Tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh sinh viên là vấn đề trăn trở không chỉ riêng của các bậc phụ huynh, mà còn cả nhà trường và ngân hàng. Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì tất cả mọi công việc giao dịch thanh toán đều được tiến hành qua điện thoại. Chính vì vậy, bất cứ ai cũng cần có một tài khoản ngân hàng bao gồm cả học sinh.
Nhưng lại có khá nhiều người chưa hiểu biết về việc tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh thế nào? Cách thực hiện có khó không hay độ tuổi nào mới được hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng. Cần những thủ tục giấy tờ gì để tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh, sau đây 3Gang sẽ chia sẻ cụ thể trong bài viết sau đây.
Học sinh có được mở tài khoản ngân hàng không?
Việc này còn phụ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau. Theo quy định của các ngân hàng thì học sinh cần phải đủ 18 tuổi, có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân thì mới đủ điều kiện để mở tài khoản ngân hàng. Nhưng hầu hết các ngân hàng lớn thì vẫn tạo điều kiện để mở tài khoản cho những khách hàng khi đã đủ 15 tuổi.
Bên cạnh đó, theo chính sách của Nhà nước, công dân đủ 14 tuổi được cấp chứng minh nhân dân. Xét theo yếu tố và điều kiện này, thì học sinh cấp 3, trung học phổ thông là đã đủ điều kiện mở được tài khoản tại một số ngân hàng cho phép.
Chúng ta cũng nên phân biệt được việc mở thẻ ATM và mở tài khoản ngân hàng là khác nhau. Mở tài khoản ngân hàng là điều kiện bắt buộc cần để mở thẻ ATM. Công dân đủ 15 tuổi sở hữu chiếc thẻ ATM tại ngân hàng sẽ không chấp thuận người có chứng minh nhân dân nhưng vẫn chưa đủ 18 tuổi. Đây là do người thân họ chính là chủ thẻ chính đã chia sẻ hạn mức tín dụng cho người đã đủ 15 tuổi, nhưng chưa có tài khoản ngân hàng.
16 tuổi có được mở tài khoản ngân hàng không?
Theo khoản 6, Điều 11, Thông tư số 02/2019/TT-NHNN, ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2019 quy định:
Đối tượng được mở tài khoản thanh toán là:
Các cá nhân được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng hay tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Công dân người đủ từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo pháp luật Việt Nam quy định.
- Công dân người đủ từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Công dân người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán dưới hình thức thông qua người đại diện theo pháp luật quy định.
- Công dân người có khó khăn trong việc nhận thức, không làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam được mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
Như vậy, nếu công dân người là 16 tuổi, tức là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế về năng lực hành vi dân sự sẽ được mở tài khoản ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tuy nhiên thì hiện nay một số ngân hàng đã có sự điều chỉnh để phục vụ khách hàng tốt hơn. Nên đã có các gói chương trình hỗ trợ người đủ 15 – 16 tuổi làm tài khoản ngân hàng. Những chính sách của ngân hàng có thể thay đổi liên tục. Nên tốt nhất trước khi có dự định tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh thì các bậc phụ huynh vẫn nên quay số đường dây nóng của ngân hàng đó để được tư vấn trước khi đến đến ngân hàng.
Học sinh dưới 18 tuổi có thể tạo tài khoản ngân hàng không?
Như 3Gang đã chia sẻ ở phần trên, theo chính sách của Nhà nước, thì công dân từ đủ 14 tuổi đã được cấp chứng minh nhân dân/ căn cước công dân là đã đủ điều kiện để mở tài khoản ngân hàng ở một số ngân hàng được cho phép. Một số các ngân hàng lớn như: Sacombank, Vietinbank, ACB,… Vậy học sinh dưới 18 tuổi có thể tạo tài khoản ngân hàng nhưng chưa đủ điều kiện để mở thẻ ATM.
Tuy nhiên chỉ cho đến khi học sinh đủ 18 tuổi thì mới có thể mở thẻ ATM được. Chúng ta cần biết rằng việc mở tài khoản ngân hàng và mở thẻ ATM là hoàn toàn khác nhau. Việc tạo tài khoản ngân hàng là điều kiện bắt buộc cần để mở thẻ ATM.
Điều kiện để tạo tài khoản cho học sinh dưới 18 tuổi?
Để có thể tạo tài khoản cho học sinh tại các ngân hàng thì đều bắt buộc phải đáp ứng được các điều kiện nhất định sau đây. Tại thông tư số 19/2016/TT-NHNN, theo quy định của Ngân hàng nhà nước quy định điều kiện để tạo tài khoản cho học sinh như sau:
- Điều kiện để tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh từ 6 – 15 tuổi: Chỉ có thể tạo được tài khoản thanh toán phụ dưới sự bảo lãnh của người thân trong gia đình chính là tài khoản chính. Ngoài tài khoản thanh toán thì phụ huynh hoàn toàn có thể tạo được tài khoản tiết kiệm cho con em mình.
- Điều kiện tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh từ 15 – 18 tuổi: Nhóm khách hàng ở độ tuổi này khi có nhu cầu tạo tài khoản ngân hàng vẫn sẽ được xét duyệt. Tuy nhiên sẽ bị hạn chế hơn về các tính năng sử dụng của tài khoản đó. Cụ thể đó là tài khoản không được ghi nợ thấu chi.
Cách tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh
Cách tạo tài khoản ngân hàng online
Để tạo tài khoản ngân hàng online tại nhà học sinh hay sinh viên cần tham khảo về mức độ uy tín và bề dày hoạt động cũng như những thành tựu đã đạt được của ngân hàng đó, so sánh biểu phí giữa các ngân hàng để chọn ra ngân hàng phù hợp, ưng ý nhất.
- Tiếp sau đó, tại trang web của ngân hàng, hãy nhấn chọn vào phần sản phẩm.
- Tiếp tục, click vào danh mục của thẻ.
- Lựa chọn sản phẩm thẻ học sinh, sinh viên.
- Đọc chi tiết phần mô tả và nhấn vào nút “Đăng ký”.
- Cuối cùng là điền những thông tin cá nhân và nhấn nút “gửi đăng ký”.
Sau khi tiếp nhận thông tin sẽ có nhân viên ngân hàng gọi điện lại để tư vấn và hướng dẫn các bước còn lại để hoàn tất tạo thành công tài khoản.
Cách tạo tài khoản ngân hàng học sinh qua app
Hầu hết đa số các ngân hàng đều vận hành dịch vụ ngân hàng điện tử. Do đó chắc chắn sẽ có app được cài qua điện thoại để tất cả khách hàng dễ dàng thao tác. Mỗi một giao diện app sẽ có những sự khác nhau về cách bố trí sắp xếp danh mục. Đồng thời sẽ có sự khác nhau trong cách hướng dẫn giao dịch, sự khác nhau trong biểu tượng quá trình cài đặt app.
Nhưng nhìn chung các app đều tuân thủ theo một thuật toán. Sau khi hoàn thành bước này thì mới thực hiện được các bước kế tiếp, sắp xếp rất logic chặt chẽ với nhau. Sau đây là các bước thực hiện thao tác mọi người không có gì phải lo lắng hay bối rối cả chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào kho ứng dụng Google Play và Appstore để tải phần mềm tương ứng với ngân hàng.
- Bước 2: Nhấn vào nút cài đặt và đợi trong vòng một vài phút để biểu tượng app được tích hợp vào với màn hình chính của điện thoại.
- Bước 3: Sau đó tiến hành đăng ký tài khoản trên app bằng cách nhập thông tin cá nhân như họ và tên, số điện thoại. Nhập mã OTP để xác thực việc đăng ký tài khoản ứng dụng đã thành công
- Bước 4: Điền tên đăng nhập và mật khẩu đã được ngân hàng cung cấp về trong tin nhắn SMS điện thoại để truy cập app giao dịch.
- Bước 5: Ở giao diện màn hình chính, người dùng cần chọn tính năng “Mở tài khoản”.
- Bước 6: Nhập số điện thoại để ngân hàng gửi về mật khẩu OTP và xác thực các giao dịch chuyển rút tiền, biến động số dư tài khoản qua dịch vụ ngân hàng số.
- Bước 7: Lựa chọn một trong số các loại giấy tờ: Chứng minh nhân dân/ thẻ Căn cước/ hộ chiếu để chụp ảnh.
- Bước 8: Tiếp sau đó cần chụp ảnh mặt trước và mặt sau. Cần chụp rõ ràng mọi thông tin, chụp không bị mất góc. Cần bắt buộc dùng giấy tờ thật. Khi khách hàng vi phạm dùng giấy tờ giả thì ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý theo pháp luật.
- Bước 9: Xác thực khuôn mặt: Khách hàng phải quay video và làm theo các chỉ dẫn của hệ thống. Cần phải tháo mũ, kính và khẩu trang để đạt được hiệu quả tối ưu nhất,
- Bước 10: Bước tiếp theo là rà soát thông tin. Nếu có bất kỳ sai sót thì quay lại các bước về trước để chỉnh sửa. Trường hợp có sự sai sót không chỉnh sửa được thì cần đến ngân hàng nhờ nhân viên điều chỉnh hỗ trợ sau khi mở tài khoản online hoàn tất vẫn được chấp nhận.
- Bước 11: Đăng ký phát hành thẻ nếu có mong muốn. Lựa chọn hình thức nhận thẻ và gửi đăng ký.
- Bước 12: Cuối cùng tại màn hình hiển thị thông báo tạo tài khoản online thành công.
Hướng dẫn tạo tài khoản ngân hàng học sinh tại quầy
Tạo tài khoản tại quầy là cách truyền thống có thể mất nhiều thời gian chờ đợi giao dịch. Bù lại, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn vì được sự trợ giúp nhiệt tình của giao dịch viên. Đặc biệt là vẫn cần tìm hiểu khung giờ mở cửa của từng chi nhánh, từng phòng giao dịch qua hotline ngân hàng trước khi đến thực hiện giao dịch.
Xuất trình các giấy tờ theo yêu cầu và nêu nguyện vọng tạo tài khoản ngân hàng diện học sinh. Học sinh ghi các thông tin vào phiếu để nhân viên kiểm tra và giải quyết thủ tục tạo tài khoản.
Ngoài ra với các chương trình tạo tài khoản ngân hàng liên kết sinh viên, học sinh. Thì nhiều ngân hàng đã điều động nhân viên ngân hàng về tại trường để giúp các bạn học sinh sinh viên hoàn thành việc mở thẻ. Mà học sinh sinh viên không mất công di chuyển.
Hoặc ngay khi nhà trường thông báo chương trình tạo tài khoản. Thì học sinh sinh viên nhanh chóng đăng ký, nộp giấy tờ chứng minh nhân dân photo. Điền đầy đủ mọi thông tin vào giấy xin mở tài khoản. Ký chữ ký xác nhận và nộp lại bộ phận phụ trách. Cuối cùng lại là chờ đợi để được cấp phát thẻ vật lý để giao dịch tại cây ATM.
Tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh mất thời gian bao lâu?
Sau khi ngân hàng hoàn tất việc tạo tài khoản thành công, thông thường thời gian làm thẻ ATM cho học sinh cũng tương tự như quy trình làm thẻ ATM thông thường cho mọi khách hàng thì thời gian đợi sẽ là từ 7 đến 10 ngày thì sẽ nhận được thẻ và kích hoạt sử dụng.
Khách hàng có thể đến trực tiếp ngân hàng để nhận thẻ hoặc đăng ký nhận thẻ tại nhà tùy vào quy định nhận thẻ của từng ngân hàng để đăng ký.
Ngân hàng nào liên kết tạo tài khoản ngân hàng học sinh
Đa số các ngân hàng đều phát động chương trình tạo tài khoản online, liên kết cho học sinh sinh viên theo chương trình kết hợp với trường đại học cao đẳng. Nhằm mục đích chi trả lương cho thầy cô và ủy nhiệm chi học sinh nộp học phí.
Song song đó, chỉ cần học sinh sinh viên có chứng minh nhân dân, căn cước công dân còn thời hạn thì sẽ được các ngân hàng hỗ trợ tạo tài khoản theo diện cá nhân vẫn được.
Dưới đây là danh sách các ngân hàng liên kết tạo tài khoản ngân hàng online cho học sinh:
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương – Vietcombank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương – Vietinbank
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – TPBank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – MB bank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương – Techcombank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank
- Ngân hàng Á Châu ACB
- Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
Tạo tài khoản ngân hàng học sinh có mất phí không?
Có 2 trường hợp xảy ra đó là mất phí và không mất phí áp dụng khi học sinh tạo tài khoản ngân hàng cụ thể:
- Mất phí: Khi học sinh đăng ký tạo tài khoản tự túc, khi không vào dịp ưu đãi nào của ngân hàng đó thì cần phải nộp theo mức phí quy định của ngân hàng vào từng thời kỳ. Thông thường sẽ mất phí là 50.000. VND. Thực chất thì ngân hàng tính luôn phí này là phí phát hành thẻ được trích vào tài khoản số dư tối thiểu.
- Miễn phí: Học sinh, sinh sinh viên đăng ký theo gói sản phẩm liên kết giữa nhà trường với ngân hàng.
Khi tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh cần lưu ý gì?
Hiện nay có rất nhiều chiêu trò lừa đảo qua tài khoản ngân hàng và ngày càng tinh vi khiến người dùng lo lắng. Đặc biệt đối với độ tuổi học sinh ít trải nghiệm, kiến thức còn bị hạn chế nên càng cần phải cẩn trọng khi sử dụng. Khi tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh cần lưu ý đến một số điều cụ thể dưới đây:
- Cần phải đổi mã pin ngay sau khi nhận được thẻ mới để kích hoạt thẻ. Tốt nhất là không nên đặt mật khẩu là những con số liên quan đến ngày tháng năm sinh, số điện thoại, biển số xe,… vì sẽ dễ bị kẻ gian phát hiện. Ngoài ra cũng nên thường xuyên thay đổi mật mã PIN để đảm bảo sự an toàn cho tài khoản.
- Tuyệt đối không được cho, nhờ người lạ biết mã PIN hay rút tiền, giao dịch hộ. Nếu không biết sử dụng cây ATM, nên nhờ đến sự hướng dẫn của nhân viên tại ngân hàng sau khi nhận thẻ.
- Nên đăng ký dịch vụ Internet Banking/SMS Banking: Đây là 2 dịch vụ giúp khách hàng quản lý tốt hơn tài khoản mỗi khi phát sinh, xuất hiện các giao dịch mới. Nếu có các giao dịch khả nghi xảy ra chủ tài khoản có thể phát hiện ra và nhanh chóng nhờ đến sự can thiệp của ngân hàng để tránh được những tổn thất có thể xảy ra.
- Không cần quá lo lắng khi thẻ ATM bị nuốt trong quá trình rút tiền tại cây ATM. Hãy liên hệ với tổng đài hỗ trợ khách hàng để được giải quyết hoặc đến các phòn giao dịch phụ trách cây ATM đó để trình bày sự việc.
Tài khoản ngân hàng học sinh có phải trả phí không?
Nếu học sinh tạo tài khoản theo gói liên kết giữa ngân hàng với nhà trường. Thì không những được miễn phí phí mở tài khoản. Mà sau này vẫn sẽ được tận hưởng các ưu đãi các phí quản lý tài khoản và phí giao dịch. Do điều khoản trong hợp đồng ký kết giữa trường và ngân hàng thỏa thuận.
Vậy chiếu theo hợp đồng ràng buộc của ngân hàng thu phí học sinh sinh viên. Nhưng có thể kết luận được rằng phí mà học sinh sinh viên phải trả luôn luôn thấp hơn khách hàng bình thường khác.
Lợi ích khi tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh?
Không chỉ các học sinh mà tất cả mọi người khi mở một tài khoản ngân hàng nào đó thì cũng sẽ được hưởng những lợi ích nhất định sau đây:
Tính an toàn quản lý tiền cao
Đây là điều hiển nhiên mà nhiều người dễ nhận thấy nhất, như nhiều người cất giữ số tiền lớn ở nhà thì lúc nào cũng lo sợ sẽ bị mất cắp và dẫn đến tâm trạng thường xuyên lo lắng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nhưng nếu khách hàng gửi vào tài khoản ngân hàng thì không lo đến vấn đề trộm cắp xảy ra nữa. Do vậy nên gửi tiền vào tài khoản ngân hàng là giải pháp an toàn nhất trong khâu cất giữ tiền bạc của mọi khách hàng.
Tính kinh tế
Nếu như khách hàng gửi tiền vào tài khoản ngân hàng dưới hình thức là tiết kiệm thì sẽ nhận được tiền lãi hàng tháng từ ngân hàng, đây có thể xem là việc kinh doanh đơn giản và nhàn rỗi nhất trên đồng tiền thay vì cất giữ số tiền này trong nhà với tâm trạng sợ mất cắp mà còn không thể phát sinh ra lợi nhuận như gửi ngân hàng được.
Tính linh hoạt cao
Khách hàng có thể nhận tiền chuyển khoản từ nhiều tài khoản khác, thực hiện các giao dịch rút tiền mặt, chuyển tiền hay thanh toán các dịch vụ khác vào bất kể thời gian nào mong muốn nếu như khách hàng chọn tạo tài khoản gửi thanh toán. Hơn thế nữa, các dịch vụ Internet Banking của ngân hàng cung cấp còn giúp cho khách hàng thực hiện các giao dịch nhanh hơn nữa.
Bài viết tạo tài khoản ngân hàng cho học sinh là những cố gắng của 3Gang để mang đến người đọc có cái nhìn tổng quát. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để tạo thẻ cho độ tuổi học sinh dưới 18. 3Gang chúc bạn đọc sẽ nhanh chóng sở hữu được tài khoản tại ngân hàng bạn yêu thích!