Trước khi sử dụng tiền giấy, tiền polymer như hiện nay, tiền xu là loại tiền được lưu thông trong các giao dịch tiền mặt. Tiền xu từng đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là phương tiện thanh toán phổ biến tại Việt Nam những năm giữa thế kỷ 20 đến trước khi biến mất trong giao dịch ngày nay. Cùng 3Gạng tìm hiểu nhiều hơn về tiền xu việt nam qua bài viết dưới đây.
1. Lịch sử tiền xu qua các thời kỳ ở Việt Nam
Lịch sử phát triển tiền xu Việt Nam có thể được chia ra làm 3 thời kỳ:
- Tiền xu phát hành trong thời phong kiến
- Tiền xu phát hành thời kỳ Pháp thuộc
- Tiền xu phát hành bởi ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong suốt một khoảng thời gian dài, đồng tiền xu hầu như là loại tiền tệ lưu hành duy nhất ở nước ta.
Tiền xu Việt Nam trong thời kỳ phong kiến:
Ở Việt Nam, tiền xu được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ thứ X, dưới sự trị vì của Vua Đinh Bộ Lĩnh,thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt. Ở thời đại phong kiến, hầu như mỗi đời vua lại cho phát hành một loại tiền mới. Nhiều khi, chỉ cần thay đổi niên hiệu nhà vua cũng cho phát hành lại tiền.
Tiền xu phát hành thời nhà Đinh
- Đinh Tiên Hoàng lên ngôi đặt niên hiệu là Thái Bình và phát hành đồng Thái Bình hưng bảo.
Tiền xu nhà Tiền Lê
- Lê Hoàn lên ngôi đã dùng đến 3 niên hiệu xong chỉ phát hành duy nhất đồng tiền Thiên Phúc trấn bảo.
Tiền xu thời nhà Lý:
Vào thời nhà Lý các đồng tiền được phát hành như sau:
- Phát hành tiền Thuận Thiên đại bảo (1010-1028).
- Phát hành tiền Càn Phù nguyên bảo (1039-1041).
- Phát hành đồng Thiên Phù nguyên bảo (1120-1127).
- Phát hành đồng Thiên Thuận thông bảo (1128-1132).
- Phát hành đồng Đại Định thông bảo (1140-1162).
- Phát hành đồng Thiên Cảm thông bảo (1174-1175).
- Phát hành đồng Thiên Tư thông bảo (1186-1201).
- Phát hành đồng Trị Bình thông bảo (1205-1210).
- Phát hành đồng Trị Bình nguyên bảo (1205-1210).
Đời nhà Trần
- Phát hàng đồng Nguyên Phong thông bảo vào khoảng năm 1251-1258
- Phát hàng đồng Khai Thái nguyên bảo vào khoảng năm 1324-1329
- Phát hành đồng Thiệu Phong bình bảo
- Phát hành đồng Thiệu Phong nguyên bảo vào khoảng năm 1341-1357
- Phát hành đồng Đại Trị thông bảo vào khoảng năm 1358-1369
Tiền xu được phát hành nhà Hồ
Vào thời nhà Hồ chỉ phát hành duy nhất một loại tiền có tên là Thánh Nguyên thông bảo vào khoảng những năm 1400-140.
Tiền xu phát hành nhà Hậu Lê
Các đồng tiền được phát hành vào thời Hậu Lê :
- Đồng tiền Thuận Thiên thông bảo được phát hành vào thời vua Lê Lợi (1428-1433).
- Thời Lê Thái Tông phát hành các đồng:đồng Thiệu Bình thông bảo (1434-1439) và Đại Bình thông bảo.
- Thời Lê Nhân Tông phát hành các đồng: Diên Ninh thông bảo và Thái hòa thông bảo.
- Thời vua Lê Nghi Dân cho phát hành: đồng Thiên Hưng thông bảo.
- Thời Lê Thánh Tông phát hành đồng: Hồng Đức thông bảo và Quang Thuận thông bảo.
- Thời vua Lê Hiến Tông phát hành đồng: Cảnh Thống thông bảo.
- Thời vua Lê Uy Mục phát hành: đồng Đoan Khánh thông bảo.
- Thời vua Lê Tương Dực phát hành: đồng Hồng Thuận thông bảo.
- Thời vua Lê Chiêu Tông cho phát hàng đồng Quang Thiệu thông bảo.
- Thời vua Lê Cung Hoàng phát hành đồng Thống Nguyên thông bảo
- Thời vua Lê Trang Tông phát hành Nguyên Hòa thông bảo.
- Thời vua Lê Thần Tông phát hành đồng Vĩnh Thọ thông bảo.
- Thời vua Lê Huy Tông phát hành đồng Vĩnh Trị nguyên bảo, Vĩnh Trị thông bảo và Chính Hòa thông bảo.
- Thời vua Lê Hiến Tông phát hành đồng Tiền Cảnh Hưng.
- Thời vua Lê Mẫn Đế cho phát hành đồng Chiêu Thống thông bảo
- Trong thời Mạc Thái Tổ phát hành đúc Minh Đức thông bảo, Minh Đức nguyên bảo và Đại Chính thông bảo.
- Vua Mạc Phú Hải phát hành đồng Quảng Hòa thông bảo.
- Thời vua Mạc Phúc Nguyên phát hành đồng Vĩnh Định thông bảo và Vĩnh Định chí bảo.
- Thời vua Mạc Kính Cung phát hành đồng Càn Thống nguyên bảo và An Pháp nguyên bảo.
Nhà Tây Sơn
- Vào thời vua Thái Đức – Nguyên Nhạc cho phát hành đồng tiền tên là Thái Đức thông bảo.
- Cho đến khi Quang Trung lên ngôi thì phát hành đồng Quang Trung thông bảo và Quang Trung đại bảo.
- Thời vua Nguyễn Cảnh Toàn phát hành đồng Cảnh Thịnh thông bảo.
Các đồng tiền thời nhà Nguyễn:
- Vào thời vua Gia Long phát hành đồng Gia Long thông bảo.
- Thời vua Minh Mạng phát hành đồng Minh Mạng thông bảo.
- Thời vua Thiệu Trị phát hành đồng đồng Thiệu Trị thông bảo.
- Thời vua Tự Đức phát hành đồng Tự Đức thông bảo, Tự Đức bảo sao.
- Vào thời vua Kiến Phúc phát hành đồng Kiến Phúc thông bảo.
- Thời vua Hàm Nghi phát hành đồng Hàm Nghi thông bảo, Đồng Khánh thông bảo,Thành Thái thông bảo.
- Thời vua Duy Tân phát hành đồng Duy Tân thông bảo.
- Thời vua Khải Định phát hành đồng Khải Định thông bảo.
Hầu hết các loại tiền xu cổ Việt Nam đều được làm bằng kim loại với dạng hình tròn và có lỗ hình vuông ở chính giữa. Tiện lợi để xâu chuỗi nhằm mục đích cất giữ cũng như bảo quản. Mặt trước tiền có các chữ Hán cho biết niên hiệu của các vị vua tại thời điểm đồng tiền có giá trị lưu hành.
Tiền xu Phát hành thời pháp thuộc:
Giai đoạn pháp thuộc phát hành thời pháp thuộc
Ngày 21/1/1875, tổng thống Pháp đã ban hành sắc lệnh thành lập Ngân hàng Đông Dương, có trụ sở đặt tại Pháp và các chi nhánh đặt ở các nước thuộc địa. Ngân hàng được giao độc quyền phát hành đồng bạc nhằm thống nhất tiền tệ toàn xứ Đông Dương, trong thời vòng 45 năm từ 1875 – 1920. Sau đó, lưỡng viện của quốc hội Pháp quyết định gia hạn thời gian độc quyền thêm 25 năm nữa.
Ngày 5/7/1881 tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh bắt buộc phải dùng đơn vị tiền tệ là đồng bạc (piastre), để đảm bảo uy tín cho đồng bạc của ngân hàng. Tất cả những giao dịch đều phải sử dụng đồng bạc của Ngân hàng Đông Dương.Giai đoạn này tiền được phép lưu hành ở Đông dương gồm 2 loại: loại tiền đúc bằng kim loại và loại tiền in bằng giấy.
Về loại tiền được đúc bằng kim loại gồm có 8 mệnh giá: nửa xu,1xu, 5 xu, 10 xu,20 xu, 50 xu, 1 đồng.
- Loại tiền xu có mệnh giá 1 đồng có hình tròn,không có lỗ ở giữa,được đúc bằng bạc,.Ở mặt trước được in hình bà Marianne nữ thần tự do( đây là biểu tượng nền Cộng hòa Pháp). Do vậy loại tiền xu có mệnh giá 1 đồng thường được gọi là đồng bạc bà đầm xòe, vàng phía trên có đề dòng chữ République Française, ở dòng phía in năm phát hành.
- Các loại đồng xu mệnh giá từ 10 xu- 50 xu cũng đều được đúc bằng bạc.
- Đối với đồng mệnh giá 5 xu làm bằng nguyên liệu bạc pha kề.
- Đối với đồng nửa xu và 1 xu có lỗ ở giữa đồng tiền và được làm từ đồng điếu.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn năm 1945-1946, phát hành bộ tiền xu gồm 6 mệnh giá lần lượt là: 2 đồng, 1 đồng, 20 xu và 5 hào. Các đồng tiền hầu hết đều được làm bằng nhôm ngoại trừ mệnh giá 2 đồng sẽ được làm bằng chất liệu đồng thau.
Năm 1958, 3 đồng xu mệnh giá 1 xu, 2 xu và 5 xu đã được ngân hàng quốc gia phát hành thêm. Các đồng tiền này được làm bằng nhôm, có mặt trước in hình Quốc huy, ở giữa đồng tiền có khoét một lỗ tròn lớn.
Năm 1976, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát hành thêm bộ tiền xu có mệnh giá từ 1 hào trở lên. Xét về ngoại hình những đồng xu này có vẻ ngoài khá tương đồng với các đồng xu ra đời sau đó vào năm 2003.Theo Ngân Hàng Nhà Nước, vấn đề phát hành tiền xu nhằm mục đích hoàn thiện cơ cấu mệnh giá các đồng tiền kim loại, phù hợp với yêu cầu lưu thông tiền tệ. Việc phát hành đồng tiền xu mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế- xã:
- Phát hành tiền xu với tiết kiệm chi phí ngân sách
- Đồng tiền xu có tuổi thọ cao
- Tiền xu trao tay dễ dàng, tiện lợi
- Tiền xu có thời gian bảo quản dài lâu, môi trường sạch sẽ, không bị ẩm, thấm hút, hư hỏng như tiền giấy.
- Hơn nữa, tiền xu được phát hành với kỳ vọng nhằm hướng tới mục tiêu lắp đặt các hệ thống bán hàng tự động, điện thoại, bán vé tự động…với mong muốn thực hiện các giao dịch dễ dàng nhanh chóng
Tiền xu Việt Nam phát hành năm 2003
Năm 2003, chúng ta có tiền Việt Nam thống nhất. Đây là tiền xu của ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm có: tiền kim loại mệnh giá từ 200, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng được đưa vào lưu thông. Tiền mệnh giá 200, 500 đồng được làm bằng thép mạ niken, tiền 1.000, 2.000 đồng làm bằng thép mạ đồng, còn tiền xu 5.000 đồng làm bằng hợp kim đồng – nhôm – niken, mặt bên được khía vỏ sò.
Tiền xu các mệnh giá có đường kính 19mm-25mm, trọng lượng từ 3,2g đến 7,7g, độ dày 1,45-2,2mm. Theo các chuyên gia, cơ bản những đồng tiền này phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Đồng tiền 5.000đ
- Phát hành ngày: 17/12/2003
- Đường kính đồng xu: 25,50mm
- Trọng lượng: 7,70g
- Chiều dày mép: 2,20mm
- Màu sắc: màu vàng ánh đỏ
- Vật liệu: hợp kim (CuAI6Ni2)
- Vành đồng tiền: khía vỏ sò
- Mặt trước: hình Quốc huy
- Mặt sau: dòng chữ ” NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 5.000 đồng, in nổi hình Chùa Một cột.
Đồng tiền 2.000đ
- Phát hành ngày: 01/04/2004
- Đường kính: 23,50mm
- Khối lượng: 5,10g
- Độ dày mép: 1,80mm
- Màu sắc: vàng đồng thau
- Vật liệu: thép mạ đồng thau
- Vành đồng tiền: khía răng cưa ngắt quãng 12 đoạn.
- Mặt trước: in nổi hình Quốc huy
- Mặt sau: in nổi dòng chữ ” NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 2.000 đồng và hình Nhà Rông.
Đồng tiền 1.000đ
- Ngày phát hành: 17/12/2003
- Đường kính: dài 19,00 mm
- Trọng lượng: 3,80 g
- Độ dày: 1,95 mm
- Màu sắc: màu vàng đồng thau
- Vật liệu: thép mạ đồng thau
- Vành đồng tiền: khía răng cưa liên tục.
- Mặt trước: in nổi hình Quốc huy
- Mặt sau in nổi dòng chữ ” NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 1.000 đồng, hình Thủy đình, Đền Đô.
Đồng tiền 500đ
- Phát hành ngày: 01/04/2004
- Đường kính: 22,00 mm
- Trọng lượng: 4,50 g
- Độ dày mép: 1,75 mm
- Màu sắc: màu trắng bạc
- Vật liệu: thép mạ NIken
- Vành đồng tiền: khía răng cưa ngắt quãng 6 đoạn
- Mặt trước: in nổi hình Quốc huy
- Mặt sau: in nổi dòng chữ ” NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 500 đồng và chi tiết hoa văn dân tộc
Đồng tiền 200đ
- Phát hành ngày: 17/12/2003
- Đường kính đồng xu: 20,00 mm
- Trọng lượng: 3,20 g
- Độ dày mép: 1,45 mm
- Màu sắc: màu trắng bạc
- Vật liệu: thép mạ NIken
- Vành đồng tiền: vành trơn, không có răng cưa
- Mặt trước:in nổi hình Quốc huy
- Mặt sau: in nổi dòng chữ ” NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 200 đồng và chi tiết hoa văn dân tộc.
Tuy kỳ vọng rất nhiều về đồng tiền xu được phát hành, nhưng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn tiền xu đã lộ ra những nhược điểm khiến cho người tiêu dùng không mấy mặn mà.
- Trước tiên những đồng tiền xu sau một thời gian bị mất tính thẩm mỹ: đó là đồng tiền xu bằng kim loại nhanh chóng xuống cấp, xỉn màu, rỉ sét.
- Không những thế, việc sử dụng tiền xu trong tiêu dùng cũng không hề thuận lợi như mong muốn trước đó.
3.Tiền xu cổ- giá trị to lớn về vật chất và văn hóa.
Theo phong thủy, tiền xu là một trong những vật phẩm rất quan trọng. Các đồng xu cổ có hình tròn được tượng trưng cho trời , ở giữa có hình ô vuông được tượng trưng cho đất. Hình ảnh trời ngoài đất trong được cho là sự tượng trương của quẻ Thái tức sự thịnh vượng, biểu hiện cho tài lộc và của cải. Trong phong thủy tiền xu cổ là một pháp khí sử dụng được sử dụng rất nhiều. Theo tương truyền cát khí của đồng xu cổ không những là gia tăng tài lộc mà còn có thể giải trừ tai họa, tiểu nhân và đem lại may mắn về công danh sự nghiệp…
Trong các thuật pháp phong thủy người ta cho rằng dùng tiền xu cổ là tốt nhất. Vì họ quan niệm rằng, vì tiền xu cổ được chế tạo từ nhiều năm nên đã hấp thụ nhiều thiên khí, và do được chôn dưới đất nên đã được hấp thu nhiều địa khí. Ngoài ra những đồng tiền này đã qua tay rất nhiều người nên cũng đã hấp thu được nhiều nhân khí. Khi thiên khí- địa khí- nhân khí đều đã hội tụ đủ, đồng tiền có khả năng hóa sát rất mạnh.
Có thể do những nguyên nhân trên hiện nay có rất nhiều cá nhân, gia đình nào cũng có nhu cầu về tiền xu cổ để dùng trong các công việc liên quan đến phong thủy. Tiền xu cổ việt nam có giá trị nhất trong các loại đồng xu. Và luôn nhận được sự quan rất lớn. Tuy nhiên trên thị trường, tiền xu giả cổ được bày bán tràn lan khiến cho mọi người rất dễ mua nhầm, tiền xu giả cổ sẽ không có nhiều giá trị như xu cổ.
Cách tra cứu thông tin tiền cổ
Bạn có thể tìm kiếm các danh mục tiền cổ Việt Nam hay tài liệu tiền xưa Việt Nam qua các thời kỳ để biết chính xác đồng tiền xu bạn đang sở hữu được phát hành năm nào, có bao nhiêu phiên bản. Lưu ý, các thông tin trên internet rất tự do, chưa được xác minh, kiểm chứng tính chính xác, không nên vội vàng định giá tiền cổ của mình quá cao.
Những đồng tiền xu cổ Việt Nam qua các thời kỳ không chỉ có giá trị vật chất, tiêu dùng. Đằng sau những đồng tiền ấy còn ẩn chứa về những câu chuyện của con người, triều đại, lịch sử, văn hóa… Còn có tồn tại những đồng tiền ngoại giao. Hay có đồng tiền tự hào khẳng định độc lập, đánh dấu thời kỳ thoát khỏi ách đô hộ,… Có đồng tiền lại là sự hiện thân của một thời kỳ vàng son, mang đậm tư tưởng Nho giáo,… Nhìn vào câu chuyện đằng sau những đồng tiền xu cổ Việt Nam luân ẩn dấu những giá trị đặc biệt.
Kết luận:
Vào tháng 4 năm 2011, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ngừng phát hành tiền xu. Đề xuất của ngân hàng nhà nước về in đúc, phát hành tiền xu mới đã được thủ tướng chính phủ đồng ý và phê duyệt. Đây được coi là dấu mốc kết thúc thời kỳ tiền xu ở nước ta. Trên đây là những thông tin mà 3Gang muốn chia sẻ với bạn, mong rằng những kiến thức có hữu ích với bạn.