Lãi suất tiết kiệm giảm mạnh và liên tục hiện đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong vài tuần trở lại đây. Cùng tìm hiểu về xu hướng giảm lãi suất được cập nhật mới nhất trong ngày 23/05/2023 ngay dưới đây.
Theo cập nhật mới nhất cuối ngày 23/05 vừa qua, ngân hàng Nhà nước thông báo giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng xuống 5%/năm. Quyết định giảm lãi suất này sẽ có có hiệu lực từ ngày 25/5 tới.
Theo đó, mức lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng vẫn được giữ nguyên: 0,5%/năm.
Lãi suất các gói kỳ hạn từ trên 1 tháng đến 6 tháng: Giảm từ 5,5% xuống còn %/năm.
Trong vài tuần qua, lãi suất tiết kiệm đã nhanh chóng sụt giảm từ 1 – 2%/năm. Những đơn vị hiện đang áp dụng chính sách giảm lãi suất bao gồm: VPBank, VIB, Sacombank, SHB, HDBank, Viet Capital Bank, NCB, Kienlongbank, DongA Bank, Saigon bank, VietA Bank, Oceanbank, PVCombank, VietinBank, PGBank.
Hiện chỉ còn 2 ngân hàng niêm yết lãi suất trên 9%/năm đó là ABBank (9,1%/năm) và SCB (9%/năm).
Đa phần các ngân hàng thương mại đều niêm yết lãi suất cao nhất 8 – 9% một năm. Chỉ có duy nhất một ngân hàng niêm yết lãi suất trên 9% một năm đó là ABBank (9,1%). Một số đơn vị hiện còn niêm yết lãi suất dưới 8% gồm: Sacombank, VIB, Techcombank, CBBank và PGBank.
Tuy nhiên thì lãi suất thực tế khi giao dịch tại quầy vẫn có sự khác biệt so với lãi suất niêm yết. Một số ngân hàng vẫn sẵn sàng trả lãi suất 9,5%/năm mà không yêu cầu số tiền gửi lớn, với kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng.
Tại HDBank, khoản tiền vài trăm triệu với kỳ hạn 6, 9, 12 tháng sẽ được trả lãi suất 9,5% một năm – cao hơn 2% so với niêm yết. Tại OCB thì lãi suất gửi tại quầy kỳ hạn 13 tháng cũng lên đến 9,4% một năm, cao hơn 0,5 – 0,6% so với lãi suất niêm yết tại quầy. Tại Kienlongbank, khách gửi tiền sẽ được tặng tiền mặt tương ứng lãi suất cộng thêm 0,4% so với niêm yết.
Ở nhóm Big4 ( Bao gồm Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank) thì lãi suất tiết kiệm đã xuống rất thấp, theo đó lãi suất các kỳ hạn từ 1 – 3 tháng chỉ còn 4,9 – 5,4%/năm. Với kỳ hạn 6 – 9 tháng thì mức lãi suất chỉ khoảng 5,8%/năm, còn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lãi suất chỉ còn 7,2%/năm.
Nếu so với giai đoạn cao điểm cuối năm trước, có thời điểm lãi suất lên đến 12% một năm thì hiện nay lãi suất tiết kiệm được đánh giá là giảm rất mạnh.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất các ngày gần đây cũng giảm khá mạnh do thanh khoản của các ngân hàng khá dồi dào. Cụ thể thì lãi suất kỳ hạn qua đêm còn khoảng 1,14%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 – 2 tuần còn khoảng 1,5 – 2,4%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng còn 4,4%/năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng còn 6,74%/năm và lãi suất kỳ hạn 6 tháng còn 8,1%/năm.
Các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm sau động thái giảm lãi suất điều hành từ Ngân hàng Nhà nước từ 0,5 – 1%/năm vào giữa tháng 3 vừa qua.
Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng cũng đã kêu gọi các ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất về mức tối đa 9,5%/năm vào giữa tháng 12. Ðến đầu tháng 3 thì lãi suất tiếp tục giảm, dao động trong khoảng 8,2 – 8,7%/năm.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang có quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam (ở mức 5,5%/năm) của tổ chức tín dụng với một số lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao).
Lãi suất liên ngân hàng là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất liên ngân hàng
Bên cạnh đó thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa các chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có thể phấn đấu giảm lãi suất cho vay, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân phục hồi sản xuất kinh doanh.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định rằng ngành ngân hàng luôn sẵn sàng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên thì chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng cần phải được đặt trong tổng thể chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan, bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn để giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn; yêu cầu tổ chức tín dụng tiết giảm về chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý…
Lãi suất tiết kiệm đã liên tục giảm mạnh từ đầu tháng 2 đến nay. So với giai đoạn cao điểm hồi đầu năm, lãi suất tiết kiệm niêm yết tại các ngân hàng đã giảm khoảng 0,5 – 2% ở tất cả kỳ hạn.
Hiện có 18/34 ngân hàng đã giảm lãi suất huy động 12 tháng xuống dưới mức 8%/năm.
Mặc dù đã giảm đáng kể từ mức đỉnh, nhưng lãi suất tiết kiệm vẫn đang cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung trước dịch. Việc lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức cao cũng là yếu tố khiến lãi suất cho vay vẫn chưa giảm được nhiều và phần nào ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước thì tăng trưởng tín dụng tới hết ngày 24/4/2023 mới chỉ đạt 2,66%, con số này thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình giai đoạn 2015-2022 (4,15%). Tại Hội nghị Ngành ngân hàng ngày 12/05 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết thời gian tới sẽ cân nhắc các điều kiện để tiếp tục giảm lãi suất điều hành để giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm chi phí.
Trên đây là những thông tin về chủ đề lãi suất tiết kiệm giảm mạnh và liên tục mà 3Gang đã cập nhật để gửi đến bạn đọc. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi, xin chào và hẹn gặp lại trong những chuyên mục kiến thức sau!