Dòng tiền là gì?

Dòng tiền là gì?

Đối với bất kỳ một nhà quản trị nào thì vấn đề quản lý dòng tiền cũng được xem là vấn đề vô cùng quan trọng để giúp cho doanh nghiệp triển khai các chiến lược kinh doanh với mục đích phát triển và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Dòng tiền giữ vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp vì vậy việc tìm hiểu về dòng tiền và cách quản lý dòng tiền sao cho hiệu quả là việc mà các nhà quản trị luôn quan tâm.

Bài viết này, 3Gang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm dòng tiền là gì, về sự khác nhau giữa dòng tiền thuần và lợi nhuận và cách quản lý dòng tiền hiệu quả. Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin dưới đây, 3Gang chúc bạn có những phút giây đọc hiểu hữu ích và tìm được những thông tin cần thiết cho mình.

Dòng tiền là gì?

Dòng tiền là gì?
Dòng tiền là gì?

Dòng tiền ( Trong tiếng Anh là Cash Flow) hay còn được gọi là lưu chuyển tiền tệ- đây  là sự chuyển động ra vào của các khoản tiền trong doanh nghiệp, trong dự án hoặc là trong một sản phẩm tài chính nhất định ở một khoảng thời gian quy định hữu hạn. Việc lưu chuyển dòng tiền liên quan trực tiếp đến việc lưu chuyển dòng tiền ròng, dòng tiền thuần và dòng tiền thông minh.

Trong đó:

  • Dòng tiền thuần chính là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được và được sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu và mục đích của doanh nghiệp. Dòng tiền thuần gồm 3 loại đó là dòng tiền từ các hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
  • Dòng tiền ròng chính là dòng tiền mà doanh nghiệp đạt được và sẽ phục vụ cho mục đích kinh doanh. Dòng tiền ròng được chia làm 3 loại đó là dòng tiền cho hoạt động sản xuất, dòng tiền cho hoạt động tài chính và dòng tiền cho hoạt động đầu tư.
  • Dòng tiền thông minh chính là dòng tiền mà doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho mục đích sinh lời cho tổ chức. Nói cách khác là chỗ nào có lợi ích thì chỗ đó có dòng tiền thông minh.

Các loại dòng tiền

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của các cá nhân/tổ chức mà dòng tiền được chia làm 5 loại cụ thể là:

  • Dòng tiền ròng.
  • Dòng tiền thuần.
  • Dòng tiền vào.
  • Dòng tiền ra.
  • Dòng tiền sau thuế.

Ngoài ra, về lý thuyết còn có các loại dòng tiền như sau:

  • Dòng tiền thông minh.
  • Dòng tiền đều.
  • Dòng tiền không đều.

Tỷ phú Robert Kiyosaki đã từng nói rằng, nếu hiểu được bản chất hoạt động của dòng tiền thì bạn sẽ trở nên giàu có. Ông đã tạo ra một trò chơi để giúp mọi người trong việc tăng khả năng quản lý tài chính, trò chơi mang tên gọi là Cash Flow Game và ở một số nơi còn gọi là Rat Race- đây là cuộc đua của những chú chuột nhằm thoát khỏi vòng xoáy của dòng tiền.

Vai trò của việc quản lý dòng tiền là gì?

Vai trò của việc quản lý dòng tiền là gì?
Vai trò của việc quản lý dòng tiền là gì?

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc quản lý dòng tiền cũng là một việc vô cùng quan trọng, nó giúp doanh nghiệp có thể triển khai hiệu quả các hoạt động bán hàng. Dưới đây là những lợi ích mà việc quản lý dòng tiền mang lại cho doanh nghiệp mà bạn đọc cần nắm được:

  • Quản lý tài chính: Việc quản lý dòng tiền hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính của công ty ở thời điểm hiện tại. Từ đó mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược đầu tư dựa trên khả năng sinh lời cũng như rủi ro của dự án.
  • Huy động vốn kịp thời: Trong các hoạt động kinh doanh, sẽ có những giai đoạn mà doanh nghiệp phải huy động vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn để phục vụ nhu cầu kinh doanh. Vì vậy, việc quản lý dòng tiền tốt sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu về vốn để kịp thời đưa ra chiến lược huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
  • Chế độ nhân viên tốt hơn: Việc quản lý tốt dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các chế độ phúc lợi dành cho nhân viên như khen thưởng, du lịch, thanh toán lương đúng hạn…Từ đó cũng sẽ nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự.

Cách quản lý dòng tiền hiệu quả như thế nào?

Cách quản lý dòng tiền hiệu quả như thế nào?
Cách quản lý dòng tiền hiệu quả như thế nào?
  • Đo lường để dự báo về dòng tiền: Để quản lý dòng tiền hiệu quả thì trước tiên doanh nghiệp phải có kế hoạch về dòng tiền cụ thể. Dự đoán dòng tiền một cách chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn khái quát về các khả năng có thể xảy ra trong tương lai từ các khoản nợ cho đến các khoản thanh khoản của tổ chức. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những giả định mà mình đưa ra.

 

  • Dự đoán về dòng tiền vào: Để dòng tiền luôn dương thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo dòng tiền vào luôn phải lớn hơn dòng tiền ra. Để dự báo cũng như đảm bảo dòng tiền vào thì doanh nghiệp cần loại bỏ các yếu tố như hàng tồn kho, hàng lỗi thờ và yêu cầu khách hàng thanh toán luôn tại thời điểm giao dịch cũng như xây dựng chính sách giảm giá cho những hóa đơn thanh toán nhanh chóng, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần theo dõi và ngăn chặn tình trạng khách hàng chi trả chậm…

 

  • Dự đoán về dòng tiền ra: Để quản lý dòng tiền ra thì doanh nghiệp phải có chiến lược chi tiêu một cách cẩn thận nhằm tránh tối đa những sai sót vượt mức mà doanh nghiệp đề ra. Để làm được điều này thì các nhà quản trị có thể tận dụng các khoản nợ, tạo dựng thêm các mối quan hệ để trì hoãn việc trả sớm và linh hoạt trong các điều khoản thanh toán thay vì chỉ tập trung vào việc nhận được giá thấp.

 

  • Giảm thiểu chi phí mua hàng hóa: Giảm thiểu chi phí thu mua hàng hóa sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dòng tiền hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể thực hiện cải thiện chi phí thu mua hàng hóa bằng cách tận dụng các chương trình khuyến mãi của nhà cung cấp; chuyển đổi nhà cung cấp có giá thành tốt hơn hay là tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để hưởng giá ưu đãi cho công ty mình.

 

  • Tăng doanh số bán hàng: Để doanh số bán hàng tăng thì doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược giá thông minh. Hình thức đưa ra mức giá rẻ hơn thị trường xung quanh sẽ luôn đem về cho bạn nhiều khách hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp không phải hạ giá toàn bộ mặt hàng mà chỉ nên giảm giá đối với các mặt hàng phổ biến và bán chạy vì những mặt hàng này mới thu hút được nhiều khách hàng về cho doanh nghiệp của bạn.

 

  • Đưa ra các điều kiện thanh toán cho khách hàng: Các doanh nghiệp cần phải khéo léo trong việc cân bằng sự hài lòng của khách hàng với việc thanh toán đúng hạn để có thể giữ chân được khách hàng. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp nên đưa ra các ưu đãi, các chương trình giảm giá cho các khách hàng thanh toán ngay khi lấy hàng hoặc thanh toán đúng hạn đồng thời cần tính thêm phí đối với những khách hàng thanh toán trễ hạn. Việc đưa ra rõ các điều khoản như vậy sẽ khiến các khách hàng có thể thực hiện thanh toán đúng hạn hơn để nhận ưu đãi, điều này giúp doanh nghiệp của bạn kinh doanh dòng tiền hiệu quả hơn.
  • Kiểm soát lượng hàng tồn kho: Hạn chế số ngày kho hàng bị đóng băng là công cụ hữu hiệu nhất để giúp doanh nghiệp kinh doanh dòng tiền hiệu quả. Việc lưu trữ các hàng tồn kho quá lâu sẽ khiến hàng bị hư hỏng, chất lượng hàng giảm đi đồng thời doanh nghiệp sẽ mất một khoản tiền để xoay vốn. Doanh nghiệp hãy nhanh chóng thanh lý những mặt hàng tồn kho, hàng bán chậm bằng cách đưa ra mức giá rẻ hơn hay đưa ra chương trình khuyến mãi khi mua những sản phẩm đó. Hãy nhanh chóng thay thế những mặt hàng tồn kho bằng những mặt hàng bán chạy.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho để có được những thông tin mới nhất, đầy đủ nhất về sự biến động của các mặt hàng này, từ đó có thể đưa ra báo cáo phân tích dòng tiền chính xác hơn

  • Đẩy mạnh thu hồi nợ: Các doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra lại các khoản nợ. Nếu thời gian họ nợ đã lâu (trên 60 ngày) thì doanh nghiệp cần yêu cầu và nhắc nhở để con nợ nhanh chóng thanh toán nợ trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể.

Để cải thiện việc thu hồi nợ thì doanh nghiệp nên thiết lập các quy trình chi trả và những bản báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp.

  • Tăng giá sản phẩm: Việc tăng giá sản phẩm có thể giúp cho doanh nghiệp cải thiện tốt dòng tiền; tuy nhiên việc tăng giá đôi khi sẽ khiến lượng khách hàng giảm đi. Vì vậy doanh nghiệp hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để đưa ra giá cả hợp lý, không quá cao và cũng không quá thấp. Doanh nghiệp nên nhớ mỗi lần tăng giá thành sản phẩm thì phải tăng từng chút một. Việc này vừa giúp tăng thu nhập cho công ty mà cũng không khiến khách hàng e ngại về giá cả.

Phân biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận

Phân biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận
Phân biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận

Trong kinh doanh, rất nhiều người đã thường xuyên nhầm lẫn giữa hai khái niệm  dòng tiền thuần và lợi nhuận bởi vì đa số họ cho rằng về bản chất hai thuật ngữ này là tương đương nhau. Tuy nhiên, đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm.

Về ngữ nghĩa thì 2 từ này rất dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người khi đề cập đến nó. Nhưng về bản chất thì đây là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Cụ thể mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây:

  • Lợi nhuận dương nhưng chưa chắc là tổ chức đang nắm giữ tiền và chưa hẳn là tính thanh khoản của tổ chức cao, bởi vì khoản lợi nhuận đó có thể là các công nợ chưa thu hay lãi suất từ các khoản tiền gửi chưa đến đáo hạn….
  • Dòng tiền dương thì chưa chắc là có lợi nhuận, nhưng chắc chắn là bạn đang nắm giữ tiền trong tay. Ví dụ: Doanh nghiệp bỏ chi chi phí là 100 đồng và thu về 90 đồng vì một số lý do nào đó, sau đó, cổ đông góp vốn tiền mặt vào thời điểm trong kỳ là 50 đồng. Vậy dòng tiền của bạn vẫn đang dương nhưng thực chất lợi nhuận lại đang âm.
  • Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – dòng tiền ra
  • Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí

Ví dụ:

Bạn có dự định mở một cửa hàng bán hoa với số vốn ban đầu là 200 triệu đồng. Trong tháng đầu tiên kinh doanh, bạn thu được một khoản là 20 triệu đồng, tiền nhập hàng hóa là 80 triệu đồng, các khoản chi phí phát sinh khác là 80 triệu đồng. Từ cách tính trên ta có:

  • Dòng tiền thuần = 200 triệu (tiền vốn) + 20 triệu (tiền thu từ kinh doanh) – 80 triệu (tiền nhập hàng hóa) – 80 triệu (chi phí phát sinh) = 60 triệu đồng
  • Lợi nhuận = 20 triệu (tiền thu từ kinh doanh) – 80 triệu (tiền nhập hàng hóa) – 80 triệu (chi phí phát sinh) = -140 triệu đồng

Như vậy, với ví dụ trên ta có thể thấy được rằng dòng tiền và lợi nhuận là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. 

Một số điểm mạnh trong quản trị dòng tiền của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải xây dựng và thiết kế cho doanh nghiệp của mình một kế hoạch quản lý dòng tiền ổn định.

Trong tam giác B-I của tác giả Robert T. Kiyosaki, thì điều đầu tiên mà một doanh nghiệp cần có và xây dựng chính là dòng tiền.  

  • Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng hệ thống các quy chế tài chính, các quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tiền lương và quy chế khen thưởng để làm bộ khung cho quản trị dòng tiền và giúp hoạt động quản trị có tính linh hoạt, năng động cao để nhằm thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
  • Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch dòng tiền trong ngắn hạn để có thể cân đối thu chi thường xuyên, sử dụng ít nợ vay trong hoạt động kinh doanh và dựa nhiều vào nguồn vốn của chủ sở hữu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tài chính.
  • Việc xây dựng được những chỉ tiêu về giá thành, doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sẽ giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh, thực hiện phân tích tài chính định kỳ để dễ dàng kiểm soát tình hình tài chính và tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Một số điểm hạn chế trong quản trị dòng tiền của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi bắt đầu kinh doanh, khó khăn nhất sẽ là việc duy trì dòng tiền dương để tồn tại. Việc kiểm soát được các khó khăn trong quản lý dòng tiền có ý nghĩa rất quan trọng, để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra thì doanh nghiệp cần lưu ý về dòng tiền như sau:

  • Hầu hết các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng và truyền đạt chiến lược công ty trong nội bộ doanh nghiệp. Chiến lược chính là cơ sở để phân bổ nguồn lực tiền mặt hiệu quả. Việc không xây dựng chiến lược rõ ràng sẽ khiến cho doanh nghiệp thiếu đi cơ sở quan trọng nhất để phân bổ hiệu quả nguồn lực tiền mặt. Những lý do chính thường sẽ được đưa ra là hoạt động kinh doanh có độ ổn định thấp và có tính không chắc chắn cao nên khó trong việc xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, như nhiều nhà quản trị đã phát biểu thì việc có một kế hoạch tuy không hoàn hảo nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với việc không xây dựng chiến lược nào cả. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chưa chú trọng việc thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh .
  • Doanh nghiệp chưa xây dựng các chỉ tiêu đo lường chiến lược. Điều này sẽ khiến cho việc xây dựng chiến lược dừng lại ở yếu tố định tính và khó tạo cơ sở hiệu quả trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả của việc thực thi chiến lược. Các cuộc họp của ban quản trị cấp cao hiện còn tập trung quá nhiều đến các vấn đề tác nghiệp và dành ít thời gian cho việc bàn luận các vấn đề chiến lược.
  • Các doanh nghiệp cũng đang rất hạn chế xây dựng kế hoạch dòng tiền trong dài hạn ( từ 3 – 5 năm) gắn với chiến lược, bên cạnh đó thì các kế hoạch ngân sách chi được xây dựng độc lập, hoặc là phục vụ cho các mục tiêu riêng lẻ và không phù hợp, hoặc là tách biệt với chiến lược và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch về dòng tiền chưa thực hiện phân tích độ nhạy và kiểm nghiệm được sức chịu đựng trong những bối cảnh nền kinh tế hoặc thị trường suy giảm.
  • Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có các chuyên gia tài chính chuyên nghiệp tách biệt khỏi bộ phận kế toán, phần lớn họ còn  làm việc kiêm nhiệm nhưng chủ yếu vẫn là nhiệm vụ của kế toán. Năng lực và tầm quan trọng của bộ phận tài chính thì vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nhiệm vụ, kế toán trưởng chủ yếu phụ trách mảng kế toán và mảng tài chính vẫn do Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị đảm nhiệm. Bên cạnh đó thì nhiều doanh nghiệp chưa ban hành cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ quản trị dòng tiền hay nghiệp vụ tài chính dẫn đến trường hợp các bộ phận thường gặp khó khăn khi thực hiện các nghiệp vụ này.

Tìm hiểu dòng tiền thuần trong doanh nghiệp

Dòng tiền thuần là gì?

Dòng tiền thuần ( tên tiếng Anh là Free cash flow to the firm, có ký hiệu là FCFF), đây là dòng tiền sẵn có cho toàn bộ nhà cung cấp vốn như: chủ nợ, cổ đông, nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi,…

Đây cũng là dòng tiền tự do còn lại sau khi doanh nghiệp đã thu và chi. Dòng tiền thuần được tạo ra từ hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Dòng tiền thuần là đại diện cho dòng tiền thặng dư của một doanh nghiệp nếu không có nợ.

Phương pháp xác định dòng tiền thuần 

Dòng tiền thuần trong doanh nghiệp là tổng của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh với dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính.

Trong đó:

  • Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = Tổng dòng tiền thu vào trong doanh nghiệp – Tổng dòng tiền chi ra trong doanh nghiệp
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư = Tổng dòng tiền thu vào trong hoạt động đầu tư – Tổng dòng tiền chi ra trong hoạt động đầu tư
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính = Tổng dòng tiền thu vào trong hoạt động tài chính – Tổng dòng tiền chi ra trong hoạt động tài chính

Công thức tính dòng tiền thuần là gì?

Ta có công thức cụ thể như sau:

FCFF = NI + NC + [I*(1 – TR)] – LI – IWC

Trong đó:

  • FCFF là dòng tiền thuần trong doanh nghiệp
  • NI (Net Income) là thu nhập ròng
  • NC (Non-cash charges) là khoản mục phi tiền mặt
  • I (Interest) là lãi
  • TR (Tax Rate) là mức thuế
  • LI (Long – term Investments) là mức đầu tư dài hạn
  • IWC (Investment in Working Capital) là mức đầu tư cho vốn lưu động

Vì sao doanh nghiệp lại phải xác định dòng tiền thuần?

Lý do mà doanh nghiệp phải thực hiện xác định dòng tiền thuần cụ thể như sau:

  • Xác định được giá trị thực sự của doanh nghiệp 
  • Hỗ trợ nhà quản trị điều chỉnh và cải thiện hoạt động tài chính sao cho phù hợp 
  • Giúp doanh nghiệp nhận định chính xác giá trị cổ phiếu của mình
  • Thông qua chỉ số FCFF dương hoặc âm thì doanh nghiệp có thể phân tích được tình hình và thực trạng kinh doanh hiện tại của mình

Các yếu tố khiến dòng tiền thuần suy yếu?

Kế hoạch chi tiêu không hợp lý

Nguyên nhân này cực kỳ phổ biến ở các doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động. Thiếu kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh và chưa thực sự hiểu rõ về dòng tiền nên nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng  được kế hoạch ngân sách và chi tiêu phù hợp.

Khi chưa xác định được hướng đi chính xác, doanh nghiệp dễ mắc vào việc chi tiêu quá mức, dẫn đến dòng tiền thuần bị âm.

Nếu kế hoạch chi tiêu chưa hợp lý thì doanh nghiệp sẽ không thể kịp xoay sở khi có chi phí phát sinh. Chính những khoản chi tiêu mơ hồ là nguyên nhân lớn dẫn đến sự thất bại của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Không có kỹ năng quản lý tài chính 

Kiến thức về quản lý tài chính đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một số doanh nhân tự phát chưa thể nắm vững kiến thức chuyên sâu về quản trị tài chính, điều này khiến dòng tiền bị mất cân bằng. Khi đó, doanh nghiệp không có đủ khả năng để gỡ rối tình trạng hiện tại và khiến cho tài chính tụt dốc không phanh.

Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà vô tình bỏ qua các vấn đề khác như: rủi ro từ nợ xấu hay khả năng thu hồi nợ,… Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “doanh thu cao nhưng tiền lại không về” của một số cửa hàng hiện nay.

Một số câu hỏi thường gặp về dòng tiền

Dòng tiền và lợi nhuận có phải là một không?

Dòng tiền khác hoàn toàn với lợi nhuận. Lợi nhuận hay còn gọi là doanh thu là khoản tiền kiếm được từ việc bán sản phẩm/dịch vụ và chúng không có khả năng phản ánh dòng tiền thực tế của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Trong khi đó thì dòng tiền hoàn toàn làm được điều này, tức là dòng tiền cho phép doanh nghiệp theo dõi tiền vào/ra và phân loại tiền theo nguồn gốc hoặc mục đích sử dụng.

Doanh nghiệp có cần phải báo cáo lưu chuyển tiền tệ không?

Có! Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính là một hoạt động bắt buộc trong báo cáo tài chính. Hoạt động này giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình tài chính thực sự của mình, từ đó có thể điều chỉnh và cải thiện hợp lý hơn.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Tên tiếng Anh là Cash Flow Statement), đây là bản báo cáo tài chính cung cấp tất cả dữ liệu về dòng tiền mà doanh nghiệp thu/chi từ hoạt động kinh doanh cũng như nguồn đầu tư bên ngoài. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng bản báo cáo này để nhận định thực trạng hiện tại của dòng tiền.

Trong tất cả các báo cáo tài chính thì báo lưu chuyển tiền tệ được cho là trực quan và toàn diện nhất bởi nó dựa trên dòng tiền thực mà doanh nghiệp tạo ra thông qua 3 nguồn sau:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Đây là các khoản thu, chi liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Dòng tiền từ đầu tư: Đây là các khoản thu, chi liên quan đến quá trình đầu tư, thanh lý tài sản cố định hoặc đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Đây là các khoản thu, chi liên quan đến quá trình huy động vốn từ chủ nợ và chủ sở hữu, chia cổ phần/lãi tức cho cổ đông/nhà đầu tư, mua lại cổ phần, trả vốn cho chủ nợ của doanh nghiệp.

Dòng tiền có phải là tiền mặt trong ngân hàng hay không?

Điều này là hoàn toàn sai, dòng tiền không chỉ bao gồm toàn bộ tiền mặt trong ngân hàng mà chúng còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: trang thiết bị, tài sản, cơ sở vật chất, cổ phiếu, chứng khoán,…

Dòng tiền âm đồng nghĩa với doanh nghiệp phá sản đúng không?

Không! Dòng tiền âm chỉ phản ánh một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa hợp lý. Vì vậy, khi xảy ra dòng tiền âm thì nhà quản trị cần xây dựng lại chiến lược kinh doanh và tìm cách quản lý tài chính hợp lý hơn để cải thiện tình trạng này.

Dòng tiền được coi là “tấm gương” phản chiếu chân thật nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để tăng trưởng doanh thu thì doanh nghiệp hãy duy trì và kiểm soát dòng tiền thật tốt nhé! Trên đây là thông tin mà 3Gang muốn gửi đến bạn về dòng tiền, hy vọng thông qua bài viết bạn đọc đã tìm kiếm được lượng thông tin cần thiết cho mình. 3Gang xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý bạn đọc đã dành thời gian tham khảo bài viết của chúng tôi!

Zalo Chat