Chắc hẳn những nhà đầu tư chứng khoán lâu năm đã không còn xa lạ với thuật ngữ “call margin”. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư mới thì đây chắc hẳn là một khái niệm còn khá mới mẻ. Vậy call margin là gì? Phải xử lý ra sao khi bị call margin? Hãy dõi theo bài viết dưới đây của 3Gang để nắm được những kiến thức quan trọng này nhé.
Margin là gì?
Để hiểu Call margin là gì, trước hết chúng ta phải hiểu rõ khái niệm Margin là gì.
Trong chứng khoán Margin có nghĩa đen là ‘tiền đặt cọc” và hiểu theo nghĩa thông dụng thì nó là đòn bẩy tài chính hay tỉ lệ cho vay của công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay để mua chứng khoán. Tỷ lệ cho vay tuỳ thuộc vào từng thời điểm, công ty chứng khoán, giá trị tiền và giá trị chứng khoán của nhà đầu tư.
Ví dụ: Nhà đầu tư đang có tài sản là 100 triệu (cả cổ phiếu và tiền), công ty chứng khoán (CTCK) cho phép nhà đầu tư (NĐT) mua đến 150 triệu, tức tỉ lệ đòn bẩy là 1:1.5. Nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 200 triệu thì tỉ lệ đòn bẩy sử dụng là 1:2 và nếu CTCK cho phép NĐT mua tới 300 triệu thì tỉ lệ đòn bẩy lúc này là 1:3.
Để có thể kiểm soát được rủi ro đối với khoản tiền cho NĐT vay thì tùy vào từng thời điểm mà CTCK sẽ thay đổi chính sách sao cho phù hợp. Nếu thị trường tốt sẽ cho vay nhiều hơn còn thị trường xấu sẽ cho vay ít hơn. Hoặc cổ phiếu có thông tin xấu bất thường cũng sẽ bị thay đổi tỉ lệ cho vay. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả đầu tư theo hướng tích cực nhất thì tỉ lệ vay phù hợp nhất là 1:2.
Ví dụ 1: Cổ phiếu tăng giá sau khi mua: NĐT có 100 triệu và được CTCK cho vay tỉ lệ đòn bẩy tối đa là 1:2 để mua lượng cổ phiếu XYZ có giá trị 200 triệu. Khi mua xong tăng lên 10%, NĐT sẽ lãi thêm 20 triệu, lãi gấp đôi so với việc không dùng margin. Giá trị tài sản ròng lúc này là 220 triệu.
Ví dụ 2: Cổ phiếu giảm giá sau khi mua: NĐT có 100 triệu và được CTCK cho dùng tỉ lệ đòn bẩy tối đa 1:2 để mua lượng cổ phiếu XYZ có giá trị 200 triệu. Khi mua xong giảm xuống 10%, NĐT sẽ giảm 20 triệu, lỗ gấp đôi so với việc không dùng margin. Giá trị tài sản ròng lúc này là 180 triệu.
2 ví dụ trên đã cho chúng ta thấy rằng NĐT phải cân nhắc thật kỹ lưỡng khi dùng Margin vì tỉ lệ lãi hay lỗ sẽ tỉ lệ thuận với tỉ lệ vay margin.
Call Margin là gì?
Call Margin dịch sát nghĩa tiếng Việt là “cuộc gọi ký quỹ”. Đây là một thông báo từ Công ty chứng khoán đến các NĐT khi mức ký quỹ (Margin Level) giảm xuống dưới mức tỷ lệ giới hạn mà sàn chứng khoán quy định, để NĐT nhanh chóng có các biện pháp can thiệp đối với tài khoản giao dịch của mình. Khi Call Margin xuất hiện nghĩa là các nhà giao dịch sẽ phải đưa ra 1 trong 2 lựa chọn:
- Một là, đóng một phần hoặc toàn bộ các lệnh đang bị thua lỗ để đưa Margin Level về mức an toàn.
- Hai là, tiếp tục nạp thêm tiền vào tài khoản để duy trì các lệnh đang thua lỗ.
Thông thường, các broker sẽ cho trader 2 đến 5 ngày để đáp ứng lệnh gọi ký quỹ. Nếu trader không kịp thời thực hiện theo lệnh gọi ký quỹ bằng 1 trong 2 cách trên thì sàn sẽ can thiệp đóng lệnh của nhà đầu tư để bù đắp vào khoản tiền còn thiếu hụt trong tài khoản.
Call margin được tính thế nào trong chứng khoán?
Mỗi CTCK sẽ có quy định cụ thể về tỷ lệ Margin Call khác nhau. Hãy cùng xem ví dụ dưới đây để biết cách tính và hướng giải quyết khi xảy ra Call Margin.
Trước hết, bạn cần tính được khi nào Call Margin xảy ra bằng công thức: Giá trị thực có / Tổng giá trị chứng khoán
Gọi A là giá trị cổ phiếu hiện tại, B là tổng giá trị chứng khoán. Khi thị trường suy giảm, A giảm => Margin giảm. Do tỷ lệ này sẽ được tính bằng công thức A/B. Gọi C là tỷ lệ Call Margin của CTCK. Nếu tỷ lệ A/B < C thì sẽ xảy ra 2 trường hợp cần giải quyết như sau:
Trường hợp 1: Nộp bổ sung tiền
(A+ số tiền bổ sung)/(B+số tiền bổ sung) > C
Trường hợp 2: Bán bớt cổ phiếu đang có
(A + số lượng cổ phiếu*giá)/B >C
Ví dụ: Bạn muốn mua 2000 cổ phiếu XYZ với số tiền là 200 triệu đồng trong khi chỉ có 100 triệu tiền vốn. Lúc này, bạn sẽ tiến hành ký quỹ Margin theo tỷ lệ 1:2 ở công ty A với tỷ lệ Call Margin được quy định là 30%. Vài tháng sau giá trị cổ phiếu XYZ giảm xuống còn 140 triệu đồng, sau khi trừ phần vay từ quỹ Margin thì bạn còn lại 40 triệu. Lúc này, Giá trị thực có/Tổng giá trị chứng khoán = 40/140 = 28,5% và nhỏ hơn 30%.
Khi đó Call Margin sẽ xảy ra, công ty chứng khoán A sẽ yêu cầu bạn nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để giải quyết tình trạng này. Cụ thể:
Trường hợp 1: Nộp bổ sung thêm 10 triệu đồng
(40 triệu+10 triệu)/(140 triệu +10 triệu) = 33.33% > 30%
Trường hợp 2: Bán bớt 200 cổ phiếu
(40 triệu + 200*100 nghìn)/140 triệu = 42.8% > 30%
Vậy bạn phải nộp thêm 10 triệu vào tài khoản, hoặc bán bớt 200 cổ phiếu để không bị Call Margin.
Khi nào xảy ra call margin trong chứng khoán
Các NĐT đang có giao dịch ký quỹ với một CTCK sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị Call Margin. Bạn hoàn toàn có thể xác định nguy cơ bị Call Margin của mình theo nội dung sau:
- Khi thị trường có những biến động làm thay đổi giá của cổ phiếu còn bạn đang nắm giữ cổ phiếu không có tiềm năng tăng trưởng, tức là công ty phát hành có kết quả hoạt động kinh doanh không tốt làm giảm lợi nhuận và cổ tức của cổ đông, khiến các rủi ro lãi suất xảy ra, …. Điều này sẽ kéo theo giá chứng khoán có thể bị giảm sâu.
- Khi toàn bộ thị trường giảm điểm cũng tác động một phần đến giá trị của cổ phiếu. Tỷ lệ Margin có thể quyết định liệu các nhà đầu tư có khả năng bám trụ hay không khi toàn bộ nền kinh tế có xu hướng giảm.
Làm thế nào để nhà đầu tư không bị Call Margin?
Mặc dù các nhà đầu tư vẫn có thể cứu vãn được tình trạng Call Margin nhưng sẽ phải mất thêm tiền. Vì vậy cách tốt nhất là nhà đầu tư nên kiểm soát tình hình để tránh không bị nhận cuộc gọi từ broker. Để không bị nhận call margin thì nhà đầu tư cần lưu ý một số điều sau:
- Đọc kỹ thỏa thuận được cung cấp, xem xét mức yêu cầu ký quỹ của sàn có hợp lý hay không và tính toán thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu giao dịch.
- Sử dụng đòn bẩy cao có thể mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể khiến nhà đầu tư nhận được Margin Call nhanh hơn bình thường. Do đó, phải hết sức thận trọng khi sử dụng đòn bẩy, không nên mở các vị thế quy mô quá lớn khi chưa thực sự chuyên nghiệp hay có nhiều năm kinh nghiệm giao dịch.
- Nếu nhà đầu tư có nhiều mã trong danh mục, hãy ưu tiên cơ cấu bớt những mã yếu hơn, không có khả năng phục hồi trước. Việc bán bớt những mã yếu sẽ giúp danh mục giải phóng được một phần áp lực bị call margin đồng thời có sẵn nguồn tiền cho hoạt động tái cơ cấu danh mục khi thị trường hồi phục.
- Khi cổ phiếu có dấu hiệu giảm mạnh thì tuyệt đối không tiếp tục mua vào bằng margin. Một số nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua thêm cổ phiếu khi chúng giảm mạnh để bình quân giá xuống, thế nhưng việc này làm tăng cấp độ rủi ro cho tài khoản lên nhiều lần bởi chỉ cần cổ phiếu giảm thêm một chút nữa thì tài khoản sẽ bị call margin nghiêm trọng hơn.
- Loại bỏ ngay tâm lý “gỡ” khi thị trường phục hồi, chỉ nên xem thị trường hồi là cơ hội để cơ cấu lại danh mục. Phần lớn các nhà đầu tư có tâm lý gỡ gạc bằng chính margin khi thị trường hồi, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn full margin ngay khi vừa bị force sell. Điều này thực sự nguy hiểm, bởi nếu như nó là “bẫy tăng điểm” (Bull trap) thì nhà đầu tư sẽ phải tiếp tục bị loay hoay trong cái vòng xoáy cơ cấu lại danh mục.
- Nhà đầu tư có thể quản lý rủi ro một cách cẩn thận bằng cách luôn đặt lệnh Stop loss. Đây là công cụ hữu ích giúp giảm thiểu thua lỗ mà bất cứ lệnh nào cũng phải sử dụng đến.
Kết luận
Một trong những lý do phổ biến đằng sau thất bại của các nhà giao dịch chính là Call Margin. Do đó, việc hiểu rõ về Call Margin là gì và cách phòng tránh để không bị Margin Call là điều hết sức quan trọng cần phải học trước khi thực hiện giao dịch. Trong trường hợp không may nhận được cuộc gọi ký quỹ từ sàn giao dịch, bạn cũng nên bình tĩnh để tìm cách xử lý phù hợp nhất.
Hy vọng những kiến thức 3Gang cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho tất cả các trader trong hành trình chinh phục thị trường đầu tư tài chính!