Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự thất bại của Doanh nghiệp. Đó có thể là do sự thiếu quan tâm của người tiêu dùng, hay một chiến dịch tiếp thị thất bại của các doanh nghiệp,…Mặc dù vậy, một trong những yếu tố góp phần làm doanh nghiệp của bạn bị thất bại là vấn đề quản lý tài chính– kế toán.
Tăng trưởng “chín ép”
Một công ty kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đã bắt đầu thử nghiệm với Google Ads. Trong tháng đầu tiên, công ty đã lấy lại vốn rất nhanh. Người điều hành ngay lập tức tăng chi tiêu quảng cáo gấp 5 lần và dự đoán doanh số bán hàng cũng sẽ tăng gấp 5 lần. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Người giám đốc ấy đã chỉ đạo khai thác rất nhiều khách hàng tiềm năng nhưng lại không thu hồi được lợi nhuận đáng kể bởi họ không phù hợp với sản phẩm công ty, tức dù tiếp cận được khách hàng nhưng không bán được sản phẩm. Và việc chi tiêu quảng cáo nhiều hơn lợi nhuận thu về đã ảnh hưởng khá nhiều tới tài chính công ty, dẫn tới công ty phải vay vốn để trang trải số tiền thiếu hụt trong thời gian qua.
Câu chuyện trên cho thấy mục tiêu tăng trưởng là tốt nhưng cũng phải nhìn nhận từ nhiều phía, liệu con số mục tiêu đưa ra có đạt được hay không, đây là trách nhiệm khá lớn đối với giám đốc tài chính khi nói về chiến lược kinh doanh.
Chi tiêu quá nhiều vào việc bán hàng
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, những kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới lúc nào cũng phải cân nhắc. Có hai số liệu để xác định liệu khách hàng này có mang lại lợi nhuận mà doanh nghiệp đã dự đoán hay không, đó là:
- Chi phí nhận được: là số tiền mà khách hàng chi trả sản phẩm.
- Giá trị lâu dài: là tổng doanh thu mà khách hàng bỏ ra trong thời gian dài.
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng giá trị lâu dài phải lớn hơn chi phí nhận được. Điều đó có nghĩa là việc doanh nghiệp có khách hàng trung thành sẽ tốt hơn là khách hàng “tạm thời”. Bằng cách này, giám đốc tài chính hay lãnh đạo sẽ nắm rõ hơn dòng tiền của công ty.
Việc chi quá nhiều vào việc bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ có được lợi nhuận nhưng rất thấp. CFO cần suy xét chi phí nào cần chi, cái nào cần tinh lược. Bởi ngoài ra còn phải chi ra nhiều thứ khác như: tiền lương của nhân viên, tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền internet,…Nếu không làm tốt điều này, việc mất cân đối thu – chi sẽ ảnh hưởng dần dần tới bảng tài chính doanh nghiệp.
Tính toán lợi nhuận không chính xác
Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em khi bán sản phẩm ra thị trường với giá cao hơn giá gốc 30-40%, thế nhưng khi chuẩn bị bảng cân đối cuối năm mới nhận ra bị lỗ. Xảy ra tình trạng này là bởi doanh nghiệp đó đã không xem xét chi phí chênh lệch gồm: phí giao dịch, phí vận chuyển (thay đổi theo từng đơn đặt hàng), chi phí lưu kho và quan trọng nhất – chi phí lợi nhuận.
Không chỉ doanh nghiệp trên mà đa số các doanh nghiệp cảm thấy rằng họ sẽ nhận lại khá nhiều tiền lãi trong giao dịch nhưng thực tế họ phải chi trả quá nhiều chi phí xung quanh mà không kiểm soát trước.
Chính vì thế, dự đoán những chi phí sẽ phát sinh là cách làm thông minh sẽ giúp doanh nghiệp định hình giá bán ổn định hơn khi tới tay người tiêu dùng.
Chậm trễ thanh toán
Việc khách hàng chậm chi trả hay nợ tiền, dù số tiền không nhỏ nhưng cũng đủ gây trở ngại không ít tới doanh nghiệp, nhất là những công ty làm việc với nhà cung cấp.
Bởi không phải nhà cung cấp nào cũng đủ thời gian chờ đợi khoản tiền cần thanh toán, điều này sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh doanh nghiệp và có thể trong tương lai họ không hợp tác cùng.
Cách tốt nhất, doanh nghiệp nên thường xuyên giải quyết thanh toán trong phạm vi khoảng 3 tháng. Điều đó có nghĩa nếu không thanh toán hoặc chậm chi trả trên 3 tháng thì có thể cản trở nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.
Quản lý thuế không đúng cách
Đóng thuế Thuế không chỉ là nghĩa vụ mà buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện dù có muốn hay không mà còn phải thanh toán đúng thời hạn. Bất cứ khi nào doanh nghiệp nào bỏ lỡ thời hạn đóng thuế, nó có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc kinh doanh doanh nghiệp. Do đó, phải tính toán chính xác thuế trong kế hoạch tài chính.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định thuế ước tính cần phải trả trong năm tiếp theo, khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào kế hoạch dự kiến tăng trưởng và ngân sách tài chính do Bộ Tài chính quy định trong bộ luật ban hành.
Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về thuế cũng có thể ảnh hưởng đến tài chính. Ví dụ như tỷ giá thuế luôn thay đổi từ 12% lên 12,36% và sau đó lên 15% chỉ trong thời gian ngắn, buộc doanh nghiệp phải “trở tay” nhanh chóng để xác định khung giá vào sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức mình.
Quản lý số tiền để sử dụng nộp tiền thuế là rất quan trọng. Một doanh nghiệp có thể nợ nần đối với khách hàng, đối tác làm ăn. Nhưng tuyệt nhiên không thể nợ Thuế. Vậy nên khi quản lý tài chính thì bạn luôn cần phải quản lý Thuế chặt chẽ.
Hãy luôn trong trạng thái là xác định được số tiền Thuế mà mình cần phải nộp trong những thời gian tới. Nếu chậm Thuế thì sẽ có rất nhiều các vấn đề phát sinh xảy ra với doanh nghiệp của bạn. Việc làm ngơ với các khoản Thuế là sai lầm của nhiều doanh nghiệp mắc phải.
Vì vậy, cần có kế hoạch bổ trợ cho những phát sinh đột ngột trên, nhà quản trị phải luôn cập nhật thông tin và phổ biến lại nhân viên để có thể cân chỉnh chính xác nguồn chi tiêu hợp lý.
555
555
555
555
555
555
555
555
555
555
555
555
555
555
555
555
(select(0)from(select(sleep(15)))v)/*’+(select(0)from(select(sleep(15)))v)+'”+(select(0)from(select(sleep(15)))v)+”*/
-1; waitfor delay ‘0:0:15’ —
-1); waitfor delay ‘0:0:15’ —
1 waitfor delay ‘0:0:15’ —
x8dLcCbj’; waitfor delay ‘0:0:15’ —
-5 OR 157=(SELECT 157 FROM PG_SLEEP(15))–
-5) OR 520=(SELECT 520 FROM PG_SLEEP(15))–
-1)) OR 890=(SELECT 890 FROM PG_SLEEP(15))–
XPoIKXEk’ OR 620=(SELECT 620 FROM PG_SLEEP(15))–
MSdy2oKf’) OR 220=(SELECT 220 FROM PG_SLEEP(15))–
2JEVLtec’)) OR 365=(SELECT 365 FROM PG_SLEEP(15))–
555*DBMS_PIPE.RECEIVE_MESSAGE(CHR(99)||CHR(99)||CHR(99),15)
555’||DBMS_PIPE.RECEIVE_MESSAGE(CHR(98)||CHR(98)||CHR(98),15)||’
555
555