Kế hoạch tài chính là một phần vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy bạn biết gì về kế hoạch áp dụng trong lĩnh vực tài chính này, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé.
Kế hoạch tài chính là gì?
Kế hoạch tài chính được biết đến là một tài liệu toàn diện, bao quát tất cả các chi tiết về dòng tiền, tiết kiệm, khoản nợ, khoản đầu tư, bảo hiểm cũng như các yếu tố khác trong đời sống tài chính của doanh nghiệp.
Một kế hoạch tốt sẽ loại bỏ sự căng thẳng trong việc thiết lập và ưu tiên các mục tiêu, từ đó vạch ra các chiến lược rõ ràng nhằm mục đích đạt được chúng. Bản kế hoạch chi tiết còn giúp ban lãnh đạo có hướng đi phù hợp, khách quan hơn trong việc ban hành các kế hoạch mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.
Thông thường, kế hoạch ở lĩnh vực tài chính này thường được xây dựng dựa trên nhiều bản kế hoạch khác nhau. Và theo thống kê cho thấy, có hơn 80% doanh nghiệp thất bại do không có kế hoạch nhất quán, rõ ràng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư khi có bản kế hoạch sẽ đánh giá tính khả thi trong các phương án. Cùng với đó là đưa ra sự so sánh, tổng hợp, phân tích tỷ lệ thành công của doanh nghiệp khi kêu gọi vốn lưu động sản xuất, vốn đầu tư dài hạn. Một bản kế hoạch lĩnh vực tài chính đối với doanh nghiệp thường được chia thành kế hoạch ngắn hạn ( 6 tháng – 1 năm) và kế hoạch dài hạn ( 3 năm – 5 năm).
Yếu tố cấu tạo nên kế hoạch tài chính
Một doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch thì bước đầu tiên chắc chắn phải làm đó là xây dựng nên nhiều kế hoạch khác nhau. Khi đó, các kế hoạch nhỏ này sẽ như một sự phân tích chi tiết ở từng khía cạnh. Tất cả tổng hòa nên một bản kế hoạch tổng, mang tính chiến lược sẽ giúp cho những nhà quản trị biết doanh nghiệp mình cần phải làm gì để xem xét rằng chiến lược này có thực sự khả thi không.
Kế hoạch tài chính được xây dựng dựa trên các bản kế hoạch sản xuất, đầu tư và kinh doanh. Nó là sự tập hợp từ những thống kê về mức tài chính doanh nghiệp và thường được thể hiện dưới dạng liệt kê, biểu mẫu hoặc sơ đồ. Đây đều là những kế hoạch cốt lõi của ban lãnh đạo để đưa doanh nghiệp của mình tiến xa và phát triển hơn qua từng giai đoạn khác nhau.
Vai trò khi vạch định kế hoạch, mục tiêu tài chính
Kế hoạch là nhân tố vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến các mục tiêu tài chính trong doanh nghiệp và cách doanh nghiệp sử dụng nguồn quỹ hợp lý.
1. Xác định tính khả thi của hoạt động kinh doanh
Bước vào giai đoạn hoạt động chính thức, nhiều đơn vị phát hiện ra việc rất khó để thành công nếu như không có bản kế hoạch, mục tiêu tài chính chi tiết. Bản kế hoạch đóng vai trò như kim chỉ nam, dựa vào bản kế hoạch mà doanh nghiệp có thể xác định được tính khả thi của dự án, phương hướng phát triển lâu dài trong tương lai. Song song là cách để đạt được các mục tiêu đã đề ra sao cho phù hợp, tối ưu nhất.
Lập kế hoạch, theo dõi và so sánh với kết quả thực tế giúp các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh phù hợp, nhanh chóng, từ đó đưa ra phương hướng, đường đi về đúng theo quỹ đạo, lộ trình đề ra.
2. Lập kế hoạch tài chính giúp thu hút khoản đầu tư và tài trợ
Các đơn vị cho vay như ngân hàng, tổ chức tín dụng hay các nhà đầu tư luôn yêu cầu xem xét công việc của công ty xin tài trợ. Điều này bao gồm cả việc lên kế hoạch, dự đoán và kỳ vọng khả thi.
Một kế hoạch rõ ràng sẽ đem đến lòng tin cho các nhà đầu tư, giúp xác suất dành được dự án của doanh nghiệp cao hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn còn được đánh giá cao bởi đội ngũ nhân sự tài năng, chuyên nghiệp trong công việc. Thông qua bản kế hoạch chi tiết cũng thể hiện một phần nào đó loại hình thức tín dụng, tài chính phù hợp đối với doanh nghiệp.
3. Kiểm soát nghiêm ngặt các khoản chi tiêu
Việc thiếu hụt tiền mặt sẽ khiến các doanh nghiệp gặp biến động về mức doanh thu mỗi tháng hoặc mỗi quý. Do đó, khi xây dựng kế hoạch trong lĩnh vực tài chính cần tính tới những chu kỳ nhất định để kiểm soát khoản chi tiêu trong giai đoạn dự phòng. Việc này sẽ giúp nhà quản lý yên tâm hơn về những rủi ro. Mặt khác, quỹ tiền mặt dự phòng sẽ cho phép đơn vị tận dụng các cơ hội phát sinh, mang về hiệu quả sản xuất cao hơn.
4. Giúp đo lường tiến độ kinh doanh
Sự rõ ràng, chi tiết của dữ liệu, những con số cụ thể trong kế hoạch sẽ cho thấy sự tăng trưởng ổn định doanh thu hay sự biến động của số dư. Đây là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy việc thực hiện các chiến lược trong tương lai.
Cách xây dựng kế hoạch tài chính chuẩn nhất
Để lập nên một kế hoạch trong lĩnh vực tài chính hiệu quả, doanh nghiệp cần bỏ ra rất nhiều thời gian và nguồn nhân sự góp sức ở nhiều bộ phận khác nhau. Bởi một kế hoạch toàn diện cần đảm bảo đảm bảo đưa ra những ý tưởng kinh doanh độc đáo, tạo ra nguồn lợi nhuận và đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp.
Các bước để lập nên kế hoạch tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Bước 1: Nghiên cứu các vấn đề tài chính trong doanh nghiệp
Ở bước này, bạn cần nghiên cứu về số vốn, chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng bao quát một bảng thống kê kết quả kinh doanh, nhu cầu vốn hiện tại của công ty như thế nào. Để đảm bảo một kế hoạch chính xác nhất, người thực hiện cần thu thập thông tin một cách đầy đủ, không bỏ sót.
- Bước 2: Dự báo và xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp
Lập bảng thống kê doanh thu và chi phí hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm của doanh nghiệp để dự báo tài chính (lợi nhuận hay thua lỗ) cho mỗi giai đoạn. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch hợp lý và xác định được nhu cầu tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Từ đó, quyết định đến việc phát triển các mục tiêu bán hàng, giá cả và lợi nhuận có khả năng thu được.
- Bước 3: Thực hiện điều chỉnh và phát triển kế hoạch lĩnh vực tài chính
Ban lãnh đạo thực hiện điều chỉnh kế hoạch sau khi đánh giá và phân tích các báo cáo thống kê trước đây bằng cách thay đổi các chính sách để đảm bảo cân đối giữa nhu cầu vốn và nguồn tài trợ vốn. Từ đó, xây dựng và phát triển kế hoạch tương ứng.
Khâu phát triển bao gồm việc giải thích nguồn tiền, nhân sự, hệ thống tài chính,… Bước triển khai kế hoạch sẽ mất khoảng 4-6 tháng. Đây là khoảng hời gian dài, vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp, tâm huyết của nhân viên và ban lãnh đạo doanh nghiệp.
- Bước 4: Giám sát và đánh giá rủi ro của kế hoạch
Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao kế hoạch để kịp thời nhận ra những rủi ro và khắc phục ngay để không thiệt hại về tiền bạc lẫn nhân lực. Từ đó đưa ra các bản đánh giá đầu tư, bảo hiểm sức khỏe và lao động, hạng mục đầu tư, tình hình thị trường… nhằm mục đích theo dõi một cách khách quan hơn. Các kỹ thuật phân tích rủi ro trong các dự báo tài chính mà doanh nghiệp nên xem xét như phân tích tình huống, phân tích độ nhạy, phân tích hoà vốn.
Trên đây là những thông tin xoay quanh kế hoạch tài chính bao gồm khái niệm, vai trò cũng như hướng dẫn cụ thể cách để xây dựng một kế hoạch hiệu quả. Hy vọng chia sẻ trên của 3Gang sẽ có ích cho bạn đọc để từ đó, bạn có thể xây dựng một kế hoạch ngay từ bây giờ. Đó là tối ưu hoá thời gian thực hiện, đồng thời hoàn thiện bản kế hoạch một cách chỉnh chu nhất.