Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là hình thức cho vay trái phép rất dễ bắt gặp trên thị trường hiện nay. Vậy cụ thể tín dụng đen là gì và tại sao hoạt động tài chính này lại bị nghiêm cấm tại Việt Nam? Tín dụng đen gây ra những tác hại tiêu cực thế nào đối với người vay cũng như xã hội? Hãy cùng 3Gang tìm hiểu ngay.

1.Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là hình thức cho vay tín dụng với lãi suất rất cao (hay nói cách dễ hiểu hơn là cho vay nặng lãi) từ các cá nhân hoặc các tổ chức không có giấy phép kinh doanh hoạt động cho vay.

Tín dụng đen là hình thức cho vay không được pháp luật Việt Nam công nhận. Hiện nay ở Việt Nam, chỉ có các tổ chức tín dụng, ngân hàng mới được cấp phép về hoạt động cho vay.

2. Đặc điểm của tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen có một số đặc điểm cụ thể như sau:

  • Lãi suất của tín dụng đen rất cao.
  • Hoạt động cho vay tín dụng đen là hoạt động không được Nhà nước ta cho phép.
  • Thủ tục vay tín dụng đen hết sức đơn giản.
  • Vay tín dụng đen không cần phải tài sản thế chấp.
  • Thời gian giải ngân rất nhanh chóng.
  • Đây là hoạt động cho vay ngắn hạn và người vay sẽ thanh toán theo phương thức trả góp.

Tìm hiểu nội dung chi tiết về đặc điểm của tín dụng đen:

2.1 Lãi suất rất cao

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của tín dụng đen đó chính là lãi suất cao, có thể gấp 15 – 20 lần so với mức lãi suất tối đa mà ngân hàng đặt ra. Hiện nay, ngân hàng nhà nước có quy định mức lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm, với tín dụng đen thì con số lãi suất này sẽ là 300% – 500%/năm, đây là một con số cực kỳ lớn.

2.2 Thủ tục vay dễ dàng, không cần giấy tờ

Tín dụng đen lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp của khách hàng, vậy nên thủ tục vay vô cùng đơn giản và gần như thực hiện giao dịch cho vay mà không cần tài sản hay giấy tờ tín chấp nào cho khoản vay. 

Hợp đồng cho vay rất đơn giản, thậm chí là có thể giao dịch thông qua trao đổi trực tiếp bằng miệng mà không cần hợp đồng đi kèm.

Tín dụng đen thông thường do cá nhân cung cấp hoặc là do một tổ chức tín dụng tư nhân không có thương hiệu và không được pháp luật cho phép cung cấp. 

Vay mượn tín dụng đen và không thể trả được nợ, bạn sẽ gặp phải trường hợp bị siết nợ “giang hồ” với đội ngũ đòi nợ hung hãn, có thể sẵn sàng dọa chém, dọa giết, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bạn và gia đình.

Nếu như với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng uy tín thì khách hàng sẽ phải chờ đợi để được xét duyệt hồ sơ chấp thuận vay thì với hình thức tín dụng đen, bất cứ ai cũng có thể thực hiện vay, chỉ cần là bạn đang cần tiền gấp. Bên tín dụng đen không xét đến các yếu tố như mức độ uy tín hoặc mức thu nhập của bạn.

3. Thẻ tín dụng đen là gì?

Thẻ tín dụng đen hay còn được gọi là thẻ đen. Thẻ tín dụng đen là thẻ hạng bạch kim (Platinum), có tên trong tiếng anh là Black Card.

Thẻ đen là dòng thẻ tín dụng cao cấp nhất của một ngân hàng, dù cho đó là ngân hàng trong hay ngoài nước.

Thẻ đen là dòng thẻ tín dụng dành riêng cho khách hàng cao cấp của ngân hàng và không phải ai cũng được cấp thẻ đen. Và tất nhiên là thẻ tín dụng đen không hề liên quan tới khái niệm “tín dụng đen”.

4. Những tác hại mà tín dụng đen gây ra

Tín dụng đen gây ra rất nhiều tác hại nặng nề và nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người vay. Vậy cụ thể, nếu vướng vào tín dụng đen, bạn sẽ gặp phải những rắc rối nào. Hãy cùng 3Gang tìm hiểu ngay qua phần nội dung dưới đây bạn nhé:

Những tác hại mà tín dụng đen gây ra
Những tác hại mà tín dụng đen gây ra

4.1 Tại sao rất nhiều khách hàng sa chân vào tín dụng đen?

Không phải tự nhiên mà nhiều người lại sa chân vào cái bẫy tín dụng đen đến vậy. Chủ yếu là tín dụng đen đánh vào tâm lý cần tiền gấp của khách hàng nhưng họ lại không có tài sản thế chấp hoặc giấy tờ tín chấp nên không thể vay vốn tại ngân hàng. 

Thông thường thì khách hàng không cần chuẩn bị bất kỳ loại giấy tờ hay hồ sơ nào và sẽ nhận được tiền ngay lập tức, điều này có thể đáp ứng cho nhu cầu về tiền cấp thiết của người vay.

Ví dụ minh họa: Bà A đang cần gấp một khoản tiền để đổ vốn nhập hàng, sau khi đó dự định sẽ tiến hành sản xuất và bán ra thị trường để có thể thu hồi vốn. Tuy nhiên, tại thời điểm cần vốn gấp thì bà không thể lập tức vay được từ người thân, bạn bè hay ngân hàng hoặc công ty tài chính nài. Vì vật nên bà A chỉ có thể tìm đến một tổ chức tín dụng đen để được hỗ trợ vay tiền gấp.

Cũng vì lý do nhanh và thủ tục đơn giản mà khách hàng tìm đến tín dụng đen ngày càng nhiều.

4.2 Những tác hại tín dụng đen gây ra cho người vay

Khi vướng vào tín dụng đen thì số tiền bạn phải trả sẽ cao hơn rất gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu bạn vay bởi mức lãi suất có thể lên đến 300 – 500%/năm. Phần lớn khách hàng đều không có khả năng chi trả khoản tiền khổng lồ này dù đã cố gắng chạy vạy khắp nơi. 

Khi không thể trả nợ, người vay sẽ phải đối mặt với tình trạng siết nợ, đòi nợ, gặp phải sự uy hiếp mọi nơi không kể ngày đêm từ bên phía tín dụng đen, điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần của bạn cùng mọi người xung quanh. Từ đó, tài sản của bạn sẽ ngày càng bị thâm hụt nặng nề.

Đối với các doanh nghiệp khi vướng vào tín dụng đen thì có thể dẫn đến vỡ nợ, phá sản, thâm hụt vốn, tài sản doanh nghiệp phải đem đi cầm bán do không trả được số nợ khổng lồ đó.

Đối tượng khách hàng chính của tín dụng đen thường là các cá nhân, tổ chức không có tài sản và đang gặp phải tình trạng khó khăn trong việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Có thể bởi họ đã nợ quá nhiều hoặc bị phá sản, do vậy mà họ lâm vào bước đường cùng. Khi đó, họ đã tìm đến các tổ chức tín dụng đen để có thể vay vốn mặc cho mức lãi suất “cắt cổ”.

Thông thường thì tổ chức cho vay tín dụng đen sẽ là tổ chức hoạt động trái phép, nâng lãi suất cao khiến cho người vay không trả nổi. Với cách tính lãi tín dụng đen của các tổ chức này thì dần dần, cả vốn lẫn lãi đều tăng rất nhanh và khiến người vay mất khả năng trả nợ.

Vay tín dụng đen thông thường sẽ không cần tài sản thế chấp. Nếu việc tranh chấp ra tòa thì sẽ vô cùng phức tạp bởi bên cho vay chính là tổ chức trái phép và người vay có thể sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Chính vì điều này mà các tổ chức tín dụng đen lại càng được cớ gây sức ép lên người vay bằng bạo lực, thậm chí là thuê xã hội đen để đe dọa. Cách làm tín dụng đen như vậy không chỉ gây ra rủi ro về tài chính mà nó còn gây ra rất nhiều vấn đề cho an toàn của người vay cũng của như xã hội.

Như vậy, có thể nhận thấy tín dụng đen tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường cho người vay vốn cũng như cho toàn xã hội. Do vậy, dù khó khăn thế nào, bạn cũng không nên dính vào đường dây tín dụng đen này.

5. Làm sao để tránh tín dụng đen?

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp và tiếp cận với hình thức tín dụng đen này mọi lúc mọi nơi. Các app vay tiền nóng xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội. Các tờ rơi quảng cáo vay nóng được in đen trắng và dán kín “cột điện”. Thường thì các địa chỉ vay tiền không có thương hiệu và địa chỉ rõ ràng, ngoài ra thì họ cũng không cung cấp thông tin về mức lãi suất. 

Một số lời khuyên giúp bạn tránh được tín dụng đen:

  • Hãy tránh xa các app vay tiền không rõ thông tin, không vay tiền tại các địa chỉ không có thương hiệu rõ ràng và không có uy tín trên thị trường.
  • Tìm kiếm thương hiệu cho vay có tên tuổi và uy tín trên internet, tham khảo ý kiến từ bạn bè, đồng nghiệp và các chuyên gia tư vấn.
  • Vay vốn cần phải có hợp đồng tín dụng rõ ràng với các điều khoản chi tiết và chữ ký của hai bên, kể cả là vay qua cá nhân.
  • Làm rõ các vấn đề về lãi, phí, số tiền phải trả cụ thể hàng tháng khi thực hiện vay vốn.

Vậy khi đã vướng vào tín dụng đen với khoản nợ khổng lồ, ta phải làm thế nào để xử lý? Lời khuyên là bạn hãy tìm đến cơ quan pháp luật để nhận được sự giúp đỡ và có thể ngăn chặn hành vi siết nợ, đe dọa và phải chịu khoản lãi phát sinh khổng lồ trái với quy định pháp luật. 

Chính vì tín dụng đen có rất nhiều tác hại và nguy cơ tiềm ẩn, do vậy mà hình thức này hoàn toàn bị cấm tại nước ta. 

6. Tìm hiểu về lãi suất cho vay tín dụng hợp pháp

Thực tế thì các tổ chức tín dụng đen bị cấm tại Việt Nam bởi vì lãi suất của chúng quá cao cũng như các tổ chức này không có đủ điều kiện để có thể cho vay vốn.

Do vậy, nếu muốn hoạt động hợp pháp thì các tổ chức cần tuân thủ luật tín dụng đen và các điều luật về cho vay cụ thể như sau đây:

Hiện nay, các tổ chức và cá nhân cho vay áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau. Lãi suất cho vay hợp pháp trong các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:

  • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận:
    • Trong trường hợp các bên có sự thỏa thuận về lãi suất thì mức lãi suất theo thỏa thuận không được phép vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ các trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
    • Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá mức lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá đó không có hiệu lực.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng lại không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì mức lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên ở tại thời điểm trả nợ.

Đồng thời trong Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng có quy định về lãi suất cho vay như sau:

  • Các tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải thực hiện niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn và mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
  • Các tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về mức lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo đúng quy định của pháp luật.
  • Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để đảm bảo an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng thì Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, mức lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

7. Các hình thức tín dụng đen thường gặp hiện nay

Các hình thức tín dụng đen thường gặp hiện nay
Các hình thức tín dụng đen thường gặp hiện nay

Bạn sẽ thường gặp phải tín dụng đen thông qua các hình thức nào? 

  • App tín dụng đen

Hiện nay có rất nhiều app vay tiền xuất hiện với thủ tục vay vốn vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn nhập thông tin cá nhân, cung cấp ảnh chụp chứng minh nhân dân là bạn đã có thể được hỗ trợ một khoản vay. Tuy nhiên thì khách hàng cần lưu ý, ẩn trong các hình thức này là hiện thân của tín dụng đen với mức lãi suất cực kỳ cao, một khi không thể đáp ứng được việc trả nợ thì hiển nhiên bạn sẽ bị đòi nợ, siết nợ gắt gao.

  • Cho vay xã hội đen

Đội ngũ này hoạt động ngầm và không được sự cho phép của hành lang pháp lý, họ thường tìm đến những khách hàng đang gặp khó khăn tài chính, người cần vay gấp một khoản tiền để trang trải.

Vay tiền xã hội đen không trả sẽ gây ra những hậu quả đáng sợ, có thể gây ảnh hưởng đến tài sản nhà ở, đất đai của khách hàng và thậm chí là sức khỏe cũng như tính mạng của người vay.

  • Tín dụng đen cá nhân

Tín dụng đen cũng có thể xuất pháp từ một cá nhân, họ cho vay với mức lãi suất cực cao, cá nhân này sẽ coi đây là một hình thức kinh doanh kiếm bộn tiền.

Các hình thức tín dụng đen mà chúng tôi vừa liệt kê thường rất phổ biến và dễ bắt gặp. Vì vậy, quý bạn đọc cần chú ý và nắm chắc các thông tin để có thể tránh được hình thức tín dụng đen trái với pháp luật này.

8. Thực trạng về tội phạm tín dụng đen

Theo thống kê của Bộ Công an thì từ 15-4-2019 đến 15-4-2020, Bộ Công an đã tiếp nhận tin báo và phát hiện 1.152 vụ cùng 2.423 đối tượng liên quan đến “tín dụng đen”. Đã khởi tố 602 vụ cùng với 1.427 bị can; xử phạt hành chính 382 vụ với 911 đối tượng.

Hoạt động “tín dụng đen” là một trong những nguyên nhân gây mất tình hình an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội tại nhiều địa phương trên cả nước, đó là nguồn gốc của nhiều tội phạm khác như là bắt giam giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích và cưỡng đoạt tài sản… Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương còn lúng túng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng và chống tội phạm cùng hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Sau đại dịch COVID-19, tình hình tội phạm “tín dụng đen” càng có chiều hướng diễn biến hết sức phức tạp, kéo theo rất nhiều hệ lụy trong xã hội, vì vậy đòi hỏi phải giải quyết triệt để và quyết liệt hơn với nhiều biện pháp đấu tranh mới.

9. Nguyên nhân khiến cho hoạt động tín dụng đen phát triển mạnh mẽ

Chắc hẳn bạn đọc và nhiều người đang có chung một thắc mắc rằng tại sao tín dụng đen vi phạm pháp luật nhưng hình thức này vẫn hoạt động và thậm chí là ngày càng phát triển mạnh mẽ đến vậy. Để gỡ bỏ thắc mắc này, 3Gang sẽ làm rõ qua một vài lý giải sau đây:

Thực tế do nhu cầu vay vốn làm ăn, kinh doanh trên thị trường hiện nay rất “nóng”, nhất là giai đoạn sau đại dịch COVID-19. Và không phải người dân và doanh nghiệp nào cũng có thể đủ điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng bởi các quy định chặt chẽ về thủ tục và tài sản thế chấp. 

Trong khi đó thì việc tiếp cận nguồn vốn “tín dụng đen” ở ngoài xã hội lại rất dễ dàng, nhanh chóng. Người có nhu cầu vay vốn chỉ cần có các giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và một số loại giấy tờ tùy thân có giá trị khác như là thẻ sinh viên, thẻ ATM, bằng cấp là hoàn toàn có thể vay được tiền trong thời gian rất ngắn (thông thường chỉ khoảng 30 phút). 

Mặc dù người tham gia vay tiền biết rõ mức lãi suất rất cao, khả năng hoàn trả không hề dễ dàng, song do không còn lựa chọn, cộng thêm thủ tục vay quá dễ dàng nên họ đã ký vào các hợp đồng vay tiền.

Nhiều người đã sử dụng tiền nhàn rỗi để cho vay dưới dạng “tín dụng đen” hoặc tham gia với vai trò là trung gian, huy động vốn, điều này gây rủi ro rất lớn cho cả người cho vay và đi vay, từ đó dẫn đến tình trạng vỡ nợ. Bên cạnh đó thì do công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật về cho vay dân sự, phương thức cũng như thủ đoạn hoạt động và hậu quả của “tín dụng đen” chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục nên hiệu quả không cao.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động mạnh mẽ của tín dụng đen, trong đó ta có thể nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản như: hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính chưa hoạt động  hiệu quả, thủ tục cho vay còn rườm rà, khó tiếp cận; Trong khi đó thì thực tế hiện nay theo quy định của pháp luật về xử lý tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” còn nhiều vướng mắc, gặp khó khăn trong việc áp dụng, chế tài xử phạt cũng chưa đủ sức răn đe. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các đối tượng cho vay tín dụng đen nhởn nhơ và coi thường pháp luật…

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng và bổ ích về hình thức tín dụng đen mà bạn cần phải nắm được để có thể tránh được những rủi ro khi không may mắn sa chân vào cái bẫy tín dụng đen. 3Gang hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn và mong rằng bạn sẽ là một công dân thông thái!