Trong phiên đấu giá sáng ngày 23/4 tại Cục Quản Lý Dự Trữ Ngoại Hối Nhà Nước đã có hai đơn vị trúng thầu với khối lượng giao dịch là 3.400 lượng vàng. Giá vàng miếng cao nhất 81.330.000 VNĐ/1 lượng.
Đấu thầu vàng chính là giải pháp được Ngân hàng Nhà Nước đưa ra nhằm kìm hãm đà tăng giá của vàng miếng hiện nay.
Đấu thầu vàng miếng là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2013/TT-NHNN thì đấu thầu vàng miếng hay mua bán vàng miếng qua đấu thầu được hiểu như sau: “Đấu thầu vàng miếng hay mua bán vàng miếng qua đấu thầu được hiểu đơn giản đó chính là hình thức mua, bán mà trong đó Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đấu thầu để xác định được đối tác, giá và khối lượng vàng miếng được mua vào hay bán ra.”
Bên cạnh đó theo Điều 7 Thông tư 06/2013/TT-NHNN quy định về 3 hình thức mua bán vàng miếng cơ bản trên thị trường hiện nay:
- Mua, bán vàng miếng qua hình thức giao dịch trực tiếp. Đây là hình thức mua-bán vàng mà Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định giá, khối lượng, đối tác được mua – bán vàng miếng.
- Mua, bán vàng miếng qua hình thức đấu giá là hình thức mà các thành viên tham gia đấu thầu sẽ đưa ra mức giá dự thầu để xác định mức giá vàng miếng trúng thầu.
- Mua, bán vàng miếng qua hình thức đấu giá khối lượng chính là việc các thành viên tham gia đấu thầu sẽ đăng ký khối lượng dự thầu mua – bán vàng tại mức giá do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Để tham gia đấu thầu vàng miếng, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Những đối tượng tham gia đấu thầu vàng miếng
Tất cả các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh mua – bán vàng hợp pháp tại Việt Nam đều được phép tham gia đấu thầu. Cũng theo quy định của Thông Tư 06-2013 TT-NHNN năm 2013 tại Điều 5 cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tạm dừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch mua – bán vàng miếng trong các trường hợp dưới đây:
- Tạm dừng 03 (ba) tháng giao dịch mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng vi phạm một trong các hành vi sau:
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ ký xác nhận giao dịch theo quy trình mua bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán, giao, nhận vàng miếng theo xác nhận đã giao dịch với Ngân hàng Nhà nước 03 (ba) lần.
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã vi phạm 03 (ba) lần các quy định về thông tin, báo cáo tại Thông Tư 06-2013 TT-NHNN về hướng dẫn hoạt động mua-bán vàng miếng đấu thầu.
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bị phạt vì vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh vàng.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng tạm ngừng giao dịch mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- Ngân hàng nhà nước hủy quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không được thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày giao dịch mua – bán vàng miếng bị hủy.
Đấu thầu vàng miếng được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt.
Quy trình đấu thầu vàng miếng theo quy định của nhà nước
Theo khoản 7 Điều 12 của Thông tư 06-2013 TT-NHNN đã quy định về quy trình đấu thầu vàng miếng thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Ngân hàng Nhà Nước cụ thể là Cụ Quản Lý Dự trữ Ngoại hối Nhà Nước sẽ ra thông báo về việc tổ chức hoạt động đấu thầu mua – bán vàng miếng.
Bước 2: Các tổ chức tín dụng nộp hồ sơ đăng ký đấu thầu và tiến hành đặt cọc.
Bước 3: Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo những đơn vị nào đủ tư cách tham gia giao dịch đấu thầu mua – bán vàng miếng.
Bước 4: Ngân hàng Nhà Nước sẽ thông báo giá mua – bán và dự kiến khối lượng vàng miếng sẽ được đem đấu giá.
Bước 5: Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ đăng ký khối lượng vàng miếng muốn mua – bán với Ngân hàng Nhà Nước.
Bước 6: Ngân hàng Nhà Nước sẽ đưa ra thông báo đơn vị thắng thầu và xác định khối lượng vàng miếng được mua – bán với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp tham gia đấu giá.
Bước 7: Xác nhận giao dịch với các đơn vị thắng thầu.
Bước 8: Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp thắng thầu vàng miếng sẽ thanh toán tiền và nhận vàng theo khối lượng đã đăng ký.
Bước 9: Xử lý tiền đặt cọc theo quy định.
Nguyên tắc xét đơn vị thắng thầu khi đấu thầu vàng miếng theo giá
Ngân hàng Nhà Nước sẽ căn cứ vào nguyên tắc xét thầu theo thứ tự giảm dần từ giá trúng thầu cao nhất cho đến giá trúng thầu thấp nhất. Tại mức giá đó Ngân hàng Nhà nước phải bán được khối lượng vàng tối đa trên tổng khối lượng vàng dự kiến bán ra. (Trong trường hợp Ngân hàng Nhà Nước bán vàng miếng ra.)
Hoặc Ngân hàng Nhà Nước cũng có thể xét thắng thầu dựa theo thứ tự tăng dần từ giá trúng thầu thấp nhất đến giá trúng thầu cao nhất. Ở mức giá đó, Ngân hàng Nhà Nước phải mua được tối đa khối lượng dự kiến mua vào. (Trong trường hợp Ngân hàng Nhà Nước mua vàng miếng vào.)
Trong trường hợp nếu ở mức giá trúng thầu thấp nhất (khi Ngân hàng Nhà Nước bán ra) hoặc ở mức giá trúng thầu cao nhất (khi Ngân hàng Nhà nước mua vào) mà có nhiều đơn vị cùng đặt một mức giá. Thì khối lượng trúng thầu của từng tổ chức sẽ được xác định dựa trên tỉ lệ thuận giữ khối lượng cần mua/bán còn lại và khối lượng đặt thầu từ trước. Nếu khối lượng trúng thầu có lẻ lô sẽ được làm tròn xuống cho chẵn lô.
Lưu ý: Giá trúng thầu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp sẽ chính là giá đặt thầu của tổ chức đó với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã đăng ký từ trước.
Trong buổi đấu thầu sáng nay có 11 đơn vị tham gia trực tiếp.
Kết quả đấu thầu vàng miếng SJC ngày 09/10/2024
Theo đúng dự kiến vào hồi 9h00 ngày 23/04, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức buổi đấu thầu vàng miếng với sự tham gia của 11 đơn vị tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng SJC. Kết quả của phiên đấu giá được tổng hợp như sau:
- Trong 11 Đơn vị tham gia đấu giá có 2 đơn vị trúng thầu là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC).
- Tổng số lượng vàng trúng thầu là 34 lô tương đương 3.400 lượng vàng.
- Giá khởi điểm được đưa ra trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên là: 81.300.000 VNĐ/1 lương, cao hơn so với giá dự kiến trước đó 600.000 VNĐ/1 lượng.
- Giá trúng thầu cao nhất là: 81.330.000 VNĐ/1 lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 81.320.000 VNĐ/1 lượng.
Giá vàng miếng SJC phiên ngày 9/10/2024 đã có dấu hiệu chững lại.
Nhận định về giá vàng tại thị trường Việt Nam và thế giới
Theo nhận định của chúng tôi cho thấy, giá vàng miếng SJC vào phiên mở cửa sáng ngày 23/04/2024 đã rớt mạnh chỉ ở mức 80 – 82,5 triệu đồng/1 lượng (mua vào – bán ra). Như vậy, giá vàng miếng đã giảm đến 1 triệu đồng mỗi chiều so với giá đóng cửa phiên giao dịch chiều ngày 22/04/2024.
Trên thị trường quốc tế hiện nay, giá vàng miếng cũng đang trong chu kỳ giảm sâu nhất năm. Mỗi Ounce vàng đã giảm hơn 60 USD. Hiện nay, giá vàng miếng thế giới đang được giao dịch ở mức 2.311 USD/1 ounce và giảm tiếp 15 USD so với thời điểm trước đó.
Sau khi quy đổi theo tỷ giá USD hiện nay chưa tính thuế phí, giá vàng thế giới hiện nay đang thấp hơn so với giá vàng trong nước khoảng 11-12 triệu đồng. Tùy vào từng thời điểm con số chênh lệch này có thể biến động đôi chút. Nhưng chúng ta thấy biên độ giá vàng của Việt Nam vẫn cao hơn rất nhiều so với giá vàng trên thị trường thế giới.
Tạm kết:
Ngân hàng Nhà Nước đã tổ chức xong buổi đấu thầu giá vàng vào ngày 23/04/2024. Tuy nhiên bên cạnh 3.400 lượng vàng được đấu thầu thành công thì vẫn còn 13.400 lượng vàng miếng SJC chưa được đấu giá. Với kết quả này thì thị trường vàng tại Việt Nam vẫn còn nhiều biến động. Đầu tư vàng miếng lúc này vẫn có nhiều rủi ro nên các bạn có thể cân nhắc sang một hình thức đầu tư khác an toàn hơn.
Tham khảo ngay ứng dụng đầu tư và tích lũy thông minh 3Gang để lựa chọn cho mình một phương án đầu tư an toàn và sinh lời cao nhé!
Mọi thắc mắc về 3Gang, Quý khách vui lòng liên hệ:
– Hotline: 1900 3492
– Zalo hỗ trợ: 097 853 6835
– Chat trực tiếp tại Fanpage 3Gang Tại đây