Mức thu nhập lương 10 triệu tiết kiệm ra sao cho hiệu quả, khi cần phải đảm bảo cân bằng giữa cả chi phí sinh hoạt cần thiết, nhu cầu và mong muốn? Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn, cùng giải đáp qua bài viết dưới đây.
10 triệu đồng là con số thu nhập trung bình của rất nhiều dân văn phòng hiện nay. Con số không quá lớn, cũng không phải quá nhỏ, giúp ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, với mục tiêu tiết kiệm từ mức lương 10 triệu đồng một tháng thì bạn cần cân nhắc thật kỹ.
Với người độc thân
Nhiều người có suy nghĩ cuộc sống độc thân sẽ thật dễ dàng, nhẹ nhàng và ít các khoản chi tiêu hơn. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn chuẩn xác, bởi rất nhiều người trẻ hiện nay có xu hướng tiêu xài phung phí. Họ sử dụng thẻ tín dụng, tiêu xài trước, chi trả sau. Điều này dẫn đến tình cảnh “ngập” trong nợ nần, luôn phải làm việc cật lực để trả cho các khoản đã chi tiêu trước đó.
Chính vì vậy, việc nắm chắc và áp dụng tốt quy tắc 50/20/30, trong đó có 50% cho các nhu cầu thiết yếu như: thực phẩm, nấu ăn, điện, nước, tiền trọ (trong trường hợp thuê nhà)… là giải pháp hữu hiệu nhất. Bạn cần khắt khe hơn khi đưa ra các quyết định chi tiêu, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu thiết yếu và các mong muốn. Đặc biệt với những người sống ở các thành phố hiện đại, thường phải bỏ ra số tiền lớn hơn để trả tiền thuê nhà.
Tiếp đó, 30% trong tổng thu nhập dành cho mong muốn của bản thân. Cụ thể như: mua sắm, xem phim, giải trí. Và 20% còn lại, tương ứng với khoảng 2 triệu đồng cho mục đích tiết kiệm, đầu tư. Việc rạch ròi từng khoản chi tiêu sẽ giúp bạn đạt được mục đích của mình, có các khoản tích lũy để thực hiện dự định sau này.
Với những người đã lập gia đình
Gánh nặng tài chính sẽ trở nên nặng nề hơn khi với mức lương 10 triệu/ tháng nhưng bạn không có những kế hoạch, phương pháp quản lý chi tiêu hợp lý. Bởi lúc này, bạn không chỉ lo cho bản thân mình mà còn cho gia đình, con cái.
Trong trường hợp sống ở các thành phố, đô thị sầm uất, với mức lương 10 triệu đồng sẽ càng khó khăn hơn, chi tiêu dè dặt hơn. Do các chi phí như: tiền nhà, tiền sinh hoạt, mua sắm… mọi thứ đều đắt đỏ. Vì vậy, bạn cần tiết kiệm trên mọi phương diện: từ ăn uống, sinh hoạt cho đến nhu cầu, mong muốn của bản thân. Chỉ thực sự mua sắm những vật dụng cần thiết và quan trọng.
Cân đối chung giữa mức thu nhập, nhu cầu cũng như việc tiết kiệm đối với một gia đình có con nhỏ:
- Tiền ăn: 4 triệu
- Tiền thuê nhà: 2,5 triệu
- Tiền điện nước, xăng xe, điện thoại: 800.000 đồng
- Tiền cho con nhỏ: sữa, bỉm, đồ ăn vặt: 1 triệu
- Tiền chi tiêu sinh hoạt khác: 700.000 đồng
- Tiền tiết kiệm: 1 triệu
Các khoản tiền cho mỗi hạng mục chung có thể chênh lệch tùy vào từng gia đình. Song, với tổng thu nhập lương 10 triệu đồng tiết kiệm ra sao để đem lại hiệu quả, cân bằng cuộc sống là điều rất quan trọng. Đừng quên lập danh sách chi tiêu cho từng hạng mục. Dù với thu nhập ở mức nào thì cũng cần dành ra một khoản tiền tiết kiệm, đầu tư chuẩn bị những trường hợp bất ngờ xảy ra. Bên cạnh đó, là việc không ngừng tìm kiếm và nghĩ cách tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.