Khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán hay bất kể thị trường tài chính nào, bạn sẽ bắt gặp khái niệm “ GAP”. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra trên biểu đồ và thường là điểm thu hút các nhà đầu tư tham gia vào phân tích kỹ thuật để giao dịch. Vậy cụ thể thì GAP là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của 3Gang để hiểu hơn về GAP và các vấn đề liên quan bạn nhé!
GAP là gì?
GAP được hiểu là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch (hoặc là 2 cây nến) liên tiếp nhau. GAP được xác định theo giá đóng cửa của cây nến phía trước và giá mở cửa của cây nến phía sau.
Theo điều kiện bình thường thì giá đóng cửa tại phiên hôm trước sẽ là giá mở cửa của phiên hôm sau đó. Vì vậy, việc tăng hoặc giảm nhiều bước giá so với giá đóng cửa của phiên hôm trước sẽ tạo ra khoảng trống lớn trên đồ thị. Lúc này, ta gọi đó là hiện tượng GAP. Hiện nay, có 2 hình thức GAP chủ yếu:
- Nếu giá nhảy vọt lên trên thì hiện tượng này được gọi là GAP Up ( tức là GAP tăng giá).
- Ngược lại, nếu giá giảm xuống dưới gọi thì hiện tượng này gọi là GAP Down ( tức là GAP giảm giá).
Trong chứng khoán, GAP giúp nhà đầu tư đánh giá, phân tích và thực hiện các giao dịch đơn giản, hiệu quả hơn. Khoảng trống GAP có thể được lấp đầy hoặc không và thời gian lấp cũng khác nhau, có thể chỉ sau một vài phiên hoặc thậm chí là lâu hơn.
Đặc điểm của GAP
GAP sở hữu các đặc điểm cụ thể và phục vụ cho từng vai trò khác nhau.
- GAP xuất hiện tại các vùng kháng cự và vùng hỗ trợ mạnh thường sẽ có xu hướng quay trở về các vùng giá này để kiểm tra lại và xác định cụ thể xu hướng giá hiện tại trước khi có sự tiếp tục giảm hoặc tăng.
- GAP thường xuất hiện tại các khu vực có mô hình giá thường hoặc xuất hiện để hoàn thành mô hình.
- Khi có sự kiện hoặc thông tin mới, sẽ có một lượng người tham gia vào thị trường chứng khoán, khi này GAP thường xảy ra. Sự xuất hiện này đã tạo nên sự chênh lệch cao thấp giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước.
- Mỗi loại khoảng trống giá sẽ cho thấy sự bắt đầu của xu hướng hoặc là sự đảo chiều của xu hướng đó.
Vai trò của GAP
Khoảng trống giá hay GAP có vai trò hỗ trợ phân tích xu hướng giá của cổ phiếu. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định về điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ chính xác hơn. Đặc biệt, khi kết hợp GAP với các công cụ phân tích khác như RSI, MA, kháng cự và hỗ trợ thì việc xác định xu hướng giá sẽ càng chính xác hơn.
Các loại GAP
Trong thị trường chứng khoán tồn tại 5 loại GAP như sau:
1. Common GAP – hay GAP thường
Common GAP còn được biết đến với tên gọi khác là GAP thường hay GAP thông dụng,… Đây là loại khoảng trống mang tính tạm thời. GAP thông dụng thường ẽ xảy ra khi cổ phiếu đi ngang và dao động trong phạm vi hẹp.
Thông thường thì Common GAP sẽ bị lấp kín không lâu sau đó, tuy nhiên điều này không phải là luôn luôn. Khoảng cách của giá GAP sẽ không quá cách biệt và GAP này là tín hiệu khá yếu và không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.
2. Breakaway GAP – hay GAP phá vỡ xu hướng
Breakaway GAP hay còn được gọi là GAP phá vỡ, nó xảy ra khi có các thông tin hay sự kiện bất ngờ trên thị trường. Những thông tin này sẽ làm cho các nhà đầu tư thay đổi tâm lý một cách nhanh chóng và xu hướng giá cũng chuyển sang một hướng khác. So với các GAP khác thì GAP phá vỡ trong nhiều trường hợp sẽ không thể được lấp đầy. Tuy nhiên thì nó có thể linh hoạt các trạng thái như: xuống thấp hoặc lên cao.
3. Runaway GAP – hay GAP tiếp diễn
Runaway GAP hay Continuation GAP là GAP tiếp diễn. GAP này thường xuất hiện trong chứng khoán với tần suất và số lượng nhiều khi mà xu hướng đã giảm hoặc tăng giá được hình thành rõ rệt trước đó.
GAP tiếp diễn sẽ không bị lấp đi vì thị trường sẽ tiếp tục diễn biến và thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng hiện tại. Khi có xu hướng tăng thì GAP tiếp diễn sẽ là GAP Up, lúc này nó phản ánh được tâm lý phấn khích hoặc sự mất kiên nhẫn của các nhà đầu tư. Ngược lại, khi GAP giảm sẽ thể hiện tâm lý bi quan của những người đang nắm giữ cổ phiếu, họ quyết định bán mạnh vì nhận định rằng khả năng phục hồi giá là rất thấp.
4. Exhaustion GAP – GAP kiệt sức
Đây được gọi là khoảng trống kiệt sức, xuất hiện tại thị trường chứng khoán. GAP kiệt sức thường nằm tại các đáy hoặc các đỉnh sau khi đã hình thành xu hướng giảm hoặc xu hướng tăng giá trong một thời gian dài trước đó.
Exhaustion GAP với khối lượng giao dịch lớn chính là sự xác nhận cao nhưng để đảm bảo tính chính xác vẫn cần thêm sự xác nhận của đường xu hướng. Các nhà đầu tư nên xem xét và lựa chọn bán cổ phiếu ở những phiên sau đó nếu nhận thấy nến xuất hiện tín hiệu tiêu cực.
5. Island Reversal – GAP hòn đảo ngược
GAP đảo ngược xuất hiện khi khoảng trống tăng sẽ tiếp diễn đến giai đoạn đi ngang và cuối cùng là đi xuống. Sau đó, GAP đảo ngược sẽ quay lại nhưng nó sẽ không quay lại giai đoạn đi ngang mà sẽ đi thẳng lên.
Việc này khiến cho các nhà đầu tư rơi vào tình trạng mắc kẹt. Khi giá giảm, nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu, vậy nên xu hướng tiếp theo vẫn là giá giảm sâu.
Có nên đuổi theo GAP xuất hiện ở đầu phiên không?
GAP đầu phiên là khoảng trống xuất hiện ngay sau khi mà thị trường mở cửa. Đây thường là cơ hội giao dịch lý tưởng để kiếm lợi nhuận. Vì vậy nhà đầu hoàn toàn có thể canh điểm vào tại các nhịp giá tạo khoảng trống. Tuy nhiên, muốn đuổi theo GAP thì việc đầu tiên nhà đầu tư cần làm là xác định xem đó là GAP tạo xu hướng hay GAP theo xu hướng. Thông thường, GAP theo xu hướng sẽ có ít rủi ro hơn là GAP tạo xu hướng. Lý do là thị trường đã có một xu hướng khá mạnh trước đó và các nhịp điều chỉnh sẽ là cơ hội tốt để vào lệnh và đuổi theo GAP để kiếm lợi nhuận.
Trong các trường hợp còn lại thì nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng và cân nhắc trước khi quyết định giao dịch.
GAP thường xuyên xuất hiện vào những thời điểm nào?
GAP thường xuất hiện vào các thời điểm sau:
- Vào phiên giao dịch thứ 2 khi mà thị trường mở cửa trở lại thì rất dễ có hiện tượng GAP xảy ra. Trên thực tế, thứ 7 và chủ nhật là hai ngày không giao dịch, vì vậy khi có những tin tức nóng hoặc gây chấn động chính trị hay kinh tế thì sẽ khiến cho GAP xuất hiện.
- Khi có thông tin bất ngờ làm ảnh hưởng mạnh đến thị trường như một công ty lớn tuyên bố phá sản, hoặc có sự sát nhập 2 công ty lớn lại với nhau…
- Vào các dịp nghỉ lễ, khối lượng giao dịch thất thường cũng sẽ dễ tạo ra GAP. Bởi đây chính là khoảng thời gian các ngân hàng trên thế giới nghỉ lễ và dẫn đến tình trạng giao dịch thiếu sự liên tục.
Những lưu ý nhà đầu tư nên nắm được khi giao dịch với GAP
Gap xuất hiện trên thị trường chứng khoán bởi rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên thì không phải lúc nào GAP cũng phản ánh đúng về diễn biến của thị trường. Vì vậy, để đầu tư an toàn hì các bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Khi giao dịch với GAP, nhà đầu tư nên quan sát về khối lượng giao dịch. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như đường MA, RSI, MACD,.. để tăng độ chính xác trong quyết định giao dịch.
- GAP tiếp diễn đôi khi sẽ bị nhầm với GAP suy kiệt. Vậy nên, nhà đầu tư nên đặc biệt chú ý đến khối lượng để có thể phân biệt 2 loại GAP nói trên.
- Không phải lúc nào khoảng trống giá cũng sẽ được lấp đầy. Vì vậy, nhà đầu tư không nên phụ thuộc hoàn toàn vào GAP để tìm điểm vào lệnh.
Vừa rồi là những thông tin quan trọng về GAP mà quý bạn đọc nên nắm được. Qua bài viết này, 3Gang hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về GAP cũng như biết được cách thức giao dịch với GAP sao cho hiệu quả. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết GAP là gì!