Trong giao dịch chứng khoán, ngoài các thuật ngữ quan trọng như lệnh ATC, lệnh giới hạn, giá trần/ giá sàn, giá mở cửa/ đóng cửa thì còn một thuật ngữ khác bạn nhất định phải nắm được, đó chính là giá tham chiếu. Vậy giá tham chiếu là gì? Cách thức tính giá tham chiếu trên các sàn giao dịch như thế nào? Cùng 3Gang bắt tay vào tìm hiểu ngay dưới đây, bạn nhé!
Giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu chính là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày trước đó. Cụ thể trên bảng giá chứng khoán thì giá tham chiếu sẽ được hiển thị ở cột màu vàng. Giá này còn là cơ sở để tính mức giá trần hoặc giá sàn của phiên giao dịch đó.
Vai trò của giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu phản ánh mức giá của cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó. Thường thì giá tham chiếu có màu vàng nên hay được gọi tắt là giá vàng. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của giá tham chiếu:
1. Là thước đo để so sánh
Giá tham chiếu có chức năng so sánh cổ phiếu trong hai phiên giao dịch liên tiếp nhau. Nếu giá cổ phiếu của phiên giao dịch hôm nay cao hơn so với giá tham chiếu thì nó sẽ có màu xanh lá. Ngược lại, nếu giá của cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay thấp hơn so với giá tham chiếu thì nó sẽ có màu đỏ. Nếu giá cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay bằng giá tham chiếu thì nó sẽ có màu vàng giống giá tham chiếu.
2. Dùng để xác định giá trần và giá sàn
Như đã nói ở trên thì dựa vào giá tham chiếu mà nhà đầu tư có thể xác định được giá trần và giá sàn của mã cổ phiếu mà mình đang theo dõi. Để tìm hiểu kĩ hơn, nhà đầu tư cần phải hiểu về biên độ dao động giá của chúng.
Biên độ dao động giá là giới hạn dao động của giá quy định trong phiên giao dịch, được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mức giá tham chiếu.
Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện mua hoặc bán chứng khoán trong phiên giao dịch. Biên độ dao động của chúng được quy định cụ thể như sau:
- Sàn HOSE có quy định giá trần là mức giá tăng +7% so với giá tham chiếu.
- Sàn HNX có quy định giá trần là mức giá tăng +10% so với giá tham chiếu.
- Sàn UPCOM có quy định giá trần là mức tăng +15% so với giá bình quân phiên giao dịch hôm trước.
Giá sàn chính là mức giá thấp mà nhà đầu tư có thể thực hiện mua hoặc bán chứng khoán trong phiên giao dịch. Biên độ dao động của chúng được quy định cụ thể như sau:
- Sàn HOSE có quy định giá sàn là mức giá giảm -7% so với giá tham chiếu.
- Sàn HNX có quy định giá sàn là mức giá giảm -10% so với giá tham chiếu.
- Sàn UPCOM có quy định giá sàn là mức giảm -15% so với giá bình quân phiên giao dịch hôm trước.
Yếu tố xác định giá tham chiếu
Hiểu rõ giá tham chiếu là gì thì tiếp theo nhà đầu tư cần biết được đâu là các yếu tố xác định giá tham chiếu. Cụ thể thì mời bạn đọc tham khảo thông tin sau:
- Giá đóng cửa của phiên trước đó chính là giá tham chiếu của cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ.
- Trong phiên giao dịch đầu tiên của chứng khoán mới niêm yết thì sẽ không có giới hạn về biên độ dao động giá. Giá tham chiếu sẽ được lấy từ giá đóng cửa của phiên giao dịch trước và biên độ dao động giá sẽ được áp dụng từ ngày giao dịch tiếp theo.
- Giá tham chiếu với các giao dịch chứng khoán không được hưởng các quyền kèm theo thì sẽ được xác định bởi nguyên tắc lấy mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất.
- Giá tham chiếu của trường hợp tách gộp cổ phiếu sẽ được xác định bằng cách lấy giá giao dịch trước ngày diễn ra tách gộp. Sau đó giá này sẽ có sự điều chỉnh theo tỷ lệ tách gộp cổ phiếu.
Công thức tính giá tham chiếu chính xác
Nhà đầu tư có thể hình dung đơn giản như sau: Giá tham chiếu của ngày hôm nay chính là mức giá đóng cửa của ngày hôm qua và giá đóng cửa ngày mai cũng chính là giá tham chiếu của ngày hôm kia. Việc này nhằm mục đích tạo ra một thị trường liền mạch.
Đây chính là quy tắc chung được cả hai sàn giao dịch chính trên thị trường là HOSE và HNX áp dụng. Mức giá tham chiếu của sàn giao dịch UPCOM sẽ được tính trên mức giá cơ sở của phiên hôm qua. Giá cơ sở chính là giá bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch ngày đó.
Giá bình quân gia quyền = (Tổng giá trị các giao dịch trong phiên) / (Tổng khối lượng giao dịch trong phiên)
Cách tính giá tham chiếu của mỗi sàn giao dịch:
- Đối với sàn HOSE: Giá tham chiếu của chứng chỉ quỹ và cổ phiếu đang giao dịch chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước.
- Đối với sàn HNX: Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày trước đó.
- Đối với sàn UPCOM: Giá tham chiếu là mức giá bình quân gia quyền của các giao dịch được thực hiện theo hình thức khớp lệnh liên tục của phiên giao dịch gần nhất.
Ngoài ra, giá tham chiếu tại sàn HNX hoặc HOSE tại ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ được xác định theo nguyên tắc là lấy giá đóng cửa của ngày liền kề trước đó và điều chỉnh theo giá trị cổ tức hay giá trị của các quyền. Trong trường hợp gặp sự cố không thể xác định được mức giá đóng cửa thì tổ chức vận hành sẽ áp dụng phương thức xác định giá tham chiếu khác nếu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Cách đọc giá tham chiếu
Dưới đây là cách đọc giá tham chiếu, giá sàn và giá trần trên bảng giá chứng khoán:
- Giá tham chiếu có màu vàng
- Giá trần có màu tím
- Giá sàn có màu xanh da trời
- Mức tăng sẽ là màu xanh lá cây và mức giảm sẽ là màu đỏ.
- Ngoài ra một số ít công ty chứng khoán có quy định mức độ tăng và giảm dựa trên sắc độ của xanh và đỏ. Ví dụ cổ phiếu tăng giá càng mạnh thì màu xanh sẽ càng đậm và cổ phiếu càng giảm giá thì màu đỏ trên bảng giá sẽ càng đậm. Giá trần sẽ được ký hiệu CE và giá sàn được thêm ký hiệu FL.
Những lưu ý quan trọng về giá tham chiếu
Hiện nay, trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường thì các nhà đầu tư đã nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không lấy mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó làm mức giá tham chiếu.
Điều này đúng ở các trường hợp như: Ở các phiên giao dịch mà nhà đầu tư không được nhận cổ tức bằng tiền hoặc không được nhận thưởng bằng tiền hoặc vào ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu. Do vậy, cổ tức sẽ được trả cho người có tên trong danh sách hưởng cổ tức. Khi đó thì giá tham chiếu của cổ phiếu trong phiên giao dịch không được hưởng cổ tức sẽ chính là giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị của cổ tức.
Giá mở cửa và giá tham chiếu có khác nhau không?
Có rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang nhầm lẫn khái niệm giá tham chiếu và giá mở cửa. Thực tế, xét về bản chất cả hai mức giá này là hoàn toàn trái ngược nhau.
- Giá tham chiếu được hiểu là mức giá cuối cùng khi chốt phiên của ngày giao dịch trước đó. Trong khi giá mở cửa lại được hiểu là mức giá đầu tiên khi các lệnh mua bán được khớp.
- Đối với giá mở cửa, nhà đầu tư sẽ xác định được chính xác giá mua và giá bán. Việc xác định này được thực hiện thông qua nguyên tắc đấu giá. Nghĩa là khi có nhiều người cùng bán và nhiều người cùng mua xuất hiện thì việc đấu giá giữa giá bán và giá mua đã được thực hiện.
Vừa rồi là những thông tin quan trọng mà 3Gang muốn gửi đến bạn đọc về giá tham chiếu. Đây được xem là thuật ngữ quan trọng góp phần hỗ trợ bạn đọc và hiểu bảng giá chứng khoán một cách chi tiết. 3Gang hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về các thuật ngữ trong thị trường tài chính này và chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết giá tham chiếu là gì!