Thế nào là độc lập tài chính? Vì sao độc lập tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng và chúng ta cần làm gì để có thể độc lập tài chính? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng 3Gang đi tìm hiểu sâu hơn về những khái niệm, công thức độc lập tài chính, cũng như đưa ra các lời khuyên để bạn có thể tham khảo ngay nhé!
1. Tổng quan về độc lập tài chính
1.1. Độc lập tài chính là gì?
Độc lập tài chính trong tiếng anh là Financial Independence, đây là thước đo tài chính của một cá nhân đáp ứng được những nhu cầu của bản thân trong cuộc sống hàng ngày đến cuối đời. Nếu có được sự độc lập tài chính, bạn sẽ không cần lo nghĩ về những yếu tố xung quanh khác như: Dịch bệnh, tai nạn, thất nghiệp…Về cơ bản độc lập tài chính được hiểu là sự tự do sắp xếp cuộc sống và các vấn đề tài chính, tự bản thân mình có thể quyết định,…mà không nhờ đến sự giúp đỡ, phụ thuộc vào người khác.
Một số yếu tố cụ thể của độc lập tài chính mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Thu nhập cá nhân: Để hướng tới độc lập tài chính, bạn cần có thêm nhiều nguồn thu nhập, hoặc nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực của bản thân để có thể gia tăng mức thu nhập của bạn thân nhanh chóng.
- Có thể thể tự chi trả các hóa đơn: Để có thể thực sự độc lập tài chính, thì bạn phải đảm bảo rằng: mình luôn có khả năng thanh toán tất cả các hóa đơn về các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như tiền thuê nhà, tiền nước,v.v. Trong trường hợp bạn vẫn phụ thuộc vào người khác để có thể chi trả những hóa đơn trên, thì các bạn vẫn chưa thể độc lập về tài chính.
- Nợ: Để hướng tới độc lập tài chính, việc có nợ không hẳn là một việc xấu, có lúc các bạn cần có ngay một khoản tiền để giải quyết một vấn đề cấp bách, hoặc việc vay nợ có thể là một công cụ đòn bẩy tài chính để đầu tư hiệu quả hơn. Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện nghĩa vụ của khoản vay đầy đủ: có thể trả nợ, trả lãi và trả đúng hạn thì việc vay nợ chưa thể chúng bạn không độc lập về tài chính.
- Tiết kiệm: Muốn tiết kiệm, ngoài những phương pháp chi tiêu cần thiết, thu nhập hằng tháng của bạn phải lớn hơn số tiền chi tiêu của bạn. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tài chính cá nhân của mỗi người.
- Đầu tư: Có rất nhiều người đang phải chi trả nhiều thứ chỉ từ đồng lương của mình. Vì vậy, nhiều người khó có một khoản tài chính riêng để đầu tư, việc này tốn khá nhiều thời gian và tâm sức để xây dựng. Nhưng nếu chúng ta có tài chính để đầu tư, chúng ta không chỉ độc lập về tài chính mà còn hướng tới sự tự do về tài chính.
1.2 Phong trào nghỉ hưu sớm là gì?
Phong trào nghỉ hưu sớm nổi tiếng ở nước ngoài với tên gọi là Retire Early, đây là phong trào được rất nhiều người trên thế giới đặc biệt là các bạn trẻ muốn hướng tới. Đây là giai đoạn sau của quá trình độc lập tài chính, và nó chỉ được thực hiện bền vững khi bạn có sự ổn định về tài chính trong khoảng nhiều năm. Trong giai đoạn này, bạn có thể lựa chọn cho mình một cuộc sống về hưu lý tưởng, thoải mái mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào những yếu tố tiền bạc.
Tuy nhiên, đừng hiểu lầm, bạn chọn nghỉ hưu sớm không đồng nghĩa việc bạn chấm dứt sự lao động, ngừng cống hiến và rơi vào cảnh “người chưa già – tâm hồn đã lão hoá”. Việc nghỉ hưu sớm có nghĩa rằng là bạn có những sự lựa chọn riêng cho cuộc sống không bị rào cản, phụ thuộc bởi bất cứ ai, bạn có thể làm những công việc mà mình yêu thích, không bị áp lực tài chính đè nặng.
1.3 Những lý do khiến FIRE trở thành trào lưu
Cuộc sống xô bồ, việc độc lập tài chính không những chỉ áp lực gồng gánh trên vai phái mạnh. Mà hiện nay phụ nữ độc lập tài chính cũng là một xu thế chung của phái đẹp. Một vài ưu điểm của xu hướng FIRE (Financial Independence & Retire Early) mà bạn có thể biết:
- Ưu tiên sự tự do và không bị phụ thuộc: Đây có lẽ chính là lý do đầu tiên, lớn nhất khiến tư duy độc lập tài chính được quan tâm.
- Giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần: Có một thực tế rằng, so với những người cùng tầm tuổi những người theo trào lưu FIRE thì tình hình tài chính và thu nhập của họ có vẻ khá hơn.
- Cuộc sống an nhàn khi về già: Để tuổi già của bạn trôi qua một cách an nhàn và bình yên thì bạn nên có kế hoạch xây dựng kế hoạch tự do tài chính càng sớm càng tốt, tốt nhát là ngay chính thời điểm hiện tại.
2. Tại sao nên độc lập tài chính?
Trên thực tế, những người hướng tới độc lập về tài chính thường có tư duy tài chính tốt hơn so với mức trung bình của nhóm người khác. Họ thường có nguồn thu nhập ổn định, chi tiêu hợp lý, thông minh nhanh nhẹn và họ luôn có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu quan trọng trong cuộc sống và dễ dàng giải quyết các vấn đề lớn nhỏ của bản thân họ hay gia đình người thân.
Vì vậy, sau khi đạt được một mức độc lập về tài chính nhất định, chất lượng cuộc sống của bạn đã được cải thiện rất đáng kể. Gia đình, người thân đang sống tốt và không phải luôn trong trạng thái lo lắng về tiền bạc. Kéo theo đó, đời sống tinh thần của những người này cũng sẽ được chăm sóc một cách tốt hơn.
Có thể nói, độc lập tài chính là một loại tự do, sống vô tư, không cần suy nghĩ, làm những điều mình thích, có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện ước mơ của mình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ động lực hay quyết tâm để chinh phục con đường độc lập tài chính khó khăn này. Ngoài ra, khi bạn đã đạt được một nền tảng tài chính cố định, vững chắc, thì nguy cơ bị mất thu nhập do một lý do bất ngờ không còn là vấn đề nữa.
Hiện nay, người lao động được hưởng rất nhiều quyền lợi và ưu đãi sau khi nghỉ hưu hoặc tạm thời thất nghiệp…Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn rằng liệu 30 năm nữa những quyền lợi và ưu đãi này có còn tồn tại?
3. Tầm quan trọng của tiết kiệm trong hành trình độc lập tài chính
Để nhanh chóng hướng tới tự do trong tài chính. Bạn cần phải thực hiện mục tiêu của bản thân ngay từ bây giờ. Phần đông những người theo đuổi tư tưởng độc lập về tài chính thường tập trung tài sản vào hai hướng: cắt giảm chi phí tiêu dùng và tích lũy tài sản.
Việc tiết kiệm là điều kiện bắt buộc và quan trọng để có một nền tảng tài chính vững chắc. Bạn nên cân nhắc tiết kiệm để hiện thực hóa các mục tiêu khác như mua nhà, mua xe phục vụ các nhu cầu cá nhân hay đầu tư, chỉ khi bạn có một số dư tiết kiệm đủ lớn…
Bạn cũng có thể tham khảo cách tiết kiệm bằng cách gửi tiền tiết kiệm vào tài khoản ngân hàng, hiện nay có thể thực hiện online, để nhận được lãi suất hằng tháng. Khi tài khoản tích lũy đã có mức lãi và số vốn tăng lên thành một khoản kha khá, bạn có thể đầu tư các kênh khác nhau để nâng cao lợi nhuận.
Nếu bạn là một người mới trong đầu tư. Hãy bắt đầu đầu tư với một khoản tiền nhỏ, để lấy thêm kinh nghiệm và bài học. Đầu tư cũng là một quá trình học tập, chúng ta cần làm từ dễ đến khó, từ bé đến lớn.
Vì vậy, để hình thành thói quen tiết kiệm tốt, bạn cần lập kế hoạch phù hợp, hiệu quả và tập trung vào việc chi tiêu có kỷ luật, khoa học cao. Ban đầu, hãy cố gắng viết ra danh sách những thứ cần phải chi tiêu hàng tháng, kiểm soát lương chi tiêu của mình, sau đó điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.
4. 6 Bước để độc lập tài chính cho người mới bắt đầu
- Bước 1: Lập bảng giá trị cá nhân
Hiểu một cách đơn giản, giá trị cá nhân ở đây là giai đoạn bắt đầu và bắt buộc để bạn có thể thiết kế nên cuộc sống có kỷ luật hơn cho bản thân bạn, cũng như gia đình. Ví dụ như sự thành công trong sự nghiệp, sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc của gia đình bạn và sự đồng cảm với người lạ. bạn cần viết thật trung thực về những nhu cầu bạn nghĩ là quan trọng của bạn. Sau đó, hãy thành thật ghi trả lời hai câu hỏi sau vào giấy:
- Bạn có tiêu tiền vào những thứ kể không?
- Bạn có tiêu tiền vào những thứ khác không? Nếu vậy, đó là những gì? Lặp lại hai câu hỏi này mỗi ngày sẽ giúp bạn đặt tiền vào đúng mục đích.
- Bước 2: Ghi ra những điều có thể làm bạn vui vẻ
Viết ra những điều khiến bạn vui vẻ là bước đầu tiên để đặt ra nền móng cho sự “hạnh phúc tự thân”. Bạn có thể hướng đến sự độc lập về tinh thần bằng cách đầu tư tiền vào những thứ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Vậy như thế nào được gọi là hạnh phúc, bạn nên kiểm tra xem đối với bản thân mình như thế nào được gọi là “hạnh phúc”. Có điều gì khiến bạn có thể vừa mỉm cười vừa làm, khi nghĩ đến và khi đạt được nó? Cố gắng tóm tắt những mong muốn của bạn thành 10 điều và xếp hạng chúng theo mức quan trọng của chúng. Sau đó, hãy tiếp tục tự trả lời hai câu hỏi sau:
- Bạn có sẵn sàng tiêu tiền vào những việc khiến bạn hạnh phúc không?
- Liệu bạn sẽ chi tiền cho những mục nằm ngoài danh sách hay không?
Lưu ý: Những mục ở càng cuối danh sách bạn càng nên cân nhắc nhắc khi chi tiêu.
- Bước 3: Tìm động lực
Tại vì sao bạn cần độc lập tài chính? Liệu đã khi nào bạn đặt ra có câu hỏi này hay chưa? Bạn có thể rất muốn có một ngôi nhà của riêng mình, bạn có thể thỏa mãn với điều mình thích mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai, hay phải đợi sự an nhàn mong muốn khi đến tuổi xế chiều.
Dù động cơ của bạn là gì, hãy luôn không ngừng cố gắng để có thể tìm thấy nó ở chính bạn. Hiện nay, có quá nhiều người tiêu tiền vô thức hay cố ý vào những điều mà họ chưa thực sự cần.
Khi bạn đã xác định được động lực của mình, việc thực hiện những cam kết một kế hoạch tài chính trong dài hạn sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Nếu bạn không chắc chắn động lực của mình là gì. Hãy xem biểu đồ giá trị cá nhân và danh sách những điều khiến bạn hạnh phúc. Chúng sẽ giúp bạn mang lại những động lực lớn nhất cho mình.
- Bước 4: Ghi ra những yếu tố khiến bạn chi tiêu chưa khôn ngoan, không hợp lý
Vấn đề chỉ có thể được khắc phục nếu bạn tìm ra nguyên nhân của chúng. Vì vậy, để sử dụng tiền một cách hợp lý, chi tiêu khôn ngoan. Trước khi chi tiêu một mục gì, hãy nhớ đến khoảng thời gian bạn tiêu tiền không đáng và cố gắng tìm hiểu điều gì ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của mình.
- Bước 5: Kiểm soát tài chính
Hằng tháng, bạn có thể ghi lại thu nhập của mình vào một cuốn sổ. Và bắt đầu phân chia các mục cần chi. Đầu tiên, bạn có thể để ra một khoản tiền với hai mục chi và tiết kiệm. Tiếp theo là tiền thuê nhà, các nhu cầu cơ bản như nhu yếu phẩm, thức ăn, chăm sóc sức khỏe và chi phí phục vụ đi lại. Phần còn lại của thu nhập bạn có thể thể dành lại cho các mục giải trí và những điều bạn thích.
- Bước 6: Ghi lại những khoản thu chi theo tuần hoặc tháng
Chỉ với việc phân nhỏ các khoản thu nhập cho các khoản chi khác nhau là chưa đủ để có thể kiểm soát tài chính một cách hiệu quả. Bạn cần phải theo dõi biến động số tiền và những khoản chi tiêu mỗi tháng đã phù hợp hay chưa. Lưu ý rằng tất cả các mục dù là nhỏ nhất đều được ghi lại. Bằng cách này, bạn sẽ biết được xu hướng chi tiêu của bản thân và kiểm soát tốt những khoản chi tiêu chưa hợp lý.
5. Cách thức lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả nhất
5.1 Hình thức tiết kiệm tài chính linh hoạt phù hợp cho bản thân
Trong cuộc sống hiện nay, bạn không phải lúc nào cũng tránh được những rủi ro bất ngờ không hề báo trước như: đầu tư thất bại, thất nghiệp, phá sản, lãi suất tăng cao… Bạn cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để bù đắp và san sẻ cho những biến cố không lường trước được. Vậy làm cách nào để có thể xoay sở khi bạn đã gửi hết tiền tích lũy vào tiết kiệm ở ngân hàng?
Cách tốt nhất là phòng ngừa rủi ro bằng phương pháp tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm không kỳ hạn. Đây là những hình thức gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tài chính và ngân hàng, mà khi đó bạn có thể rút tiền trước hạn mà không bị ảnh hưởng nhiều tới lãi suất, hay rút một phần tiền trong tài khoản tiết kiệm. Số tiền còn lại ở trong tài khoản tiết kiệm của bạn vẫn được tính lãi theo quy định.
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng số tiền tiết kiệm, cho những mục đích bất khả kháng khác mà không cần phải rút ra hết hoặc chịu phạt khi rút tiền, hay là những đầu tư vào các dự án mới mà bạn cho là có tiềm năng phát triển trong tương lai.
5.2 Hình thức đầu tư tài chính phù hợp dành cho mỗi cá nhân
Như đã nói ở phần trên, bạn không thể phụ thuộc vào mỗi nguồn thu nhập chủ động mà còn phải đầu tư thông minh để tiền của bạn có thể sinh sôi đem lại khoản lợi nhuận. Hãy hết sức cẩn thận khi đưa ra các quyết định đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn của mình.
Nếu bạn là một người có khả năng nhìn nhận thị trường, trình độ chuyên môn cao trong việc phân tích các biến động của thị trường và đặc biệt có khả năng chống chịu rủi ro. Bạn có thể nên cân nhắc các kênh đầu tư ngắn hạn lướt ván vào các lĩnh vực như đầu tư vàng, cổ phiếu, trái phiếu .. với thời hạn dưới 1 năm hoặc dài hơn. Đây đều là những kênh đầu tư có thể giúp bạn kiếm lợi nhuận nhanh chóng, nhưng cũng có thể dễ dàng lấy đi tất cả khi bạn nhìn nhận thị trường và đưa ra những phán đoán sai lầm.
5.3 Cần cân bằng giữa công việc chính với các công việc khác
Bạn nên quản lý thời gian một cách thật hợp lý cho từng hạng mục công việc khác nhau. Bằng cách ;ập một bản kế hoạc công việc theo tuần, hoặc theo tháng để có thể phân bổ nguồn lực cho các đầu việc một cách hợp lý hơn.
Tuy nhiên, đôi khi sẽ không thể tránh khỏi việc mất cân bằng do bạn làm quá nhiều công việc cùng một lúc, những lúc như vậy hãy cố gắng và ưu tiên giải quyết những công việc quan trọng và cấp thiết trước. Để tránh có quá nhiều viêc khiến bạn bị rối và không biết giải quyết công việc nào trước và khiến kết quả công việc không được hoàn thành một cách tốt nhất.
6. Mách bạn cách độc lập về tài chính hiệu quả
Bạn có thể nhận ra rằng những điều mang lại sự tự do tài chính cũng có thể mang lại độc lập về tài chính cho bạn. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số nguyên tắc của chuyên gia tài chính Mark Morgan Ford.
- Về phương diện tiền bạc, bạn không nên quá tin tưởng bất cứ ai kể cả gia đình và bạn bè thân thiết.
- Khi một ai đó càng cố gắng thuyết phục bạn tin anh ta thì bạn càng nên cẩn thận hơn với người đó. Vì 90% anh ta là kẻ dối trá.
- Cho dù đối tác của của bạn là một nhân viên sale tài chính giỏi đến đâu, cũng đừng bao giờ tin tưởng một cách tuyệt tuyệt đối vì họ có thể bất ngờ biến mất cùng với số tiền của bạn. Trên thực tế, việc chọn những người có năng lực, thành tích tốt không được khả quan bằng chọn người trung thực.
- Sự lên xuống của thị trường rất khó dự đoán, vì vậy đừng bao giờ tin tưởng bất kỳ ai khi họ nói rằng họ có thể dự đoán hướng đi của thị trường cổ phiếu, bất động sản,…
- Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy yên tâm, nếu bạn không học cách chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được.
- Khi đưa ra các đánh giá, dự báo tài chính cho chính bản thân hay doanh nghiệp của bạn, hãy luôn tạo ra ba kịch bản: kịch bản thứ nhất cho thấy mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào nếu chúng đi theo hướng như bạn mong đợi; một kịch bản cho thấy điều gì sẽ đến nếu mọi thứ trở nên bình thường; và một kịch bản cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ sụp đổ.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan khi tham gia các hoạt động đầu tư.
Điểm mấu chốt của những điều trên là: Cách duy nhất để thực sự độc lập về tài chính là có nhiều nguồn thu nhập, mỗi nguồn thu nhập đủ để chi trả cho lối sống bạn muốn.
7. Lời khuyên bổ ích cho những ai muốn độc lập tài chính
7.1. Sai lầm cũng chẳng sao!
Trong khi đầu tư chắc chắn là một phần cực kỳ quan trọng của FIRE, nhưng nếu bạn hoàn thafnhd dúng thì cũng không vấn đề gì
Lãi kép, thị trường chứng khoán, lãi, lỗ … là những thử thách cho các nhà đầu tư. Trên thực tế không ít nhà đầu tư đã mắc rất nhiều sai lầm cùng dòng tiền của vào thị trường này. Nếu bạn không thafnhc ông, gặp thua lỗ hoặc thất bạn, hãy lạc quan và rút ra những bài học từ thất bại đó và bạn sẽ có nhiều cơ hội để vươn lên hơn.
7.2. Kiểm soát tốt chi tiêu
Khi bạn tiết kiệm và đầu tư cho tương lai, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn có thể quản lý chi phí của mình. Bạn nên theo dõi mọi khoản chi tiêu hàng ngày dù là nhỏ nhất. Nếu làm được điều này ngày tư khi còn trẻ, bạn sẽ có một kỳ nghỉ hưu sớm, những chuyến du lịch kết nối mọi người,… như mong đợi của bạn.
Theo dõi chi tiêu có thể giúp bạn chi phối tài chính cá nhân hợp lý, vẫn có một khoản tiền đủ lớn để tiết kiệm và đầu tư.
Trên đây là những chia sẻ của 3Gang về độc lập tài tài chính. Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề tài chính của bản thân, hướng tới độc lập tài chính, tự do tài chính nhanh và bền vững hơn.