục bảo hiểm cố định
Tái tục bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái tục bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng phải nhượng cho đơn vị tái tục bảo hiểm tất cả những rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, đơn vị tái bảo hiểm cũng bắt buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.
Ưu điểm tái tục bảo hiểm cố định:
+ Giúp công ty chuyển nhượng chủ động trong việc chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc mà không phải tốn thêm thời gian tham khảo ý kiến của của đơn vị tái bảo hiểm, do đó giúp cho việc ký kết hợp đồng bảo hiểm được diễn ra nhanh chóng hơn.
+ Công ty chuyển nhượng được đơn vị tái bảo hiểm bảo vệ trước mọi rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng, do đó công ty bảo hiểm được đảm bảo sự an toàn.
+ Việc nhận tái tục bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép đơn vị tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn thay vì chỉ nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ.
+ Đơn vị tái bảo hiểm có cơ hội để thu được phí lớn, phù hợp với nguyên tắc “quy luật số đông” giúp đơn vị này có điều kiện đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận những rủi ro mới.
Nhược điểm của tái tục bảo hiểm cố định:
+ Thông thường việc tái tục bảo hiểm cố định chỉ mang tính ổn định trong một giai đoạn nhất định, do đó thiếu mất tính linh hoạt trước những thay đổi của công ty chuyển nhượng.
+ Vì mọi rủi ro phải đem tái đi do đó đứng về phía công ty chuyển nhượng, những rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ vẫn phải đem tái đi trong khi khả năng tài chính của họ vẫn có thể đảm đương được.
+ Nếu công ty chuyển nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các đơn vị tái bảo hiểm kho có thể lường trước được.
5.3. Tái tục bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc
Đây là hình thức bảo hiểm mà công ty chuyển nhượng không bắt buộc phải nhượng lại tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, trong khi đó đơn vị tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty chuyển nhượng đã đưa vào thỏa thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã được quy ước trong hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận. Các bên tham gia vào hợp đồng tái bảo hiểm được tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các đơn vị nhận tái bảo hiểm.
Ưu điểm của tái tục bảo hiểm lựa chọn:
+ Công ty chuyển nhượng tái bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng lại tất cả các dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ có lựa chọn một số dịch vụ tuỳ ý để chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hoặc một số đơn vị tái bảo hiểm mà họ lựa chọn, thay vì đem phân chia toàn bộ các rủi ro vượt quá khả năng kiểm soát ấy cho các nhà tái bảo hiểm.
+ Để tránh trường hợp này xảy ra, đơn vị tái bảo hiểm phải nắm được ý đồ của công ty chuyển nhượng, xem xét kỹ các rủi ro được công ty chuyển nhượng đem tái bảo hiểm và thường xuyên theo dõi diễn biến của thoả ước mà mình đã ký kết.
+ Đơn vị nhận tái bảo hiểm có cơ hội để thu về một nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời.
+ Công ty chuyển nhượng tái bảo hiểm có điều kiện để đem chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư so với khả năng tự nắm giữ của mình cho một đơn vị tái bảo hiểm duy nhất hay cho một số đơn vị mà họ lựa chọn thay vì phải đem phân chia tất cả phần thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho các đơn vị tái bảo hiểm.
Nhược điểm của tái tục bảo hiểm lựa chọn:
+ Đơn vị nhận tái tục bảo hiểm không có quyền từ chối các rủi ro mà người tái bảo hiểm chuyển nhượng cho họ. Tuy nhiên, những rủi ro này phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã được quy ước trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định.
+ Hình thức này không được thuận lợi lắm cho các đơn vị tái bảo hiểm, bởi vì nguồn dịch vụ đưa vào hợp đồng này không thường xuyên và có thể gây ra những tổn thất một cách thất thường. Các bên tham gia hợp đồng đòi hỏi phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo cho các đơn vị tái bảo hiểm nhận được các dịch vụ hợp lý.
+ Trường hợp công ty chuyển nhượng có nhiều rủi ro cần đem tái bảo hiểm thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức này sẽ rất tốn kém.
6. Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết phía trên của 3Gang đã giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc về định nghĩa tái tục là gì và những kiến thức về tái tục bảo hiểm vô cùng hữu ích. Hy vọng với những kiến thức trên bạn sẽ có một cái nhìn tổng thể hơn nhằm đưa ra các quyết định thông minh về tương lai của chính mình và gia đình. Hãy cùng theo dõi nhiều bài viết hơn nữa của 3Gang để có thêm nguồn kiến thức đa dạng ở mọi lĩnh vực bạn nhé.