Thị trường chứng khoán diễn ra theo 4 giai đoạn, đó là “Tích lũy – Tăng tốc – Phân phối – Sụt giảm”. Tích lũy cổ phiếu chính là giai đoạn xuất hiện ngay sau “Sụt giảm” – giai đoạn cổ phiếu giảm giá mạnh. Để hiểu rõ hơn về tích lũy cổ phiếu là gì, các bạn hãy cùng 3Gang theo dõi nội dung bài viết ngày hôm nay nhé.
Tích lũy cổ phiếu là gì?
Tích lũy cổ phiếu là quá trình smart money mua cổ phiếu với khối lượng nhiều nhất có thể mà không làm tăng giá cổ phiếu. Smart money là nguồn vốn được kiểm soát bởi các nhà đầu tư, chuyên gia tài chính, quỹ, tổ chức giàu kinh nghiệm trên thị trường và ngân hàng trung ương.
Quá trình tích lũy cổ phiếu sẽ tiếp diễn cho đến khi lượng cung trên thị trường ở vùng giá đó còn rất ít. Đối với smart money, giá cổ phiếu càng thấp thì nhà đầu tư càng mua vào nhiều và không phải tất cả các cổ phiếu ngay sau khi niêm yết đều được tích lũy ngay lập tức vì đa phần các cổ phiếu khi lên sàn đều tăng giá. Ví dụ như ngân hàng giữ lại các cổ phiếu đang bị cầm cố còn các doanh nghiệp giữ lại cổ phiếu để kiểm soát công ty. Phần cổ phiếu này sẽ là nguồn cung tương lai mà smart money sẽ mua lại ở những vùng giá thấp.
Các giai đoạn của tích lũy cổ phiếu
Giải thích các thuật ngữ trong tích lũy cổ phiếu
- PS – Preliminary Support (Điểm hỗ trợ ban đầu): Đây là nỗ lực đầu tiên để ngăn chặn xu hướng giảm giá và đến nay thì nỗi lực này vẫn luôn thất bại.
- SC – Selling Climax (Bán cao trào): Hành động bán bị đẩy lên mức cao trào khiến cho xu hướng giảm giá bị dừng lại. Biểu hiện là khối lượng cổ phiếu tăng lên đột biến so với trước đó.
- AR – Automatic Rally (Hồi phục kỹ thuật): Là nhịp hồi tích cực của giá, giúp hình thành nên đỉnh của khung giá.
- ST – Secondary Test (Kiểm tra thứ cấp): Kiểm tra lại mức cung còn lại của Bán cao trào. Nó kết thúc pha A và chuyển sang pha B.
- Test – Các nhà tạo lập thị trường lớn luôn test Cung – Cầu nhiều lần trong quá trình tích lũy và test tại các điểm gần vùng kháng cự trên (LPS). Thường thì thì thị trường thường sẽ không được đánh lên nếu lực bán còn lớn sau 1 lần test.
- LPS – Last Point of Support (Điểm hỗ trợ cuối cùng): Nó là một nhịp test trước khi nhịp SOS xảy ra. LPS có nhiệm vụ kiểm tra lại cung cầu một lần nữa trước khi thị trường hoặc cổ phiếu được đánh lên.
- SOS – Sign Of Strength (Chỉ số sức mạnh): Giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh kèm theo khối lượng lớn đẩy lên, vượt vùng kháng cự AR.
Các giai đoạn của tích lũy cổ phiếu
Giai đoạn A:
Giai đoạn A đánh dấu sự dừng lại của xu hướng giảm giá cổ phiếu trước đó. Lúc này, lực bán vẫn chiếm vị thế cao và sự hấp thụ lực bán cũng giảm dần.
Khi các áp lực bán suy giảm, một đợt hồi phục giá ( AR ) sẽ xuất hiện, sau đó là nhịp bán để mua lại cổ phiếu với giá thấp.
Giai đoạn B:
Trong giai đoạn B, các tổ chức và các nhà tạo lập thị trường lớn đang tích lũy cổ phiếu với giá tương đối thấp. Quá trình tích lũy này có thể mất một khoảng thời gian dài (đôi khi là một năm hoặc hơn) và liên quan đến việc mua cổ phiếu với giá thấp hơn.
Trong giai đoạn B thường có nhiều nhịp test và các hành động đẩy giá lên ( Up-Thrust ) phía trên của vùng tích lũy.
Trong thời kỳ đầu của giai đoạn B, giá có xu hướng biến động rộng, kèm theo khối lượng lớn. Khối lượng ở những nhịp giảm sẽ có xu hướng giảm đi, báo hiệu việc nguồn Cung có khả năng đã cạn kiệt và cổ phiếu đã sẵn sàng cho giai đoạn C.
Giai đoạn C:
Giá cổ phiếu trải qua nhịp (Testing) sẽ quyết định về nguồn Cung còn lại và cho phép các nhà tạo lập “Smart Money” để xác định xem cổ phiếu đã sẵn sàng để được đánh lên hay chưa. Spring là một động thái giá ở dưới mức hỗ trợ của vùng tích lũy được thiết lập trong giai đoạn A và B, nhằm loại bỏ những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Spring cũng chỉ ra rằng cổ phiếu đã sẵn sàng để đánh lên và đây chính là thời điểm tốt để bắt đầu mua vị thế, đồng thời bắt đầu giai đoạn D.
Tuy nhiên, nếu nguồn Cung có thể xảy ra ở mức giá cao hơn trong vùng tích lũy mà không có Spring hoặc Shakeout thì giai đoạn C có thể sẽ còn phải tiếp tục thêm nữa.
Giai đoạn D:
Trong giai đoạn D, giá cổ phiếu sẽ di chuyển đến đỉnh của vùng tích lũy và LPS trong giai đoạn này thường là nơi tuyệt vời để nhà đầu tư mua thêm vị thế.
Giai đoạn E:
Trong giai đoạn E, cổ phiếu đã thoát khỏi vùng tích lũy. Lực bán lúc này đã được kiểm soát hoàn toàn và cổ phiếu bước vào giai đoạn tăng giá trở lại. Các trở ngại như Shakeout và những phiên chốt lời (bán cổ phiếu) thường xảy ra ngắn. Các vùng tích lũy cổ phiếu mới ở mức cao hơn sẽ xuất hiện. Những vùng này được gọi là nền giá và trong một xu hướng tăng, rủi ro thường xuất hiện ở nền giá thứ 3 trở đi
Cách thức tích lũy cổ phiếu hiệu quả tại Việt Nam
1. Chọn cổ phiếu tốt
- Chọn cổ phiếu tốt của các ngành ngân hàng, vật liệu xây dựng, bán lẻ, bất động sản bởi đây là những ngành được nhà nước đặc biệt quan tâm và cũng rất phát triển hiện nay.
- Chọn cổ phiếu tốt trong nhóm VN30. Đây là 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HSX có giá trị vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất. Ví dụ như: Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Công ty cổ phần FPT,….
- Chọn cổ phiếu theo danh mục đầu tư quỹ lớn.
- Chọn cổ phiếu theo ngành bạn hiểu rõ nhất.
- Chọn cổ phiếu của doanh nghiệp bán sản phẩm bạn yêu thích.
- Chọn cổ phiếu theo danh mục của các chuyên gia đầu tư.
2. Lập kế hoạch mua cổ phiếu tích lũy
Sau khi đã chọn được một cổ phiếu tốt thì lập kế hoạch mua cổ phiếu là việc rất quan trọng. Nhờ vào việc lập kế hoạch, bạn sẽ cân đối được dòng tiền của mình cho hoạt động đầu tư.
Khi lập kế hoạch, bạn cần phải xác định được 2 yếu tố, đó là:
– Số lượng cổ phiếu: Với những người có nhiều thời gian theo dõi thị trường như một chuyên gia thì có thể mua nhiều cổ phiếu hơn khi thị trường giảm sâu và bán ra một phần khi thị trường tăng giá đột biến.
– Khoảng giá cổ phiếu:
- Nếu giá thị trường của cổ phiếu thấp hơn giá trị thực của nó thì nhà đầu tư nên tiến hành mua vào cổ phiếu và chờ tăng giá.
- Nếu giá thị trường của cổ phiếu lớn hơn giá trị thực của nó thì nhà đầu tư không nên lựa chọn cổ phiếu đó để đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu đó thì nên bán cổ phiếu trước khi giá cổ phiếu giảm xuống thấp hơn.
3. Chọn thời điểm bán thích hợp
Tại thời điểm mà giá cổ phiếu tăng quá nhiều so với giá trị hiện tại của nó thì bạn nên bán bớt ra một phần để thu lợi nhuận và mua bù lại phần cổ phiếu đã bán đi lúc thị trường giảm điểm. Bên cạnh đó thì thời điểm mà cổ phiếu có dấu hiệu đi xuống sâu như doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi ban lãnh đạo,… thì bạn cũng nên cân nhắc việc bán cổ phiếu ra để bảo toàn cho mình..
Trên đây là một số thông tin về tích lũy 3Gang muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích các bạn trong việc tham gia vào thị trường chứng khoán. Chúc các bạn thành công và đừng quên ghé thăm website của 3Gang để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé.