Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra tại một doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề tài chính. Nợ chính là một trong những yếu tố quan trọng và giúp công ty hoạt động hiệu quả cũng như xoay vòng vốn tốt.
Trong đó thì nợ dài hạn là yếu tố quan trọng để có thể đánh giá, phân tích cấu trúc về tỷ lệ nợ của doanh nghiệp. Vậy cụ thể thì nợ dài hạn là gì? Nợ dài hạn gồm những gì? Trong khuôn khổ bài viết này, 3Gang sẽ làm rõ tất tần tật về nợ dài hạn và đây sẽ là phần thông tin rất hữu ích mà bạn đọc không nên bỏ qua.
1. Nợ dài hạn là gì?
Nợ dài hạn trong tiếng Anh là Long term Liabilities, đây là khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong vòng một năm hoặc trên một chu kỳ sản xuất thông thường tính tại thời điểm báo cáo.
>> Xem thêm: https://3gang.vn/tien-it-thi-dau-tu-vao-dau-de-nhanh-thanh-cong/
2. Nợ dài hạn gồm những gì?
Các khoản nợ dài hạn được quy định ở thông tư 200/2014/TT-BTC – Hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp. Cụ thể thì nợ dài hạn bao gồm các thành phần sau đây:
- Nợ phải trả cho người bán dài hạn ( Có mã 331): Khoản này phản ánh số tiền doanh nghiệp phải trả cho người bán trong thời gian thanh toán lớn hơn 12 tháng hoặc là hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh tính tại thời điểm báo cáo.
- Nợ mua trả tiền trước dài hạn ( Có mã 332): Khoản này phản ánh số tiền người mua ứng trước để có được quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp cho người mua trong thời hạn trên 12 tháng hoặc là hơn 1 chu kỳ sản xuất.
- Chi phí phải trả dài hạn ( Có mã 333): Khoản này phản ánh các khoản tiền phải trả do đã nhận hàng hóa dịch vụ của đối tác hay nhà cung cấp nhưng chưa có hóa đơn, hoặc là khoản phí của kỳ báo trước nhưng chưa có đủ hồ sơ giấy tờ.
- Phí phải trả nội bộ về vốn kinh doanh ( Có mã 334): Tùy vào mô hình và quy mô của từng doanh nghiệp và việc phân cấp mà số nợ phải trả vốn nội bộ này sẽ được hạch toán cụ thể. Chi phí vốn nội bộ sẽ thuộc vào số lượng và tỷ lệ vốn góp của chủ sở hữu. Chỉ tiêu này thường được ghi ở bảng cân đối kế toán, nó phản ánh các khoản đơn vị cấp dưới phải thực hiện trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh.
- Nợ phải trả nội bộ dài hạn ( Có mã số 335): Khoản này phản ánh các khoản phải trả nội bộ trong kỳ hạn trên 12 tháng hoặc là hơn 1 chu kỳ sản xuất bình thường. Khoản chi phí này sẽ được hạch toán giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân.
- Doanh thu chưa thực hiện dài hạn ( Có mã 336): Đây là khoản thu chưa thực hiện tương ứng với nghĩa vụ doanh nghiệp cần phải thực hiện trong thời gian trên 12 tháng hoặc là hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Khoản nợ phải trả dài hạn khác ( Có mã 337): Các khoản phải trả khác có thời gian thanh toán là trên 12 tháng như là mượn dài hạn, ký cược dài hạn, ký quỹ dài hạn…
- Vay và nợ thuê tài chính dài hạn ( Có mã 338): Khoản này phản ánh khoản vay nợ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng/ tài chính khác với kỳ hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc là hơn 1 chu kỳ. Cụ thể như là tiền vay ngân hàng, tiền mặt thu phát hành trái phiếu thường, các khoản phải trả cho tài sản cố định thuê tài chính…
- Trái phiếu chuyển đổi ( Có mã 339): Khoản này phản ánh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi được phát hành tại thời điểm báo cáo của công ty.
- Cổ phiếu ưu đãi ( Có mã 340):Khoản này phản ánh giá trị cổ phiếu ưu đãi theo mệnh giá mà bắt buộc doanh nghiệp phải mua lại tính tại thời điểm xác định trong tương lai.
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả ( Có mã 341): Khoản này phản ánh thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã hoãn trả và phải trả trong thời gian báo cáo.
- Khoản dự phòng phải trả dài hạn ( Có mã 342): Khoản này phản ánh các khoản dự phòng phải trả trong thời gian từ 12 tháng trở lên hoặc là trên 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Ví dụ như là chi phí hoàn nguyên môi trường được trích trước, dự phòng bảo hành sản phẩm, khoản trích trước để sửa chữa tài sản cố định định kỳ, dự phòng tái cơ cấu…
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ ( Có mã 343): Khoản này phản ánh giá trị tiền quỹ đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và chưa được sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Vậy thì nợ dài hạn được coi là tài sản hay nguồn vốn? Với những chi tiêu trên, có thể thấy được nợ dài hạn vừa là nguồn vốn và vừa là tài sản của doanh nghiệp. Tùy theo mục đích sử dụng các khoản nợ mà nợ dài hạn sẽ được xác định là vốn hay là tài sản.
3. Cách tính nợ dài hạn dựa trên tổng nguồn vốn
Tính nợ dài hạn sẽ giúp cho nhà đầu tư xác định được cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Từ đó có thể đánh giá được sự tiềm năng và cơ hội phát triển của mã cổ phiếu đó trên thị trường.
Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn sẽ cho thấy khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp hoặc là tỷ lệ đòn bẩy của một công ty. Nói cách khác thì đây là tỷ lệ đo lường phần trăm của doanh nghiệp khi cần thanh lý để trả các khoản nợ dài hạn của mình.
Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn tài sản = nợ dài hạn/ tổng tài sản
Trong đó tổng tài sản gồm: Tài sản cố định, tài sản hiện tại, tài sản khác.
4. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn khác nhau như thế nào?
Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là hai thông số rất quan trọng bag bạn dễ dàng bắt gặp chúng trong bảng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, dù cho doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực nào. Nợ ngắn hạn thường sẽ đứng trước nợ dài hạn. Sau đây, hãy cùng 3Gang so sánh nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để hiểu hơn về cấu trúc vốn doanh nghiệp bạn nhé:
Tiêu chí | Nợ ngắn hạn | Nợ dài hạn |
Thời hạn nợ | Thời hạn nợ là dưới 1 năm hoặc là trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. | Thời hạn nợ là trên 1 năm hoặc là hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. |
Ý nghĩa | Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. | Cung cấp các thông tin về sự thịnh vượng lâu dài của công ty. |
Mức độ thanh khoản | Mức độ thanh khoản cao và trong thời gian ngắn. | Mức độ thanh khoản sẽ thấp hơn nợ ngắn hạn. |
Mối quan hệ với tài sản | Tài sản lưu động phải đủ để bù đắp cho tổng giá trị các khoản nợ ngắn hạn. | Tổng giá trị tài sản dài hạn phải đảm bảo đủ để bù đắp các khoản nợ dài hạn. |
5. Nợ dài hạn thay đổi sẽ nói lên điều gì?
Nợ dài hạn là yếu tố rất quan trọng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp.Vì vậy mà sự thay đổi của nợ dài hạn sẽ có những ý nghĩa riêng.
5.1 Nợ dài hạn tăng có ý nghĩa như thế nào?
Nợ dài hạn tăng sẽ cho thấy khả năng chiếm dụng tài sản và tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời nó cho thấy vị thế và uy tín lớn của doanh nghiệp đó trên thị trường với đối tác và khách hàng.
Sự gia tăng nợ dài hạn của doanh nghiệp so với cùng kỳ sẽ cho thấy doanh nghiệp đó đang huy động nguồn vốn để mở rộng đầu tư và tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Tăng các khoản nợ dài hạn sẽ cho thấy các cơ hội phát triển về lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai.
5.2 Nợ dài hạn giảm có ý nghĩa như thế nào?
Các khoản nợ dài hạn giảm sẽ cho thấy khả năng huy động vốn trong dài hạn của doanh nghiệp thấp đi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang mất dần uy tín và vị thế với khách hàng. Nguồn nợ dài hạn là rất cần thiết cho sự phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế nên khi nợ dài hạn sụt giảm sẽ cho thấy doanh nghiệp đó đang trong quá trình suy thoái và tài chính bất ổn định.
Cơ cấu vốn và nợ của doanh nghiệp sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá được về tiềm năng phát triển và định giá chính xác cổ phiếu. Nợ dài hạn là một tiêu chí cực kỳ quan trọng mà nhà đầu tư cần phải xem xét để đưa ra nhận định mã cổ phiếu đó có phù hợp để rót vốn và đầu tư dài hạn hay không.
6. Cách để xác định các chỉ tiêu trong nợ dài hạn
Như đã nói thì nợ dài hạn sẽ phản ánh khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn, đồng thời nó cũng phản ánh hiệu quả sử dụng khoản vay để đầu tư của doanh nghiệp đó.
Các chỉ số liên quan đến nợ dài hạn càng cao thì càng chứng tỏ khả năng mất kiểm soát và mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó càng lớn.
Khi nghiên cứu về nợ dài hạn để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các hệ số mà nhà phân tích thường nhìn vào sẽ gồm:
Hệ số nợ dài hạn:
Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)
Hệ số khả năng trả lãi:
Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay
Các hệ số này sẽ phản ánh rõ ràng nhất về khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhìn vào đây, bạn có thể xác định được doanh nghiệp đó có khả năng tạo ra thu nhập để trả lãi hay không.
Nợ dài hạn là công cụ hữu ích để cho doanh nghiệp phân tích quản lý tài chính. Chủ doanh nghiệp có thể nắm được cấu trúc tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó có thể phân bổ nguồn vốn và các khoản đầu tư cho hợp lý.
Hệ số nợ:
Hệ số nợ = (Tổng tài sản – Vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản.
Total debt ratio = (Total assets – Total equity)/Total assets.
Hệ số nợ phản ánh đầy đủ các khoản nợ phải trả bao gồm mọi kỳ nợ và mọi chủ nợ, nó còn cung cấp thông tin về mức độ bảo vệ cho các chủ nợ trước rủi ro không thể thực hiện trả nợ của doanh nghiệp cũng như thông tin về các cơ hội mà doanh nghiệp có thể vay thêm.
Tuy nhiên thì nợ được ghi trong bảng cân đối kế toán chỉ đơn giản là số dư nợ không được điều chỉnh khi lãi suất thị trường thay đổi, nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất khi mà khoản nợ được phát hành hoặc không được điều chỉnh theo thay đổi của rủi ro.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (CSH)
Hệ số nợ trên vốn CSH = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu.
Debt – equity ratio = Total debt/Total equity.
Thừa số vốn CSH
Thừa số vốn CSH = Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu.
Equity multiplier = Total assets/Total equity.
Hệ số nợ dài hạn
Thông thường thì các nhà phân tích tài chính sẽ quan tâm nhiều tới tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đó bởi vì các khoản nợ ngắn hạn thường hay thay đổi nên nó không phản ánh chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Do đó nên chỉ tiêu phản ánh hệ số nợ dài hạn thường được sử dụng.
Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu).
Long term Debt ratio = Long term Debt/(Long term Debt + Total equity).
Khả năng chi trả lãi:
Một chỉ tiêu khác được sử dụng để phản ánh tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp chính là khả năng chi trả lãi:
Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay.
Interest coverage ratio = EBIT/Interest.
Tỉ lệ này sẽ cho bạn biết về khả năng doanh nghiệp sẽ tạo ra thu nhập để trả lãi. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hơn về khả năng trả lãi, bạn cần cộng thêm khấu hao vào thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) cũng như dùng thêm các chi phí tài chính khác để nhận về kết quả đúng nhất.
Hệ số EBIT
Hệ số EBIT = (EBIT + Khấu hao)/Lãi vay.
Cash coverage ratio = (EBIT + Depreciation)/Interest.
Việc hiểu rõ về nợ dài hạn là điều vô cùng có lợi cho chủ doanh nghiệp trong quá trình quản lý cũng như vận hành kinh doanh. Hy vọng các thông tin mà 3Gang mang đến cho bạn đọc về nợ dài hạn sẽ giúp cho bạn hiểu thêm một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính. 3Gang cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết nợ dài hạn vừa rồi.