Chắc hẳn các bạn đã biết rằng khi vay tiền ngân hàng thì đều có các quy định về thời hạn trả nợ cụ thể. Không thể trả nợ muộn so với thời hạn đã quy định vì sẽ bị rơi vào trường hợp nợ xấu. Còn nếu muốn trả hết nợ sớm hơn thời hạn thì chúng ta cũng phải chịu thêm 1 khoản phí gọi là phí trả nợ trước hạn. Vậy khái niệm phí trả nợ trước hạn là gì? Và mức phí này được tính như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của 3Gang để biết câu trả lời chi tiết nhất nhé.
1. Khái niệm phí trả nợ trước hạn là gì?
Phí trả nợ trước hạn là khoản tiền mà người vay phải trả ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khi trả nợ trước thời gian quy định như trong hợp đồng. Hay nói một cách khác dễ hiểu hơn thì phí trở nợ này áp dụng cho những khoản vay đã được ngân hàng giải ngân nhưng tất toán sớm hơn so với thời hạn quy định trong hợp đồng. Người vay sẽ cần phải trả khoản phí này vào thời điểm tất toán sớm.
Khoản phí trả nợ trước hạn này cũng đã được quy định rõ trong hợp đồng vay vốn, tùy theo tình hình tại thời điểm vay mà các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng sẽ có cách tính toán phí khác nhau. Hiện nay, một số ngân hàng triển khai nhiều chính sách ưu đãi về vay vốn nên khoản phí trả nợ trước hạn này theo đó cũng được điều chỉnh áp dụng trong thời gian đầu của thời gian vay vốn. Có những ngân hàng, tổ chức tài chính còn đưa ra ưu đãi, chương trình cam kết không trả tiền trước hạn một khoản thời gian cố định thì sẽ được miễn hoàn toàn khoản phí này.
2. Tại sao khi trả nợ trước hạn sẽ bị phạt?
Không ít người thắc mắc rằng tại sao trả nợ trước hạn sẽ lại bị phạt? Trên thực tế thì đây là điều hiển nhiên và cần thiết, phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Lý do là bởi khi các ngân hàng, các tổ chức tài chính thực hiện một hợp đồng vay vốn, khi đó họ sẽ phải cân đối nguồn vốn huy động của mình về cả kỳ hạn cũng như về lãi suất, nhằm đáp ứng yêu cầu của khoản vay.
Trong khoảng thời hạn vay theo đúng như hợp đồng tín dụng đã được ký kết, thì ngân hàng vẫn phải trả lãi cho nguồn vốn đã huy động trước đó. Chính vì vậy, cần để bù đắp những khoản chi phí phát sinh, những rủi ro về lãi suất, cũng như cân đối nguồn vốn, thì các ngân hàng buộc phải thu phí khách hàng khi tất toán hợp đồng trước hạn.
Ngoài ra thì phí trả nợ trước hạn của các tổ chức tài chính và ngân hàng còn có nhiều khoản phí phạt khác như: phí trả lãi chậm, phí trả nợ quá hạn, hay phí thu hồi khoản lãi suất ưu đãi trả nợ trước hạn.
3. Quy định về thỏa thuận trả nợ trước hạn
Căn cứ vào Điều 474 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
- Bên vay tài sản là tiền thì sẽ phải trả đủ tiền khi đến hạn, trường hợp nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ các trường hợp có thoả thuận khác.
- Trong trường hợp bên vay không thể trả bằng vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại chính địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được sự đồng ý của bên cho vay.
- Địa điểm thanh toán trả nợ là nơi cư trú hoặc tại nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ các trường hợp có thoả thuận khác.
- Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn mà bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay cần phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước đã công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.
- Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả khoản lãi trên tổng số nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn cho vay tại thời điểm trả nợ.
Bên cạnh đó, theo Điều 478 của Bộ luật dân sự ban hành năm 2005 quy định về Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:
- Đối với các hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay phải có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng cần phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay thì chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn như đã thỏa thuận, nếu được bên vay đồng ý.
- Đối với các hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay sẽ có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng cần phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có các thỏa thuận khác.
4. Cách để xác định phí trả nợ trước hạn
Đối với những các nhân, tổ chức có ý định vay vốn mua nhà thì việc nắm rõ phí trả nợ trước hạn là gì, cần phải biết cách tính toán phí trả nợ trước hạn là điều cực kỳ quan trọng.
Mỗi một ngân hàng, tổ chức sẽ phải áp dụng mức phí phạt cho các khoản giải ngân khác nhau. Tuy nhiên, với các mức phí dưới đây là khá phổ biến đã được áp dụng tại hầu hết các tổ chức cụ thể như sau:
4.1 Phí cam kết rút vốn
Phí cam kết rút là mức phí áp dụng cho những khoản vay đã được làm hồ sơ vay nhưng lại không tiến hành rút vốn. Tại thời điểm tất toán sớm, thì khách hàng sẽ phải trả phí cam kết rút vốn.
Mặc dù không phải ngân hàng nào cũng sẽ áp dụng mức phí này nhưng chúng ta cũng nên tìm kiểu kỹ và nắm được cách tính như sau:
Phí cam kết rút vốn = Số tiền chưa giải ngân * Mức % phí phạt
VD: Trường hợp khách hàng ký hợp đồng vay với số tiền là 700 triệu đồng trong vòng 05 năm, nhưng trên thực tế mới giải ngân được 500 triệu đồng. Sau 01 năm, người vay muốn tất toán khoản vay sớm. Thì khi đó, phí trả nợ trước hạn theo quy định rút vốn với mức phí phạt 1,5% sẽ là: 1,5% x (700 – 500 triệu) = 3 triệu đồng.
4.2 Phí phạt trả nợ trước hạn
Phí trả nợ trước hạn là gì chúng ta đã nắm rõ như đã nêu ở phía trên, dưới đây hãy tiếp tục tìm hiểu về cách tính toán khoản phí phạt này như thế nào. Theo đó, đa phần nhiều ngân hàng đều có mức phí phạt trả nợ trước hạn trong vòng 05 năm đầu tiên. Tuy vậy, một số ngân hàng có thể sẽ áp dụng mức phí phạt này trong thời hạn dài hơn và được tính như sau.
Phí phạt trả nợ trước hạn = Số tiền gốc trả trước hạn*Mức % phí phạt
VD: Trường hợp ngân hàng sẽ xác định phí phạt trả nợ trước hạn là 400 triệu đồng thì khi đó, số tiền phí cần phải thanh toán cho ngân hàng sẽ được tính là 2% x 400 triệu đồng = 8 triệu đồng.
Với những người vay vốn mua nhà và được hưởng lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất thả nổi tại thời điểm giải ngân mà khách trả nợ trước hạn trong thời gian 60 tháng kể từ ngày rút khoản vốn đầu tiên ra thì ngân hàng có thể thu hồi cả phần lãi đã hỗ trợ trước đó. Thông thường nhiều ngân hàng sẽ áp dụng mức phí phạt với các khoản đã giải ngân.
5. Phí trả nợ trước hạn tại một số ngân hàng hiện nay
Dưới đây là biểu phí phí trả nợ trước hạn của một số các ngân hàng cho mọi người tham khảo:
- Tại Ngân hàng VPBank
Phí trả nợ trước hạn dưới 1 năm được tính = 3% x Số tiền trả nợ trước hạn.
Phí trả nợ trước hạn 1 năm – 2 năm được tính = 2% x Số tiền trả nợ trước hạn.
Phí trả nợ trước hạn 2 năm – 3 năm được tính = 1% x Số tiền trả nợ trước hạn.
Phí trả nợ trước hạn 3 năm – 4 năm được tính = 0,5 % x Số tiền trả nợ trước hạn.
Phí trả nợ trước hạn trên 4 năm trở đi sẽ được tính: Miễn phí (Số tiền phí cho mỗi lần tối thiểu là 500.000 đồng)
- Tại Ngân hàng Vietcombank
Phí trả nợ trước hạn 1 năm đầu được tính = 1,5% x số tiền nợ gốc trả trước hạn
Phí trả nợ trước hạn 2 năm – 3 năm được tính = 1% x số tiền nợ gốc trả trước hạn
Phí trả nợ trước hạn 4 năm – 5 năm được tính = 0,5 % x Số tiền trả nợ trước hạn.
Phí trả nợ trước hạn trên 6 năm trở đi sẽ được Miễn phí.
- Tại Ngân hàng Techcombank
Phí trả nợ trước hạn 2 năm đầu được tính = 3% x Số tiền trả trước
Phí trả nợ trước hạn năm thứ 3 được tính = 2% x Số tiền trả trước
- Tại Phí phạt trả trước hạn Sacombank
Chính sách trả phí tất toán trước hạn của ngân hàng Sacombank được quy định như sau:
Với năm thứ nhất: Cho vay với lãi suất 10.5% và không áp dụng với phí phạt trả trước.
Từ năm thứ 2 trở đi thì ngân hàng sẽ cho vay với lãi suất 11,5%/năm với mức phí phạt trả trước 3%/năm trên tổng số tiền sẽ tất toán sớm.
- Tại Ngân hàng Agribank
Hiện ngân hàng Agribank là ngân hàng áp dụng đồng thời với 2 chính sách:
Hầu hết là đều miễn phí cho tất cả các khoản vay.
Chỉ có những khoản vay theo chương trình ưu đãi lãi suất thì mới áp dụng phí trả nợ trước hạn với tỷ lệ là 1-2%.
- Tại Phí phạt trả trước hạn ngân hàng OCB
Ngân hàng OCB đã đưa ra mức phí phạt trả nợ trước hạn như sau:
Với trường hợp dưới 12 tháng: 3% x Số tiền trả nợ trước hạn.
Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng được tính: 2,5% x Số tiền trả nợ trước hạn.
Từ 24 tháng đến dưới 36 tháng được tính: 2% x Số tiền trả nợ trước hạn.
Từ 36 tháng đến dưới 48 tháng được tính: 1% x Số tiền trả nợ trước hạn.
Trên 48 tháng: thì sẽ không tính phí phạt.
Ví dụ cụ thể về cách tính phí trả nợ trước hạn
Một khách hàng A đăng ký vay với thông tin gói vay trả góp như sau: Số tiền vay là 500 triệu đồng. Thời gian tiến hành trả góp theo hợp đồng là 24 tháng. Phí phạt trả nợ trước hạn là 3%. Thời gian tất toán là trước thời hạn 3 tháng. Dư nợ còn lại là 100 triệu.
Như vậy, phí phạt tất toán trước hạn trong trường hợp này sẽ được tính như sau: 3% x 100 triệu = 3 triệu
6. Tại sao lại thu phí trả nợ trước hạn?
Có thể hiểu đơn giản rằng đây là một hoạt động mang ý nghĩa bù đắp cho phía ngân hàng và tổ chức tài chính. Khi nhận cho vay vốn, thì bản thân ngân hàng và các tổ chức tài chính được hưởng lợi từ chính số tiền cho khách hàng vay với một mức lãi suất nhất định. Thực tế, phía ngân hàng sẽ tính toán để cân đối trên nguồn vốn huy động về lãi suất và kỳ hạn để đáp ứng các yêu cầu vay khi muốn cho khách hàng vay tại thời hạn nhất định.
Cụ thể như nếu khách hàng vay tiền từ ngân hàng với thời hạn là 10 năm. Tuy nhiên, đến năm thứ 3 thì phía người vay lại muốn trả hết tiền vay trước cho ngân hàng. Điều dễ hiểu là người đi vay luôn muốn chủ động trả nợ càng nhanh càng tốt nhưng ngược lại, ngân hàng bị đẩy vào thế bị động do điều khiển dòng tiền mà khách thanh toán trả nợ quá sớm. Kéo theo đó là nguồn lãi suất mà ngân hàng có thể thu được trong thời hạn 10 năm cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó khi người vay trả trước hạn thì ngân hàng sẽ thu phí để bù lại khoản chênh lệch đó. Ngoài ra, việc thu phí còn để chi trả những khoản phí liên quan đến quản lý và phí vận hành cho khoản tiền người vay đột ngột trả nợ trước.
Bên cạnh đó việc thu phí trả nợ trước hạn thì nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính còn thu hồi cả lãi suất ưu đãi khi trả nợ trước hạn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến phí trả nợ trước hạn mà 3Gang chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn là người đi vay thì đừng quên tìm hiểu thông tin này để đảm bảo quyền lợi vay và trả nợ của mình.