Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản và tất tần tật kiến thức về đồng tiền Nhật Bản

don-vi-tien-te-cua-nhat-ban

Từ xưa đến nay, Nhật Bản được coi là một trong những quốc gia luôn thu hút sự chú ý của công dân trên toàn Thế giới đến để học tập, du lịch, và làm việc. Vì vậy, những câu hỏi xoay quanh vấn đề tiền tệ của Nhật Bản được quan tâm hơn cả. Đơn vị tiền của Nhật là gì? Tiền Nhật có những mệnh giá nào? Có thể đổi tiền Nhật ở đâu? là những thắc mắc phổ biến của những người quan tâm đến “xứ sở hoa anh đào”. Trong bài viết dưới đây, 3Gang sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp những câu hỏi phía trên nhé!

Tiền Nhật gọi là gì? Các đơn vị tiền Nhật

Cũng giống như đơn vị Việt Nam Đồng ở nước ta, đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là Yên – trong tiếng Nhật là (En) có nghĩa là vật hình tròn hoặc vòng tròn.  Đồng Yên Nhật có ký hiệu là ¥ và có mã trên hệ thống tiền tệ thế giới là JPY.  Yên là đơn vị tiền tệ lưu thông trên toàn nước Nhật và được sử dụng trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, thương mại, đến hợp tác kinh doanh, … Mệnh giá của tiền Yên tương đối cao. Tỉ giá hối đoái này có thể thay đổi nhẹ khi thị trường có sự biến động. Tuy nhiên, xét theo mặt bằng chung, đồng Yên của Nhật Bản là 1 trong những loại tiền có giá trị ổn định nhất.

Các loại tiền với những mệnh giá khác nhau không chỉ có ý nghĩa về mặt giá trị mà chúng cũng có lịch sử thời gian phát hành khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của xã hội và quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Tiền Yên đã trở thành đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật Bản từ ngày 27.06.1871.

Hiện tại, tiền Yên Nhật được lưu hành dưới 2 hình thức đó là: tiền giấy và tiền xu kim loại do ngân hàng Nhật Bản phát hành.

Cụ thể:

– Tiền giấy có 4 mệnh giá khác nhau gồm: tờ 10.000 yên, 5.000 yên, 2.000 yên và 1.000 yên

– Tiền xu kim loại có 6 mệnh giá khác nhau gồm: đồng 500 yên, 50 yên, 10 yên, 5 yên và 1 yên

Bên cạnh đồng Yên là đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật còn có đồng Man, và đồng Sen.

Đồng Man cũng là đơn vị tiền tệ của Nhật tuy nhiên lại không được sử dụng phổ biến và rộng rãi như đồng Yên. Giá trị của đồng Man cao hơn giá trị của đồng Yên, 1 Man Nhật = 10.000 Yên. Nhiều lao động làm việc tại Nhật thường sử dụng tiền Man vì tính tiện dụng của nó, cũng như có thể rút ngắn được nếu số tiền quá lớn.

Đồng Sen cũng là đơn vị tiền tệ của Nhật, có giá trị thấp hơn đồng Man, và cao hơn đồng Yên. Tương tự như đồng Man, đồng Sen không được sử dụng rộng rãi. 1 đồng Sen ~ 1000 Man.

Các loại mệnh giá tiền Nhật Bản

Đối với các đối tượng lao động sang Nhật làm việc hoặc du học sinh tới quốc gia này để học tập, hay khách du lịch tại xứ sở hoa anh đào, việc trang bị cho mình những thông tin cơ bản về đồng Yên Nhật là rất cần thiết. Ở Nhật, đồng Yên có nhiều mệnh giá khác nhau. Có 2 loại tiền của Nhật được lưu hành trên toàn quốc đó là tiền xu kim loại và tiền giấy. Cần lưu ý rằng tiền xu có mệnh giá thấp và tiền giấy có mệnh giá cao.

Tiền xu kim loại

Tiền xu kim loại Nhật Bản có nhiều mệnh giá khác nhau. Trên 2 mặt tiền xu đều có in giá trị và năm phát hành cũng như có biểu tượng riêng. Bên cạnh đó, chất liệu của từng đồng xu cũng khác nhau. Đồng tiền xu Nhật Bản có mệnh giá nhỏ hơn, thông thường là tiền lẻ và được sử dụng ở các máy bán hàng tự động, để mua vé tàu điện ngầm hoặc được dùng để trả lại tiền thừa trong các siêu thị tiện lợi.

Đồng 1 Yên

hinh-anh-dong-1-yen
hinh-anh-dong-1-yen

Trong các mệnh giá tiền của Nhật, đồng 1 Yên có giá trị sử dụng nhỏ nhất. Đồng tiền này có đường kính ngoài 20mm, trọng lượng 1g, bề dày khoảng 1.5mm, được sản xuất từ nhôm và có mặt hình tròn. Mặt chính của đồng 1 Yên có khắc hình một con rồng cùng với dòng chữ tròn bao xung quanh. Mặt sau của nó được khắc hình mặt trời, bao quanh bởi một vòng hoa.

Đồng tiền này cũng có thêm hình huy hiệu hoa cúc – được coi là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản với hai con dấu của chính phủ Nhật Bản ở hai bên.

Tuy có giá trị nhỏ, xong đồng 1 Yên lại có rất nhiều tiện dụng trong đời sống hàng ngày. Người dân dùng nó để mua đồ tại chợ hay siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay gửi thư bưu điện, gọi điện thoại công cộng, … Nếu đi chùa ở Nhật Bản bạn cũng có thể thấy họ hay đặt đồng 1 Yên vào tượng Phật, hòm công đức, hay hồ nước.

Đồng 5 Yên

hinh-anh-dong-5-yen
hinh-anh-dong-5-yen

Cùng với đồng 1 Yên, đồng 5 Yên cũng được xem là một mệnh giá “tiền lẻ” trong hệ thống đơn vị tiền tệ. Nó được người dân sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Đồng 5 Yên Nhật có đường kính ngoài là 22mm, đường kính trong 5mm, trọng lượng 3.75g và bề dày khoảng 1.5mm, được làm từ chất liệu đồng thau. Đây là đồng xu may mắn bởi cách phát âm tiếng Nhật của đồng xu này. Trong tiếng Nhật nó được đọc là “goen” mang ý nghĩa là “kết nối tốt”, một lỗ tròn ở trung tâm đồng tiền này theo người Nhật biểu thị cho “một cái nhìn thông suốt về tương lai”.

Đặc biệt hơn, đồng 5 Yên này là tượng trưng cho ngành nông nghiệp, công nghiệp và ngư nghiệp của Nhật Bản. Chính vì lẽ đó, nó cũng là đồng tiền có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng. Mặt trước đồng tiền xu này khắc hình bông lúa và nước – đặc điểm nông nghiệp,  xung quanh lỗ tròn ở giữa đồng 5 Yên được thiết kế y hệt như 1 chiếc bánh răng điểm tượng trưng cho công nghiệp; và ở mặt sau đồng tiền in chữ Nhật Bản và mệnh giá 5 Yên được cách nhau bởi 1 nhành cây.

Ngoài giá trị mang tính biểu tượng, đồng 5 Yên cũng được người dân sử dụng rộng rãi để mua đồ nhỏ lẻ tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, …

Đồng 10 Yên

hinh-anh-dong-10-yen
hinh-anh-dong-10-yen

Đồng 10 Yên được coi là 1 mệnh giá tiền lẻ trong hệ thống tiền tệ của Nhật Bản. Nó vừa được sử dụng trong giao thường hằng ngày, vừa có giá trị lưu trữ, sưu tập khá cao. Đồng xu này có đường kính ngoài 23.5mm, trọng lượng 4.5g, bề dày khoảng 1.5mm và được đúc bằng đồng đỏ, hiện vẫn đang lưu hành tương đối nhiều trên thị trường.

Mặt trước của đồng xu 10 Yên được khắc hình Phượng Hoàng cảnh của Byodo-in, mặt sau lại được chạm khắc hình ngôi chùa Byoudouin – một ngôi chùa cổ xưa ở Kyoto, đây được xem là 1 trong những biểu tượng Phật giáo của Nhật.

Ngày nay, đồng 10 Yên Nhật được rất nhiều người yêu thích, tìm kiếm để làm bộ sưu tập cho bản thân hoặc mang đi tặng, biếu với ý nghĩa cầu chúc một cuộc sống an lành, nhiều điều may mắn.

Đồng 50 Yên

hinh-anh-dong-50-yen
hinh-anh-dong-50-yen

Tương tự như đồng 5 Yên, đồng 50 Yên cũng có 1 lỗ tròn ở giữa. Đây là 1 trong 2 đồng tiền duy nhất tại Nhật có kết cấu như vậy. Đồng 50 Yên có đường kính ngoài 21mm, đường kính trong 4mm, trọng lượng 4g, bề dày khoảng 1.7mm, làm từ chất liệu đồng bạc rất khó bị hoen gỉ. Mặt sau của nó có khảm hình hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản. Loài hoa này là biểu trưng cho hoàng tộc Nhật Bản, đồng thời cũng xuất hiện trên Quốc huy của đất nước này.

Đồng 100 Yên

hinh-anh-dong-100-yen
hinh-anh-dong-100-yen

Trong khi các loại đồng xu ở trên thường được đúc bằng đồng thau hoặc nhôm, thì đồng 100 Yên được đúc bằng đồng trắng, giúp đồng tiền luôn sáng bóng, đẹp, và không bị hoen gỉ. Đồng 100 Yên có đường kính 22.6mm, khối lượng 4.8g, bề dày 1.7mm. Xét về tỷ giá, nó có giá trị gần bằng 1 đô la Mỹ và đây cũng được xem là 1 trong những đồng tiền được người dân sử dụng nhiều nhất tại Nhật Bản.

Đồng 500 Yên

hinh-anh-dong-500-yen
hinh-anh-dong-500-yen

Trong hệ thống đơn vị tiền của nước Nhật, đồng 500 Yên chính là đồng tiền xu có mệnh giá cao nhất. Nếu đổi ra tiền Việt, 1 đồng xu này có giá trị tương đương với khoảng 100.000 đồng.

Đồng 500 Yên có đường kính 26.5mm, khối lượng 7g, bề dày 1.8mm, được sản xuất từ chất liệu đồng Niken – 1 nguyên liệu khá cao cấp. Đây là đồng xu có kích thước và khối lượng lớn nhất trong hệ thống đồng xu Nhật.

Không chỉ được dùng trong những hoạt động giao thương thông thường, đồng 500 Yên Nhật còn được sử dụng rất nhiều tại các máy bán hàng tự động (vì loại máy này chỉ chấp nhận các đồng tiền xu 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên). Ở đất nước này có siêu thị 100 Yên, trong đó bạn có thể mua được nhiều đồ dùng thiết yếu trong sinh hoạt.

Tiền giấy Nhật Bản

Tiền giấy Nhật Bản có mệnh giá lớn hơn, thường là “tiền chẵn”, được in với nhiều chi tiết bắt mắt gắn liền với hình ảnh của những nhân vật nổi tiếng trong từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước Nhật Bản.

Đồng 1000 Yên Nhật

hinh-danh-dong-1000-yen
hinh-danh-dong-1000-yen

Tờ 1000 Yên hay còn được gọi là 1 Sên, là loại tiền có mệnh giá thấp nhất trong nhóm tiền giấy nhưng lại được sử dụng lưu hành rộng rãi trên thị trường Nhật Bản. Đồng tiền này ấn bản năm 2004, cả 2 mặt đều in những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng, đại diện cho văn hoá và sự phát triển của nước Nhât.

Mặt trước của tờ 1000 Yên in hình ảnh nhà khoa học Noguchi Hideyo – một nhân vật vô cùng nổi tiếng, người đã phát minh ra loại vắc-xin có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa 1 loại vi-rút nhiệt đới. Mặt sau của tờ tiền là hình núi Phú Sĩ – một biểu tượng của Nhật Bản và hoa Sakura.

Đồng 2000 Yên Nhật

hinh-anh-dong-2000-yen-nhat
hinh-anh-dong-2000-yen-nhat

Cùng với tờ 1000 Yên, tờ 2000 Yên còn gọi là 2 Sên là một trong những loại tiền được người dân sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, những du khách tới Nhật rất thích sưu tầm loại mệnh giá này bởi lý do thẩm mỹ và để làm quà tặng người thân hoặc bạn bè của mình.

Mặt trước của tờ 2000 Yên có in hình Shureimon – cổng lâu đài Shuri – từng là một địa điểm có vai trò quan trọng đối với vương quốc Ryukyu. Mặt sau là hình ảnh The Bekk Cricket ở chương thứ 38 của cuốn sách The Table of Genji Scroll và bức chân dung của Murasaki Shikibu tác giả câu chuyện đó.

Đồng 5000 Yên Nhật

hinh-anh-dong-5000-yen
hinh-anh-dong-5000-yen

Đây là tờ tiền có giá trị lớn trong hệ thống tiền tệ của Nhật Bản. Tương tự như các tờ tiền khác, tờ 5000 Yên Nhật hay còn gọi là 5 Sên Nhật cũng gửi gắm 1 thông điệp của dân tộc đến người dân cả nước thông qua những chi tiết, hoạ tiết được in trên đó.

Tờ tiền này được ấn bản năm 1984 với mặt trước là hình ảnh một nhân vật nữ cực kỳ nổi tiếng trong lịch sử – văn hoá Nhật Bản. Bà chính là Higuchi Ichiyo – một nhà văn tiêu biểu với cuộc sống, được xem như biểu tượng vươn lên của người Nhật. Higuchi ichiyo sinh ra trong một gia đình trung lưu có cuộc sống khốn khó và đã phải bỏ học giữa chừng khi còn đang học tiểu học.

Để mưu sinh và phụ giúp gia đình, bà phải làm rất nhiều công việc khác nhau. Trong suốt sự nghiệp của đời mình, bà chỉ xuất bản được 21 tác phẩm trước khi qua đời ở độ tuổi còn rất trẻ – 24 tuổi do bệnh lao vào năm 1896.

Bà chính là tiểu thuyết gia quan trọng của giai đoạn đầu thời kỳ Minh Trị và cũng là nhà văn nữ đầu tiên xuất hiện sau hơn 1000 năm từ thời đại Bình An.

Mặt sau của tờ tiền này là hình ảnh Cánh đồng Kakitsubata Flowers.

Đồng 10.000 Yên Nhật

hinh-anh-dong-10000-yen
hinh-anh-dong-10000-yen

Tờ 10.000 Yên là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất trong hệ thống tiền tệ của Nhật Bản, có giá trị tương đương khoảng 2.000.000 VNĐ. Ngoài ra, nó còn được biết đến với tên gọi khác là “man”, “lá” hay 1 vạn Yên. Tương tự như đồng 2000 Yên và 5000 Yên, tờ tiền này phần lớn được sử dụng trong giao dịch ở các ngân hàng.

Mặt trước của tờ tiền này in hình ông Fukuzawa Yukichi (Cuối Edo đầu thời Meiji (1935 – 1901)– một nhà triết học nổi tiếng người Nhật Bản. Ông xuất thân là một võ sĩ đạo và cũng là một nhà cải cách giáo dục có ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục đất nước Nhật Bản vào thời đại Minh Trị. Đồng thời, ông cũng chính là người đã mang những tinh tuý của trời Tây về để truyền bá cho nhân dân trong nước. Điều này đã góp phần không nhỏ tạo nên sự hưng thinh cho thời đại Minh Trị Duy Tân. Ông cũng chính là người sáng lập nên Đại học Keio Gijuku.

Mặt sau của tờ 10.000 Yên in  hình chim Phượng Hoàng (Công Trung Quốc) ở đền thần Byodoin.

Cách đọc các mệnh giá tiền Nhật Bản

Trước khi muốn qua Nhật học tập, làm việc hay du lịch, bạn cũng nên tìm hiểu cách đọc mệnh giá tiền Nhật Bản để tránh bỡ ngỡ cũng như nắm rõ cách người dân tại xứ sở hoa anh đào đọc chúng như nào nhé.

Cách gọi của người Nhật:

  •       1000 Yên = 1 Sen Yên (sẽ đọc là Sên Ên)
  •       2000 Yên = 2 Sen Yên (sẽ đọc là Ni Sên Ên)
  •       5000 yên = 5 Sen Yên (sẽ đọc là Gô Sên Ên)
  •       10.000 Yên = 1 Man (sẽ đọc là Ichi Man Ên)
  •       10 Sen Yên = 1 Man (sẽ đọc là Ichi Man Ên)

Cách gọi của du học sinh Việt Nam khi sang Nhật:

  •       10.000 Yên = 1 Vạn = 1 Man = 1 Lá

Có một lưu ý nhỏ bạn cần nhớ, đó là theo cách phát âm tiếng Nhật 10.000 sẽ đọc là “man” vậy nên nếu sang Nhật có người nói giá của món đồ này là1 man, 2 man, … thì bạn cần hiểu là món đồ đó có giá 10.000 Yên và 20.000 Yên. Và đây cũng chỉ là cách đọc số hàng vạn của người Nhật thôi chứ không phải “man” là một đơn vị tiền tệ đâu nhé.

Các địa chỉ để đổi tiền Nhật

cac-dia-chi-doi-tien-yen-nhat
cac-dia-chi-doi-tien-yen-nhat

Với bất cứ ai có nhu cầu đến Nhật Bản, dù với mục đích để đi du lịch, du học, hay làm việc, … thì việc chuẩn bị cho mình những “tờ bạc” có đơn vị tiền tệ Nhật Bản là vô cùng cần thiết và quan trọng. Điều này giúp họ tận hưởng kỳ nghỉ tại Nhật Bản, mua sắm, ăn uống hoặc để duy trì cuộc sống tại “vùng đất mới”. Tuy nhiên, không phải nơi nào bạn cũng có thể đổi được tiền Nhật. Để đảm bảo việc đổi tiền được nhanh chóng, chính xác và uy tín nhất, bạn có thể chọn đổi tiền Nhật theo một trong những cách sau đây:

Đổi trực tiếp tại Ngân hàng

Ngân hàng chính là địa chỉ uy tín nhất để bạn thực hiện đổi tiền Việt sang tiền Nhật. Không chỉ là nơi gửi, giao dịch tiền Việt, đây còn là nơi tích trữ 1 lượng ngoại hối rất lớn, trong đó bao gồm cả đơn vị tiền tệ Nhật Bản. Bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng và thực hiện yêu cầu đổi tiền từ VND sang Yên Nhật. Giao dịch viên sẽ giúp bạn xử lý theo quy trình và giao lại tiền Nhật sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục.

Đổi tại các tiệm vàng

Ngoài Ngân hàng thì tiệm vàng cũng là một trong những địa điểm dễ dàng đổi được tiền Yên nhất. Tuy nhiên, bạn cần tìm đến những tiệm vàng lớn mới có khả năng đổi được tiền Nhật vì những tiệm vàng nhỏ rất hạn chế tích trữ hay mở dịch vụ thu đổi ngoại hối.

Đổi ở các sân bay

Đây chắc chắn là địa điểm mà bạn có thể đổi tiền Yên Nhật bất cứ lúc nào. Tại các sân bay quốc tế luôn có sẵn quầy dịch vụ đổi tiền ngoại tệ cho những hành khách có nhu cầu. Bạn chỉ cần đến đó và đưa ra yêu cầu đổi tiền, nhân viên sẽ tiến hành trao đổi cho bạn ngay lập tức. Tuy nhiên, đây là cách khá “mạo hiểm” nếu bạn đến sân bay muộn và phải nhanh chóng chuẩn bị cho chuyến bay.

Tỉ giá đồng Yên Nhật

Chắc chắn sẽ có bạn thắc mắc là tiền của nước mình đổi sang Yên Nhật là bao nhiêu.

Tỷ giá tính theo thời điểm 26/11/2022

 Đô la Mỹ: 1USD = 139.12 Yên Nhật

 Đài tệ: 1 Tệ = 4.5 Yên,

Nhân dân tệ: 1 tệ = 19.39 Yên

Won Hàn Quốc: 100 won = 10.42 Yên.

Quy đổi từ tiền Yên Nhật sang Việt Nam Đồng

Khi quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển và rộng mở sẽ tạo cơ hội cho ngành thương mại và xuất khẩu lao động 2 nước thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đồng tiền Nhật Bản được lưu thông và giao dịch nhiều không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới.

Trong sinh hoạt hàng ngày tại nước Nhật, trong bất kỳ giao dịch mua bán nào tại cửa hàng hay siêu thị, các bạn cũng cần nắm rõ giá cả và so sánh. Hiện nay bạn chỉ cần gõ “1 Yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam” trên google lập tức sẽ ra một danh sách các trang hoặc ứng dụng cài đặt mà bạn có thể dùng để tra cứu tỷ giá một cách nhanh chóng.

So sánh mỗi thời điểm trong ngày hoặc các ngày trong tuần, tỷ giá đồng Yên Nhật Bản sẽ biến động có thể tăng lên hay giảm đi. Và ở mỗi ngân hàng sẽ áp dụng một tỷ giá khác nhau. Do vậy tỷ giá quy đổi đồng Nhật sẽ không phải là luôn luôn cố định.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, hãy cùng đọc ví dụ cụ thể dưới đây: Tỷ giá đồng Yên Nhật hôm nay quy đổi ra tiền Việt Nam đồng là 178.04 (cập nhật ngày 26/11/2022). Vậy các mệnh giá tiền tương đương sẽ như sau:

Yên Nhật (JPY) Việt Nam Đồng (VND)
¥1 178.04 VND
¥5 890.21 VND
¥10 1,780.41 VND
¥50 8,902.07 VND
¥100 17,804.13 VND
¥500 89,020.67 VND
¥1,000 178,041.34 VND
¥2,000 356,082.67 VND
¥5,000 890,206.68 VND
¥10,000 1,780,413.35 VND

Tình hình sử dụng tiền mặt tại quốc gia Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu xu hướng cải tiến công nghệ, nói không với việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được áp dụng triệt để rộng khắp cả nước, trong thực tế vẫn còn chậm lại so với một số quốc gia đi sau như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Điển, … Tại xứ sở hoa anh đào, dân số già hóa chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản vẫn duy trì lưu hành và giao dịch bằng tiền mặt nhiều hơn so với phương thức thức thanh toán điện tử.

Theo thống kê tại Nhật Bản, cứ 10 giao dịch mua bán thì có 8 giao dịch trong đó thực hiện bằng tiền mặt – tương đương với khoảng 80%. Một số quốc gia đang đặt ra mục tiêu hướng tới không còn lưu thông tiền mặt mà sẽ chuyển dần sang sử dụng phương thức thanh toán điện tử như Mỹ, Anh, Ấn Độ, Trung Quốc. Tiêu biểu trong các nước ở khu vực Bắc Âu, Thụy Điển là quốc gia sử dụng ít tiền mặt nhất châu Âu. 59% các giao dịch của người dân Thụy Điển không sử dụng tiền mặt, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

tinh-hinh-su-dung-tien-mat-tai-nhat-ban
tinh-hinh-su-dung-tien-mat-tai-nhat-ban

Mặc dù Nhật Bản lưu thông tiền mặt nhiều nhưng với mức độ an ninh cao khiến người dân của đất nước này cũng yên tâm khi mang theo tiền mặt bên mình. Rất nhiều thực tập sinh qua Nhật làm cũng đã tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng có đầy đủ thông tin nên luôn thường trực cảm giác lo lắng mỗi khi mang tiền mặt bên mình khi ở Nhật.

Việc thay đổi thói quen từ sử dụng tiền mặt sang giao dịch bằng tiền điện tử không thể giải quyết ngay trong thời gian ngắn, đặc biệt là với quốc gia có tỷ lệ dân số già chiếm đa số như Nhật Bản. Để làm được điều này cần có sự kết hợp và hỗ trợ từ nhiều phía. Quốc gia này đang cố gắng phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ thanh toán bằng hình thức điện tử sẽ đạt tới 40%.

Bên cạnh đó để khuyến khích người dân thay đổi thói quen này, Nhật Bản đã áp dụng các chương trình ứng dụng có sử dụng điểm thưởng và khuyến mại giảm giá khi thực hiện thanh toán ví dụ như sử dụng ví điện tử PayPay. Trong tương lai không xa, Nhật Bản cũng sẽ dần dần loại bỏ tiền giấy và tiền xu đang lưu thông như hiện nay. Cùng với hình thức khuyến khích thanh toán điện tử, chính phủ Nhật Bản cũng rất chú trọng xây dựng và quản lý chặt chẽ an ninh mạng. Tránh hiện tượng các hacker công kích xâm nhập tài khoản của người tiêu dùng.

Kết luận

Với tất tật những thông tin chi tiết phía trên, 3Gang đã giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là gì? Tiền Nhật có nhữnh mệnh giá nào? Cách quy đổi tiền Nhật sang tiền Việt ra sao? Muốn đổi tiền Nhật thì tới đâu?, … Hi vọng những ai đang có ý định du lịch Nhật Bản, hoặc qua xứ sở hoa anh đào này để học tập, làm việc sẽ nhờ bài viết phía trên mà có cho mình những trang bị cần thiết và bổ ích nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo để cập nhật nhiều kiến thức thú vị hơn nữa.

Zalo Chat