Margin là luôn một trong những lựa chọn được nhà đầu tư ưu tiên khi giao dịch chứng khoán. Vậy cụ thể thì Full Margin là gì và cách thức nhận biết cổ phiếu ở dạng Full Margin ra sao? Trong bài viết này hãy cùng 3Gang đi tìm hiểu chi tiết vấn đề trên bạn nhé!
Full Margin là gì?
Full Margin là trạng thái nhà đầu tư thực hiện ký quỹ quá mức và không thể đặt thêm lệnh giao dịch được nữa. Trong ngắn hạn thì việc kiểm sát dòng tiền cho vay ký quỹ đối với mã chứng khoán sẽ giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro cũng như bắt được cơ hội giao dịch tốt cho bản thân. Nhưng thực tế không phải muốn ký quỹ bao nhiêu cũng được, luật pháp hiện nay đã có quy định ràng buộc trong việc cho vay Margin.
Bạn hiểu đơn giản là tiền đặt cọc mà nhà đầu tư gửi cho sàn môi giới để duy trì vị thế giao dịch. Margin không phải chi phí giao dịch mà đây chính là một phần tài sản của nhà đầu tư đã sử dụng để đặt cọc cho mỗi giao dịch của họ. Margin giống như việc bạn muốn vay mượn ngân hàng thì phải cầm cố một tài sản có giá trị nào đó. Sau khi giao dịch kết thúc thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại vào tài khoản của nhà đầu tư.
Full Margin sẽ xuất hiện khi một công ty chứng khoán nào đó cho vay Margin chạm ngưỡng nhất định và không được vượt qua ngưỡng đó. Khi đã vay ở mức Full Margin thì nhà đầu tư phải theo dõi những biến động đang xảy ra trên thị trường bởi nó có thể gây nguy hiểm cho tài khoản của bạn. Khi thị trường giảm sâu mà bạn không kịp cắt lỗ sẽ dẫn đến tình trạng âm tài khoản rất nhanh.
Ví dụ: Công ty A cho phép vay Margin để mua cổ phiếu X với tỷ lệ tối đa là 1:2. Bạn quyết định dùng số vốn của mình là 10 triệu đồng để mua 100 cổ phiếu X. Tuy nhiên muốn sinh lời nhanh hơn, bạn quyết định vay Margin với tỷ lệ tối đa 1:2, tức là bạn đang vay thêm của công ty A là 10 triệu đồng để mua thêm 100 cổ phiếu nữa. Hiện tượng này được gọi chung là Full Margin ở phía nhà đầu tư cá nhân.
Cách nhận biết trạng thái Full Margin
Hiện nay vẫn chưa có tổ chức hay báo cáo nào của công ty chứng khoán quy định về trạng thái Full Margin. Tương tự thì các công ty cũng không có thông báo chính thức về điều này, vậy nên các nhà đầu tư cần phải tự tìm hiểu và kiểm chứng thông qua quá trình giao dịch.
Cách mà nhiều nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất là họ sẽ thử giao dịch ký quỹ chạm ngưỡng Full Margin. Sau đó họ sẽ xem xét xem tổng giá trị mua thay đổi như thế nào, có còn vượt qua được tổng số vốn thực hay không. Hoặc bạn cũng có thể trao đổi với các nhà môi giới khác trên thị trường để cập nhật và tham khảo thông tin từ họ.
Các nhà đầu tư không nên xem nhẹ các mối lo ngại về tình trạng Full Margin. Nếu quyết định giao dịch mua cổ phiếu khi sắp ở tình trạng Full Margin thì nhà đầu tư sẽ gặp phải nhiều rủi ro. Hơn nữa, lúc mức giá đạt đỉnh lại không thể cắt lỗ nhanh, nhà đầu tư s phải đối diện với nguy cơ mất tất cả vốn.
Những ảnh hưởng của Full Margin đối với cổ phiếu
Khi giá cổ phiếu bắt đầu tăng theo xu hướng một cách ổn định và rõ rệt thì đây chính là lúc các nhà đầu tư Full Margin sẽ nhắm tới. Khi cổ phiếu đang trên đà tăng thì số lượng lớn nhà đầu tư sử dụng Margin cũng sẽ góp phần khiến giá cổ phiếu càng tăng mạnh.
Đa phần các nhà đầu tư thường sẽ sử dụng Margin vào những lúc cổ phiếu có điều chỉnh ngắn hạn và họ lựa chọn “tất tay” khi có sự điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên, đây lại thường là bẫy của các “cá mập”. Sau khi số lượng Full Margin đạt lớn thì các “cá mập” sẽ chốt lời và khiến giá cổ phiếu rớt mạnh. Từ đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ lo sợ và bán tháo, cổ phiếu lúc này sẽ bị giảm giá mạnh và chạm ngưỡng “Call Margin”. Đây chính là nỗi sợ lớn nhất của các nhà đầu tư “tất tay”, đến giai đoạn này thì họ buộc phải bán cổ phiếu với mức giá giảm mạnh.
Ví dụ: Cổ phiếu A tại tháng 9 có sự tăng trưởng rất cao. Với sự kỳ vọng lớn thì các nhà đầu tư bị Full Margin đã mua cổ phiếu và khiến nó tăng “kịch trần” mỗi ngày.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 9 thì hiện tượng rũ Margin diễn ra, một số tiền lớn đã bị rút ra khỏi thị trường. Các nhà đầu tư nhỏ đang cảm thấy lo lắng và nhiều tài khoản bị “Call Margin” , không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải bán ra. Điều này đã khiến cho giá cổ phiếu A bị giảm “kịch sàn”.
Những ảnh hưởng của Full Margin đối với thị trường
Việc các công ty chứng khoán cho vay Full Margin cũng đã tác động ít nhiều đến thị trường chung. Thường vào những ngày cuối cùng của các quý trong năm, các công ty Chứng khoán sẽ có động thái “rũ Margin” để giúp báo cáo tài chính của họ được đẹp hơn. Điều này sẽ khiến thị trường giảm điểm mạnh và các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ gặp phải thua lỗ lớn.
Cách phản ứng khi gặp trạng thái Full Margin
Để có thể chiến thắng thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư phải có chiến lược quản lý rủi ro thật tốt và thật cụ thể, rõ ràng. Dưới đây là một vài cách thức hỗ trợ nhà đầu tư khi rơi vào tình trạng Full Margin.
1. Luôn dự trữ tỷ lệ tiền mặt hợp lý
Để tránh ký quỹ vượt mức thì nhà đầu tư cần cân đối tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu. Không nên dồn hết trứng vào một giỏ, khi thời cơ có thể mua được cổ phiếu tốt đến thì tiền mặt sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt ngay cơ hội và chuyển đổi danh mục một cách hợp lý.
Tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu tối ưu là sẽ rơi vào khoảng 30/70 khi thị trường tăng giá. Ngược lại, khi thị trường giảm giá thì tỷ lệ này sẽ là 70/30, thậm chí có thể đẩy tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu xuống chỉ còn 20%.
2. Tối đa hóa danh mục đầu tư của mình
Nhà đầu tư nên tránh “all in” vào duy nhất 1-2 mã cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro nếu cổ phiếu đó giảm mạnh.
3. Tuân thủ Stop Loss
Cắt lỗ nghe qua thì tưởng chừng rất đơn giản nhưng không nhiều nhà đầu tư duy trì được nguyên tắc này, đặc biệt là những ai theo mô hình đầu tư tăng trưởng. Mức stop loss nên ở mức +- 8% để bạn có thể chủ động điều chỉnh danh mục.
Vậy khi nào nhà đầu tư nên và không nên dùng Full Margin
Việc dùng margin được hiểu nôm na là như là khi bạn sử dụng một con dao hai lưỡi, mà bản chất dao hai lưỡi thì chỉ nên dành cho những người thật sự có kinh nghiệm. Vì vậy margin chỉ hiệu quả đối với những nhà đầu tư lâu năm, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
- Bạn chỉ nên sử dụng margin khi bạn đã có kinh nghiệm giao dịch lâu năm. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì không nên sử dụng hình thức này.
- Chỉ sử dụng margin khi bạn nhận thấy thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn lình xình, lưỡng lự thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng margin.
- Chỉ nên sử dụng margin trong các giao dịch ngắn hạn bởi margin không phải là lựa chọn khôn khoan và không phù hợp đối với những giao dịch dài hạn.
- Chỉ nên dùng margin khi đầu tư vào những cổ phiếu có tính thanh khoản tốt như là cổ phiếu cơ bản hay cổ phiếu Bluechip.
- Với các cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì bạn không nên dùng margin
Sử dụng Margin để giao dịch sẽ khiến nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro nếu thị trường đi sai hướng kỳ vọng. Nhưng nó cũng giúp nhà đầu tư khuếch đại lợi nhuận lên nhiều lần nếu thị trường đi đúng theo kỳ vọng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về Full margin là gì mà quý bạn đọc cần nắm được. 3Gang cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và xin chúc bạn thành công trên con đường đầu tư của mình!