Biên độ là gì? Đây là thắc mắc nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để giải đáp băn khoăn về thuật ngữ này nhé.
Khái niệm về biên độ?
Biên độ tiếng anh là Daily trading limit, được hiểu là giới hạn dao động. Cụ thể, giới hạn dao động đã được quy định trong một khoảng thời gian nhất định. Khi nhắc đến thuật ngữ này, các chủ thể thường phải xác định được mình đang xét ở trong lĩnh vực nào.
Trong một phiên giao dịch chứng khoán, số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm, lúc này được gọi là biên độ dao động. Nói một cách dễ hiểu hơn, để xác định giá trần và giá sàn của một phiên giao dịch, thông thường sẽ lấy giá tham chiếu cộng trừ biên độ dao động
Biên độ quy định ở một số sàn chứng khoán hiện nay như sau: Trên sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và sàn UpCOM là 15%. Dẫn chứng: cổ phiếu VPB có giá tham chiếu ở sàn HOSE ngày 30-9 là 30.000.000 VND. Biên độ dao động của sàn HOSE là 7%, tương ứng với 2.100 VND. Giá trần (+7%) sẽ là 32.100.000 VND, còn giá sàn của cổ phiếu (-7%) là 28.900.000 VND
Tại phiên giao dịch đầu tiên đối với một cổ phiếu mới lên sàn, giá tham chiếu chỉ là giá tham chiếu lý thuyết. Mức giá được xác định dựa trên công ty chứng khoán khuyến nghị giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành, cùng lĩnh vực. Chỉ số dao động lớn hơn so với biên độ cho lần niêm yết đầu giúp loại bỏ tình trạng giá tham chiếu lý thuyết không được chính xác.
Biên độ dao động giá là gì?
Theo các nhà nghiên cứu, biên độ dao động giá là phần trăm(%) giá của cổ phiếu được phép tăng hoặc giảm trong một ngày trên sàn giao dịch. Bình thường, số phần trăm biểu hiện sự biến động này được xác định bằng cách lấy mức giá tham chiếu ± số phần trăm (%) theo quy định. Khi các nhà đầu tư thực hiện giao dịch, mức giá cho phép mua cổ phiếu sẽ là giá trần, tức là mức giá cao nhất. Giá bán cổ phiếu tối thiểu ở mức giá sàn, tức là mức giá thấp nhất do nhà nước quy định. Lệnh giao dịch sẽ không hợp lệ và vi phạm khi mức giá bán nằm ngoài quy định này.
Thuật ngữ biên độ dao động giá là giới hạn dao động chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với giá tham chiếu. Tại Việt Nam, sau khi Uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận, biên độ dao động sẽ do Sở giao dịch chứng khoán quyết định. Trong một số trường hợp cần thiết, biên độ giá được điều chỉnh theo lệnh của ủy ban chứng khoán.
Tìm hiểu ý nghĩa của biên độ dao động giá
Các thuật ngữ cần biết
Một số thuật ngữ cần nắm được khi tìm hiểu về biên độ giá đó là:
1. Giá trần/sàn
Giá trần là mức giá cao nhất. Giá sàn là mức giá thấp nhất xét ở biên độ dao động giá cho phép trong ngày của một loại chứng khoán. Cách xác định cụ thể như sau:
- Giá trần = Giá tham chiếu + ( Giá tham chiếu*Biên độ dao động giá)
- Giá sàn = Giá tham chiếu – ( Giá tham chiếu* Biên độ dao động giá)
2. Giá đóng cửa
Giá đóng cửa được hiểu là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch của một mã chứng khoán. Trong ngày giao dịch, nếu không có giá thực hiện thì giá đóng cửa được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Đây là giá nhằm mục đích xác định mức giá trần và giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.
3. Quy tắc làm tròn giá
Trên đây là những khái niệm, thông tin cơ bản nhất về biên độ trong đầu tư. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi có thể cung cấp thêm cho bạn kiến thức để hỗ trợ trong việc đầu tư của mọi người. Hãy nghiên cứu thật kỹ và tính toán trước khi bắt đầu thực hiện hành trình đầu tư của bản thân nhé.