Chi tiêu là gì? Làm sao để quản lý chi tiêu hợp lý vẫn luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn và tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, 3Gang cùng bạn đọc theo dõi nội dung trong bài viết sau đây.
1. Chi tiêu là gì?
Chi tiêu tiếng Anh có nghĩa là expenditure đây là một khoản chi phí phát sinh của một tổ chức hoặc một cá nhân, Chính Phủ được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu chi tiêu hoặc những khoản chi phí phát sinh từ một số các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong nhu cầu đời sống hàng ngày từ tinh thần cho đến nhu cầu về vật chất thông qua chính nguồn thu nhập.
Trong kinh tế học thì chi tiêu được định nghĩa là sự giảm đi thuần túy của những loại vật tư, tài sản và tiền vốn của các chủ thể cá nhân, các tổ chức hay những doanh nghiệp bất kể là nó dùng cho vào mục đích là gì.
1.1 Chi tiêu hợp lý là gì?
Chi tiêu hợp lý là việc chi tiêu tiết kiệm, những khoản chi phí chi ra nhằm mục đích phục vụ cho các mục đích nằm trong khả năng tài chính của các cá nhân, các gia đình hay những tổ chức. Mà không bị chi tiêu vượt quá so với mức thu nhập hay so với số tiền có cho một mục đích nào đó.
Ví dụ: Khi bạn có 70.000 nghìn đồng để sử dụng cho mục đích ăn uống trong vòng 1 ngày. Vậy bạn sẽ cần phải tính toán làm sao để lên được thực đơn bữa ăn vừa đủ mà không vượt quá so mức 70.000 nghìn đồng.
1.2 Chi tiêu không hợp lý là gì?
Chi tiêu không hợp lý là những khoản tiền mà chúng ta đang sử dụng chưa được khoa học và chưa đúng với những mục đích ban đầu nằm trong kế hoạch đề ra.
Ví dụ: Khi bạn chỉ có số tiền là 200.000 nghìn đồng để mua thức ăn trong thời gian là 2 ngày, tuy nhiên bạn đã mua nhiều và vượt quá số tiền 200.000 nghìn đồng hoặc bạn đã mua hết 200.000 nghìn đồng nhưng vẫn không đủ thức ăn để dùng cho 2 ngày ăn, như vậy là bạn đã gặp phải trường hợp chi tiêu không hợp lý.
2. Tổng chi tiêu là gì?
2.1 Khái niệm tổng chi tiêu là gì?
Tổng chi tiêu được hiểu là tổng những khoản chi cho các loại hàng hóa và dịch vụ cuối cùng trong nền kinh tế. Tổng chi tiêu trong tiếng Anh có nghĩa là Aggregate expenditure. Ký hiệu của tổng chi tiêu là E hoặc AE.
Công thức để xác định tổng chi tiêu cụ thể như sau:
EA= CA+IA+GA+XA-MA= GDP
EP= CP+IP+GP+XP-MP= AD
Trong đó ta có:
- CA, IA, GA, XA, MA chính là mức thực hiện của việc chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư, mua hàng của chính phủ và xuất khẩu, nhập khẩu.
- CP, IP, GP, MP đây là những đại lượng dự kiến tương ứng.
- So với tổng mức chi tiêu được thực hiện là EA cần phải bằng với giá trị sản lượng GDP và tổng mức chi tiêu dự kiến là EP chính là bằng với tổng cầu AD.
2.2 Những thành phần của tổng chi tiêu bao gồm?
Dựa vào công thức tính tổng chi tiêu nêu trên, ta có thể thấy rằng những thành phần để cấu thành tổng chi tiêu bao gồm: chi tiêu các hộ gia đình, chi tiêu đầu tư, chi tiêu của chính phủ, và chi tiêu xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó:
– Chi tiêu hộ gia đình hay tiêu dùng hộ gia đình: Đây chính là tổng số tiền mà hầu hết những cá nhân sẽ chi cho việc mua hàng hóa và những dịch vụ trong suốt một năm sử dụng.
– Đầu tư: Đây chính là số tiền mà người dân và các doanh nghiệp sẽ đầu tư cho chi tiêu vốn. Đây là những thứ như cơ sở hạ tầng, máy móc sản xuất mới, hay như việc cải tiến bất động sản và mua những tòa nhà.
– Chi tiêu của chính phủ: Đây chính là tổng số tiền mà chính phủ đã phải chi ra.
– Xuất khẩu ròng: Xuất khẩu ròng được xác định bằng cách trừ đi tổng nhập khẩu của một quốc gia ra khỏi tổng xuất khẩu. Đây là thành phần duy nhất của tổng chi tiêu có thể là một số âm. Xuất khẩu ròng mang lại giá trị âm khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
3. Chi tiêu khác với chi phí như thế nào?
Theo định nghĩa trong lĩnh vực kinh tế học thì chi tiêu và chi phí có ý nghĩa khác nhau hoàn toàn nhưng chúng lại có liên quan mật thiết với nhau.
– Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, nếu không có chi tiêu thì sẽ không có chi phí.
– Chi phí và chi tiêu khác nhau về số lượng và thời điểm phát sinh, cũng như sẽ có khoản chi tiêu ở thời kỳ này nhưng vẫn chưa được tính vào là chi phí (chi phí này dùng để mua nguyên vật liệu chưa qua sử dụng), hay sẽ có những khoản chi tiêu tính vào khoản chi phí thời kỳ này nhưng thực tế thì chưa được chi tiêu (đây được gọi là chi phí ứng trước).
Theo như cách giải thích như trên thì chúng ta sẽ thấy rằng chi tiêu và chi phí là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hay hiểu một cách đơn giản thì chi tiêu là với một khoản chi phí đã cố định tại một thời kỳ nhất định, chúng ta cần chi tiêu sao cho phù hợp để đạt được những lợi ích cao nhất.
4. Ý nghĩa của việc lên kế hoạch quản lý chi tiêu
Để lập một kế hoạch chi tiêu hiệu quả mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng, kế hoạch này không chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần mà còn mang lại giá trị vật chất bền vững. Cụ thể ý nghĩa của việc lên kế hoạch quản lý chi tiêu hợp lý là:
- Giúp mọi người an tâm vì mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát.
- Dễ dàng cho việc quản lý tiền bạc và kiểm soát các khoản chi tiêu.
- Tự do về mặt tài chính.
- Tăng cao khả năng thực hiện được những mục tiêu tài chính trong tương lai.
- Chủ động có những phương án để thay thế kịp thời trước mọi biến cố có thể xảy ra.
5. Chi tiêu như thế nào thì được gọi là hợp lý?
Chi tiêu như thế nào thì được gọi là hợp lý và làm sao để có thể chi tiêu hợp lý cho cá nhân và gia đình… đây là những từ khóa được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn mà tình hình kinh tế đang khó khăn sau đại dịch Covid-19. Vậy để chi tiêu hợp lý và hiệu quả cho cá nhân cũng như gia đình, chúng ta có thể áp dụng một số cách sau:
- Thay đổi những thói quen mua sắm để chi tiêu hợp lý
Muốn chi tiêu hợp lý cho cá nhân cũng như cho gia đình, thì việc chúng ta cần thay đổi đó là thói quen mua sắm của bản thân. Việc chúng ta mua sắm không hề có kế hoạch trước sẽ khiến chúng ta dễ sa đà vào việc mua sắm quá nhiều cho các món đồ giảm giá hay không cần thiết. Vì vậy, khi đi mua sắm cần lên kế hoạch trước cho từng khoản và những món đồ cần thiết. Việc mua sắm có kế hoạch trước sẽ giúp cho chúng ta mua đúng thứ cần mua, giúp tiết kiệm và tránh lãng phí.
- Chi tiêu khoa học bằng cách thay đổi thói quen khi sử dụng các dịch vụ
Bên cạnh đó thì việc thay đổi những thói quen khi sử dụng dịch vụ cũng là cách giúp chúng ta chi tiêu khoa học hơn. Do đó, nếu chúng ta đăng ký sử dụng Internet mỗi tháng, thì hoàn toàn có thể chuyển sang sử dụng những dịch vụ như nhắn tin, gọi điện thoại… qua Zalo hoặc Messenger, Whatsapp thay vì cần phải chi thêm cho tiền cước điện thoại.
- Thanh lý bớt các món đồ không cần thiết
Hãy dành chút ít thời gian để sắp xếp lại tủ quần áo, các món đồ,… để lọc bớt đi những món đồ không thực sự cần thiết. Với các món đồ này bạn có thể đăng bán trên mạng xã hội tại các nhóm thanh lý với giá “hạt rẻ”.
Khoản tiền chúng ta có thể nhận lại khi thanh lý những món đồ tuy không nhiều, nhưng nếu biết cách tích góp, “tích tiểu thành đại” thì chắc chắn rằng bạn sẽ có được một khoản tiền kha khá thu về.
6. Quản lý chi tiêu là gì?
Quản lý chi tiêu là các hoạt động liên quan đến việc quản lý tiền bạc, đồng thời lập ra kế hoạch tiết kiệm trong thời gian dài hạn. Khi quản lý chi tiêu tốt sẽ giúp chúng ta điều khiển được dòng tiền, đồng thời sẽ làm chủ được khối tài sản của chính mình. Từ đó, hoàn toàn có thể nâng cao mức sống và thoát ra khỏi những áp lực về tài chính.
6. Những phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân để đạt hiệu quả cao
7.1 Quy tắc 50/30/20
Theo quy tắc 50/20/30, thì thu nhập của bạn sẽ được phân chia thành vào 3 nhóm ngân sách chính cùng với mức tỷ lệ là 50% – 20% – 30%, dựa trên những nhu cầu cụ thể:
- Nhóm nhu cầu thiết yếu: Chúng ta sẽ trích ra 50% thu nhập cho những hoạt động cần thiết để phục vụ cho sinh sống, học tập và làm việc.
- Nhóm dành cho tiết kiệm và đầu tư: Khoản này chiếm 20% tổng thu nhập, khoản tiền đó sẽ được sử dụng cho việc tiết kiệm dành cho tương lai, kết hợp với việc đầu tư sinh lời.
- Nhóm dành cho những mong muốn và sở thích cá nhân: Chúng ta sẽ chi 30% tổng thu nhập dành cho các hoạt động giải trí hoặc các sở thích cá nhân.
7.2 Nguyên tắc 6 chiếc lọ
Nguyên tắc 6 chiếc lọ tượng trưng với 6 phần chi tiêu hàng tháng của từng người. Mỗi một lọ đều sẽ có tên và các chức năng riêng biệt nên những nguồn thu nhập theo đó cũng sẽ được phân bổ ngay vào 6 chiếc lọ cụ thể:
- Lọ 1 – Đây là nhu cầu cần thiết: Chiếm đến 55% so với tổng thu nhập, đây cũng là quỹ tiền bạc sẽ cần phải chi trả cho mọi nhu cầu sinh hoạt cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
- Lọ 2 – Quỹ tự đầu tư: Với khoản tiền từ 10% trên tổng thu nhập, bạn hoàn toàn có thể tham gia bất kì với một kế hoạch đầu tư nào đó mà chúng ta muốn.
- Lọ 3 – Quỹ hưởng thụ: Quỹ này chiếm tới 10% trên tổng thu nhập, bạn sẽ phải chi trả cho các hoạt động vui chơi và giải trí của bản thân mình.
- Lọ 4 – Quỹ tiết kiệm dài hạn: Dành khoảng 10% tổng thu nhập để bỏ vào quỹ tiết kiệm, phục vụ cho tương lai sau này.
- Lọ 5 – Quỹ giáo dục: Đây là khoản 10% tổng thu nhập mà chúng ta sẽ sử dụng vào việc giáo dục, học hỏi và trau dồi thêm cho bản thân.
- Lọ 6 – Quỹ cho đi: Sử dụng 5% trên tổng thu nhập của mình để giúp đỡ những người xung quanh chúng ta.
7.3 Phương pháp bì thư
Phương pháp bì thư này được áp dụng với hình thức chia nhỏ nguồn thu nhập của các bạn thành nhiều “phong bì” khác nhau. Trong mỗi một phong bì sẽ là một khoản để dành chi tiêu cho các mục đích cụ thể khác nhau và sẽ phải đảm bảo cho việc chi tiêu theo đúng với mức ngân sách đó.
7.4 Phương pháp 10/20/70
Về cơ bản thì thu nhập của bạn sẽ được phân chia thành 3 khoản khác nhau như sau:
- 10% để tiết kiệm: Đây số tiền sẽ dành cho các quỹ khẩn cấp và những tài khoản tiết kiệm dài hạn.
- 20% để phát triển bản thân: Số tiền này sẽ dùng để đầu tư cho chính bản thân như việc học tập, công việc hay như việc quan hệ xã hội,…
- 70% dành cho nhu cầu cơ bản: Số tiền này dành để chi tiêu cuộc sống hằng ngày trong đó có cả tiền ăn chơi và giải trí,…
7.5 Học cách tiết kiệm ngay khi có thu nhập
Với phương pháp này chúng ta chỉ cần chia thành 2 nhóm, thứ nhất là tiền đề tiết kiệm và thứ 2 là tiền để chi tiêu. Mấu chốt ở đây đó chính là trước khi chi tiêu bạn sẽ cần phải trích ra một số tiền tối thiểu là 10% so với số tiền thu nhập của bạn, để cho vào quỹ tiết kiệm này. Sau đó, bạn sẽ hoàn toàn có thể chi tiêu thoải mái với số tiền còn lại mà không cần phải đắn đo gì.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin về chi tiêu là gì, quản lý chi tiêu là gì. 3Gang hy vọng với bài viết này bạn đọc sẽ hiểu được và lập cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý để có thể áp dụng các phương pháp chi tiêu này một cách hiệu quả nhất.