Lập tài chính cá nhân được hiểu là việc quản lý chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của mỗi người. Bao gồm các hoạt động như lập ngân sách, bảo hiểm, thế chấp, đầu tư, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, lên kế hoạch nghỉ hưu, kế hoạch thuế. Cùng 3Gang đi sâu vào bài viết dưới đây, để tìm hiểu chi tiết hơn về các cách quản lý tài chính hiệu quả cho người mới bắt đầu bạn nhé.
1. Khái niệm quản lý tài chính cá nhân
Đầu tiên bạn nên hiểu rõ quản lý tài chính cá nhân là gì?
- Quản lý: Là việc mà một cá nhân sẽ đứng ra phụ trách chỉ đạo, sắp xếp những công việc cho người khác, sao cho đạt được hiệu quả công việc một cách tốt nhất.
- Tài chính cá nhân: Là tổng giá trị tài sản của một cá nhân hay là một hộ gia đình (bao gồm tổng các loại ngân sách, bảo hiểm và sổ tiết kiệm vv..).
Khái quát lại quản lý tài chính cá nhân có thể được hiểu đơn giản như việc quản lý vấn đề tiền bạc, tài chính, lập kế hoạch tiết kiệm, sắp xếp chi tiêu, lên kế hoạch nghỉ hưu một cách hợp lý cho cá nhân hay cả gia đình. Mục đích cuối cùng của việc này chính là giúp đồng tiền có thể tự sinh ra lợi nhuận. Trong đó, bạn đóng vai trò là người quản lý cấp cao, có quyền điều hành và chi phối, quyết định mọi công việc, hạng mục.
2. Tại sao nên quản lý tài chính cá nhân?
2.1. Lợi ích
Việc quản lý chi tiêu đóng một vai trò rất quan trọng quyết định đến cả hiện tại, tương lai của mỗi cá nhân. Quản lý nguồn tài chính cá nhân hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho bạn nhận được những giá trị to lớn sau đây:
- Nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại, ổn định cuộc sống sau này..
- Luôn có sẵn sàng một nguồn ngân sách dự trù cho tương lai.
- Trong bất cứ trường hợp nào, việc dự trữ sẵn một khoản tiền phòng rủi ro sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn khi gặp những biến đổi bất ngờ như bệnh tật hay thất nghiệp.
- Phục vụ các dự định trong tương lai như mua nhà, lập gia đình, mua xe, đầu tư học tập cho con cái, vv…
- Hơn hết nếu bạn biết quản lý tài chính một cách hợp lý, nó sẽ giúp bạn biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
2.2. Tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính cá nhân một cách hợp lý sẽ giúp bạn có thể phát triển bản thân, mở rộng những mối quan hệ, và tạo ra cho bạn những cơ hội hấp dẫn. Mỗi cá nhân khi đã có thể thực hiện thành công việc quản lý tài chính sẽ đồng nghĩa với việc bạn đã trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn, độc lập hơn, và cả hạnh phúc hơn.
Những lý do mà bạn cần quản lý tài chính cá nhân?
- Vì những cơ hội phát triển trong tương lai sẽ đến khi bạn có nguồn tài chính ổn định.
- Khi gặp các trường hợp, tình huống bất ngờ bạn sẽ không rơi vào tình trạng bị động, luống cuống.
- Bạn chỉ có thể đạt được sự tự do tài chính khi bạn biết cách quản lý chi tiêu của mình một cách phù hợp.
- Mọi người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay thường có xu hướng tiêu cho hôm nay, không cần biết đến ngày mai. Hậu quả của việc này là bạn có thể được nhận kèm theo một khoản nợ cho tháng sau.
- Lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc, dễ thở hơn.
3. Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
3.1. Học hỏi kinh nghiệm từ những người có kiến thức tài chính
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, những người thành công, những người có nền tảng kiến thức tài chính vững vàng luôn luôn có những kế hoạch rất rõ ràng. Không chỉ lập các kế hoạch trong công việc, họ còn có cả các kế hoạch, phương pháp chi tiêu rất hợp lý.
Đây cùng là một trong những lý do có thể giúp họ dễ dàng đạt được những thành công trong sự nghiệp cũng như công việc. Học hỏi, giao tiếp với những người đi trước thành công sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như các kiến thức về quản lý tài chính hiệu quả.
3.2. Lập kế hoạch quản lý tài chính
Việc quản lý tài chính phù hợp không có nghĩa là bạn phải chi tiêu tằn tiện, khiến bản thân sống gò bó, thiếu thốn, khổ sở. Mà bạn cần phải lên những phương án, kế hoạch phân bố chi tiêu hợp lý như phân bổ khoản chi tiêu hằng ngày, tài khoản để tiết kiệm và khoản hưởng thụ, tự thưởng cho bản thân… Có thể nói việc lập bảng kế hoạch có thể giúp bạn có thể chủ động kiểm soát việc chi tiêu hợp lý và hiệu quả hơn.
4. 7 nguyên tắc giúp bạn trở thành “bậc thầy” quản lý tài chính cá nhân
Sau đây là những bí quyết quản lý tài chính hiệu quả, được các chuyên gia tài chính khuyên áp dụng:
4.1. Luôn rà soát chi tiêu cá nhân
Hãy luôn rà soát các khoản mà chi tiêu cụ thể hàng ngày, hàng tháng, hàng năm… như tiền nhà, sinh hoạt phí, chi phí mua sắm,…Từ đó bạn có thể phân loại thành 2 loại chi tiêu cơ bản: ít hoặc không quan trọng có thể có thể cắt giảm và không thể cắt giảm đối với những khoản chi phí quan trọng, bắt buộc.
Ví dụ, những khoản chi tiêu bắt buộc, quan trọng thông thường chiếm phần lớn chi tiêu của gia đình là học phí, tiền nhà. Và bạn không thể cắt hoặc giảm bớt những khoản này. Thay vào đó, bạn có thể cắt giảm những khoản ít quan trọng hơn như các chi phí mua sắm quần áo, cà phê cùng bạn bè, xem phim,…
4.2 Lập mục tiêu và xây dựng lộ trình tài chính rõ ràng
Để có thể quản lý dòng tiền cá nhân một cách hợp lý, hiệu quả nhất, bạn nên lập mục tiêu tài chính cá nhân rõ ràng. Mục tiêu tài chính của bạn xây dựng có thể là dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn nhưng luôn phải đảm bảo sự rõ ràng, rành mạch để có lộ trình tiết kiệm đúng đắn.
Ví dụ, bạn có dự định dành dụm tiền trong vòng nửa năm tới để đi du lịch cùng gia đình. Số tiền dự tính cho chuyến đi du lịch là khoảng 12 triệu đồng. Vì thế, để có thể hoàn thành đúng kế hoạch thì lộ trình mỗi tháng bạn cần để dành tối thiểu hai triệu đồng để hoàn thành mục tiêu trên.
4.3. Không chi tiêu nhiều hơn 10% thu nhập
Nguyên tắc quản lý tài chính thường được các chuyên gia đưa ra cho giới trẻ chính là không nên chi tiêu vào một món đồ vượt quá 10% số thu nhập của bạn. Ví dụ, nếu thu nhập mỗi tháng của bạn là 10 triệu đồng, thì bạn không nên mua chiếc túi có trị giá hơn 1 triệu.
10% trên tổng thu nhập hàng tháng là khoản tiền khá lớn, trong khi giá trị của đồ vật, chiếc túi đó có thể bị giảm dần theo thời gian. Đồng thời, việc “dễ dãi” với những sở thích của bản thân cũng khiến bạn có nguy cơ mua sắm thêm những món đồ khác cũng có mức giá tương đương hoặc hơn. Kết quả, bạn có thể rơi vào vào tình trạng “ cháy túi” khi chưa đến cuối tháng.
Tốt nhất bạn chỉ nên mua những món đồ dưới 1 triệu đồng và để dành chi phí cho những chi tiêu với tài sản có giá trị và mang lại lợi ích lâu dài như: bất động sản, cổ phiếu, số tiết kiệm… Hoặc bạn có thể để dành những khoản tiền nhỏ từ 100 ngàn đến 500 ngàn mỗi tháng để có thể mua chiếc túi mà mình yêu thích.
4.4. Thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần càng sớm càng tốt
Không ít người trẻ hiện nay có thói quen tiêu hết tiền từ giữa tháng, sau đó mượn nợ tử người khác hay các tổ chức tài chính để “duy trì cuộc sống” của một nửa tháng còn lại. Bạn rất khó để thoát khỏi “vòng xoáy” lạp đi lặp lại này nếu không thật thật sự có quyết tâm mạnh mẽ.
Bạn nên cố gắng trả hết số nợ ở hiện tại và tránh mượn thêm nợ ở những tháng về sau. Đồng thời, bạn nên có những phương pháp chi tiêu hợp lý, tránh mua sắm những món đồ không thật sự cần thiết. Nhờ đó, việc thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần sẽ không là điều còn quá “xa vời” với bạn.
4.5. Tiết kiệm 10 – 15% thu nhập hàng tháng
Việc tiết kiệm tối thiểu 10 – 15% thu nhập hàng tháng là một trong những nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ tốt cho người mới bắt đầu. Trong trường hợp tổng thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/ tháng, bạn nên tiết kiệm từ 1 đến 1,5 triệu đồng để phục vụ những mục đích sau này.
Khi đã thích ứng, bạn có thể từ từ tăng mức tiết kiệm lên từ 20%, 25%, 30%… đến 50% thu nhập hàng tháng nếu điều kiện của bạn cho phép. Lưu ý, tùy thuộc vào điều kiện tài chính của từng cá nhân mà bạn có thể đặt ra mức tiết kiệm ban đầu khác nhau. Và bạn nên nâng mức tiết kiệm từ từ, không nên đặt mục tiêu tiết kiệm quá cao ngay từ đầu bởi dễ khiến bản thân bỏ cuộc.
4.6. Đừng chỉ mỗi tiết kiệm, hãy cố gắng đa dạng hóa nguồn thu nhập.
Việc quản lý tài chính được xem là thành công không chỉ nằm ở bí quyết quản lý tài chính hiệu quả mà còn phụ thuộc vào sự đa dạng kênh thu nhập của họ. Việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập cũng là “bước nâng cao” để có thể giúp bạn hướng đến sự tự do tài chính cá nhân.
Ngoài thời gian làm công việc chính nếu có thời gian rảnh rỗi, bạn có thể làm thêm nhiều công việc khác như làm cộng tác viên sáng tạo nội dung, quản lý fanpage hoặc thực hiện các mô hình kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, khi làm đồng thời nhiều công việc bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý.
4.7. Trang bị cho cá nhân mình những gói bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm thương tật
Các sản phẩm bảo hiểm kể cả bảo hiểm nhân thọ hay là bảo hiểm thương tật ngày nay vô cùng đa dạng về quyền lợi. Tham gia bảo hiểm không chỉ bảo vệ bảo vêh=j bạn trước các rủi ro trong cuộc sống. Hiện nay nhiều hợp đồng bảo hiểm còn kết hợp thêm khả năng tích lũy và đầu tư, giúp người tham gia rèn luyện thói quen quản lý chi tiêu hợp lý và có khoản thu nhập dư dả cho tuổi hưu an nhàn.
Với khoản này bạn có thể dành tới từ mức 10% – 15% thu nhập hàng tháng cho bảo hiểm nhân thọ là mức tối ưu nhất.
5. Hai cách quản lý dòng tiền cá nhân phổ biến và hiệu quả hiện nay
Hiện nay thực sự có rất nhiều cách quản lý tài chính cá nhân một cách hợp lý và hiệu quả, trong đó nổi bật là hai quy tắc 50-30-20 và quy tắc 6 cái lọ:
5.1. Quy tắc quản lý tài chính 50-30-20
Quy tắc quản lý tài chính này là một trong những cách quy tắc quản lý dòng tiền cá nhân cơ bản nhưng vô cùng hiệu quả. Bởi đối với cách quản lý này, bạn chỉ cần chia thu nhập của mình thành 3 phần:
- 50% thu nhập dành cho các chi phí sinh hoạt bắt buộc, cần thiết như nhà ở, thực phẩm, phương tiện di chuyển,…
- 30% tổng thu nhập của bạn dành cho cho các chi phí linh hoạt như giải trí, ma chay, hiếu hỉ… mà bạn có thể cắt giảm, điều chỉnh, cân đối nếu cảm thấy cần thiết.
- 20% trong số tổng thu nhập còn lại sẽ dành để tiết kiệm cho các mục tiêu hay trả nợ. Bạn có thể chia phần tiết kiệm này thành nhiều khoản nhỏ ứng với từng mục tiêu để dễ theo dõi, kiểm soát.
Ưu điểm của phương pháp quản lý tài chính 50-30-20:
- Các mục trong phương pháp này tương đối ít mục. Điều này có thể giúp chúng ta dễ hiểu, dễ nhớ và dễ dàng áp dụng trong cuộc sống.
- Đối nhiều đối tượng với thu nhập khác nhau đều có thể dễ dàng áp dụng.
Nhược điểm quản lý tài chính 50-30-20:
- Đối với phương pháp này, nếu muốn thực hiện thành công thì yêu cầu tính tự kỷ luật nghiêm khắc với mỗi cá nhân.
5.2. Quản lý tài chính cá nhân bằng quy tắc 6 cái lọ
Chắc hẳn các độc giả của lĩnh vực tài chính không còn lạ lẫm với Harv Eker. Đây là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng như “ Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”…Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng quy tắc 6 cái lọ là một phát minh của ông. Với phương pháp quản lý này, thu nhập của bạn sẽ được chia thành nhiều khoản chi tiết hơn quy tắc 50-30-20 đã nêu ở trên:
- Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu bắt buộc: khoản nảy sẽ chiếm khoảng 55% thu nhập của bạn. Khoản chi phí này sẽ cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tiền nhà, ăn uống, hóa đơn điện nước…
- Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn : Chiếm 10% trong tổng thu nhập của bạn, nhằm phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn như kinh doanh, mua nhà, mua xe, …
- Lọ 3 – Quỹ giáo dục: quỹ này chiếm 10% tổng thu nhập của bạn, nhằm phục phụ sự học hỏi, tham gia các khóa học chứng chỉ, workshop, kỹ năng,… để trau dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc. Hay bạn có thể sử dụng quỹ này cho bất kỳ những điều bạn muốn học như cắm hoa, nấu ăn, nhảy, piano,…
- Lọ 4 – Hưởng thụ: chiếm 10% tổng thu nhập để tự thưởng thưởng cho bản thân sau khi những cố gắng, nỗ lực làm việc và tiết kiệm.
- Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính : quỹ này chiếm 10% tổng thu nhập của bạn. Đây là kênh không thể thiếu của mỗi người để có thể hướng tới sự tự do tài chính. Khoản tiền trong quỹ này dùng để gửi tiết kiệm, đầu tư, góp vốn kinh doanh… sinh lời, tạo ra lợi nhuận. Từ đó có thể giúp bạn có thêm một nguồn thu nhập thụ động.
- Lọ 6 – Quỹ từ thiện: Cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương, 3Gang rất hi vọng mỗi cá nhân đều nên xây dựng quỹ này. Quỹ từ thiện chiếm khoảng 5% thu nhập có thể sẽ dùng để giúp đỡ người thân, bạn bè, cho các quỹ vì cộng đồng hay hay chỉ là những hoạt động, chương trình nhỏ có thể lan tỏa yêu thương đối với cộng đồng .
Ưu điểm của phương pháp đầu tư 6 chiếc lọ:
- Phương pháp quản lý này sẽ hình thành nên tính kỷ luật cao cho người sử dụng.
Nhược điểm của phương pháp đầu tư 6 chiếc lọ:
- Phương pháp quản lý này tương đối phức tạp, không phù hợp dành cho những người mới bắt đầu.
- Đối với những đối tượng có thu nhập từ trung bình trở xuống rất khó để áp dụng phương pháp này.
6. Những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân?
Sau đây là một số giải đáp về những thắc mắc thường gặp về cách quản lý tài chính lý cá nhân mà bạn có thể gặp phải:
6.1. Nên quản lý nguồn tài chính cá nhân ở đâu?
Tùy theo sở thích, nhu cầu và điều kiện của bạn mà có thể sử dụng sổ, phần mềm excel hay các ứng dụng quản lý tài chính ngay trên chính điện thoại của mình… Trong các biện pháp trên, các ứng dụng quản lý tài chính là cách quản lý dòng tiền cá nhân được giới trẻ yêu thích và sử dụng nhiều hơn cả. Bởi vì tính tiện dụng của nó khi có thể dễ dàng cập nhật và theo dõi tình trạng tài chính ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào.
6.2. Cần chú ý những gì khi bạn là người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân?
Khi mới bắt đầu thực hiện các phương pháp quản lý tài chính cá nhân, mọi điều thực sự không hề dễ dàng. Điều quan trọng có thể giúp bạn vượt qua là sự kiên định với mục tiêu. Ban đầu bạn có thể cảm thấy khó khăn, không quen, nhưng theo thời gian và sự kiên trì nỗ lực thì dần dần bạn sẽ hình thành được tính kỷ luật tiết kiệm và chi tiêu hợp lý, khoa học hơn.
6.3. Những sai lầm thường gặp khi thực hiện các phương pháp quản lý tài chính cá nhân là gì?
Trong quá trình hướng tới sự tự do tài chính sẽ có rất nhiều sai lầm khiến bạn dễ dàng phá vỡ nguyên tắc mua sắm vô độ, như nợ xấu, thiếu kiên định… Do đó, bạn nên nâng cao tính tự giác, kỷ luật cố gắng khắc phục các sai lầm đó để đạt được mục đích tài chính như mong muốn.
Trên đây là những cách và nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, không có nguyên tắc, phương pháp hay cách quản lý là hoàn hảo. Điều quan trọng để thực hiện được những nguyên tắc đó là bạn cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và cố gắng thực hiện chúng một cách hoàn hảo nhất. Có như vậy, bạn mới có thể nhanh chóng hướng đến sự tự do về tài chính.
Với những chia sẻ ở trên, 3Gang hy vọng những kiến thức trên có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc về cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Qua những thông tin chia sẻ này, mong rằng bạn đã bỏ túi cho mình được những kinh nghiệm hữu ích, phương pháp phù hợp trong việc quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhất để hướng đến sự tự do tài chính trong tương lai.