Top 5 cách quản lý chi tiêu cá nhân thông minh, hiệu quả

Để thực hiện việc lập kế hoạch chi tiêu trong tháng được hiệu quả, việc ghi sổ chi là việc làm cần thiết. Trong bài viết này, 3 Gang sẽ hướng dẫn các bạn cách quản lý chi tiêu cá nhân một cách khoa học và hợp lý.

Hướng dẫn cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình khoa học

Ghi sổ chi tiêu trong gia đình là cách để bạn có thể thực hiện đúng kế hoạch chi tiêu trong tháng của mình. Thông qua những ghi chép này, bạn sẽ đối chiếu được những khoản chi của mình với kế hoạch mình đã đề ra, từ đó có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Bạn có thể thực hiện quản lý chi tiêu cá nhân theo cách sau đây:

1. Liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu trong tháng của gia đình

Để có thể đưa ra phương án quản lý chi tiêu cá nhân, bạn hãy luôn giữ thói quen liệt kê và kiểm tra lại khoản thu, chi vào cuối ngày. Tùy từng gia đình mà các khoản chi sẽ khác nhau nhưng đa số đều thuộc các nhóm dưới đây:

  • Chi cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày: Đây là những khoản chi cho việc ăn uống, mua sắm vật dụng thiết yếu, mua sắm online,…. Thông thường, những khoản chi này thường chiếm tỷ trọng lớn trong bảng chi tiêu.
  • Chi cho các dịch vụ: Các khoản chi cho dịch vụ như điện nước, Internet,…đều được thanh toán mỗi tháng. Dù riêng lẻ nhưng nếu gộp chung lại thì đây cũng là một khoản chi chiếm tới hơn 20% tổng chi tiêu trong một tháng (thống kê dựa vào cuộc khảo sát ở các hộ gia đình có mức thu nhập khá trở lên).
  • Chi tiêu cho con cái: Đối với những gia đình chưa có con, khoản chi này sẽ không có còn với những gia đình đã có con, khoản chi này lại khá lớn. Có rất nhiều khoản cần chi vào con cái mà chúng ta có thể kể đến, đó là tiền bỉm sữa, đồ chơi, thuốc men khi con bị ốm hoặc nhập viện, tiền học phí, học thêm, sách vở, đồ dùng học tập,….
  • Chi cho các hoạt động giải trí: Mỗi gia đình sẽ có những khoản chi khác nhau cho các hoạt động giải trí, ví dụ tiền đi du lịch, nghỉ dưỡng, cafe, nhà hàng, tập thể dục thể thao,….
  • Chi cho các hoạt động xã giao: Hoạt động xã giao thường thấy là hiếu hỉ, sinh nhật, lễ tết,….

Nhiều gia đình thường bỏ qua bước quan trọng này và không liệt kê các khoản chi tiêu dùng hàng ngày vào sổ thu chi gia đình. Điều này sẽ khiến bạn khó quản lý được dòng tiền ra vào trong ngày và dễ dẫn tới tình trạng tiêu xài lãng phí.

chi-tieu-3-gang
Liệt kê các khoản chi tiêu trong tháng của gia đình để phân bổ ngân sách sao cho hợp lý

2. Thống kê tổng thu nhập của vợ chồng trong một tháng

Tùy từng gia đình mà mức thu nhập cũng sẽ khác nhau. Do đó, trước khi quản lý chi tiêu cá nhân bằng việc lập sổ chi tiêu, bạn cần phải nắm rõ tình hình tài chính, tức thu nhập hiện tại của 2 vợ chồng. Từ đây, bạn có thể dễ dàng đưa ra kế hoạch chi tiêu phù hợp với dòng tiền của mình và kiểm soát nó tốt hơn. 

Quản lý chi tiêu cá nhân là gì? Cách quản lý chi tiêu cá nhân cho người trẻ

3. Phân bổ ngân sách một cách hợp lý

Bạn nên chia nhỏ số tiền chi tiêu của mình theo tháng để có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát dòng tiền ra vào của gia đình. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân sau:

3.1. Phương pháp JARS

Phương pháp JARS hay còn được là phương pháp 6 chiếc lọ tài chính. Với phương pháp này, bạn chỉ chia thu nhập của gia đình vào 6 chiếc lọ với tỷ trọng nhất định. Đó là:

  • Nhu cầu thiết yếu (NEC) – chiếm 55% thu nhập: Đây là khoản dùng cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, ví dụ như sinh hoạt, mua sắm, vui chơi, điện nước và một số chi phí khác.
  • Tiết kiệm dài hạn (LTSS) – chiếm 10% thu nhập: Khoản chi này sẽ dùng để thực hiện các dự định trong tương lại như mua nhà, mua xe, lập gia đình,…
  • Giáo dục đào tạo (EDUC) – chiếm 10% thu nhập: Khoản này sẽ được dùng cho các mục đích đầu tư cho chính bản thân bạn, đó là học tập, trau dồi kiến thức,….
  • Hưởng thụ (PLAY) – chiếm 10% tổng thu nhập: Quỹ này sẽ sử dụng cho các hoạt động vui chơi, giải trí như cafe, du lịch, nghe nhạc, spa, làm đẹp,…
  • Cho đi (GIVE) – chiếm 10% thu nhập: Quỹ này sẽ được dùng để thể hiện sự trách nhiệm cho xã hội, ví dụ như từ thiện,…
  • Quỹ tự do tài chính (FFA) – chiếm 10% thu nhập: Đây là quỹ dùng để tiết kiệm hoặc đầu tư. Quỹ này sẽ không được sử dụng mà nó chỉ được dùng để tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính cá nhân
Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính cá nhân

3.2. Phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo

Kakeibo là phương pháp có nguồn gốc từ Nhật Bản với ý nghĩa là “sổ ghi chép chi tiêu tài chính”. Thay vì ghi chép bằng phần mềm hoặc Excel, người sử dụng Kakeibo sẽ ghi chép bằng tay. Với phương pháp này, bạn có thể tiết kiệm được lên đến 35% thu nhập cho năm tiếp theo. 

Khi thực hiện phương pháp Kakeibo, bạn sẽ đặt ra những câu hỏi chính như:

  • Số tiền bạn đang có là bao nhiêu?
  • Số tiền bạn muốn tiết kiệm là bao nhiêu?
  • Số tiền bạn đã chi là bao nhiêu?
  • Kế hoạch thay đổi chi tiêu trong tương lai của bạn là gì?

Cách thực hiện phương pháp Kakeibo sẽ là:

  • Bước 1: Xác định số tiền bản thân đang có
  • Bước 2: Xác định số tiền mà bạn muốn tiết kiệm
  • Bước 3: Xác định số tiền mà bạn sẽ tiêu
  • Bước 4: Tìm cách cải thiện việc chi tiêu và cam kết thực hiện nó
  • Bước 5: Nhìn lại, đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm

3.3. Sử dụng phương pháp phân bổ ngân sách 50/50

Đây là phương pháp này vô cùng đơn giản và phù hợp hơn với những gia đình không có quá nhiều khoản chi tiêu. Bạn chỉ cần chia đôi tổng số thu nhập của gia đình thành 2 phần bằng nhau. Trong đó, một phần sẽ dùng để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày, một phần sẽ dùng để tiết kiệm vì các mục tiêu, dự định chung.

Ví dụ: Thu nhập của gia đình bạn một tháng là 30 triệu. Nếu áp dụng phương pháp 50/50, số tiền này sẽ được chia thành 2 phần, đó là 10 triệu dùng để chi tiêu cho những khoản sinh hoạt thiết yếu trong tháng và 10 triệu dùng để tiết kiệm nhằm phục vụ cho những dự định trong tương lai.

3.4. Phân bổ tổng thu nhập theo quy tắc 50/30/20

Áp dụng phương pháp 50/30/20
Áp dụng phương pháp 50/30/20

Cũng giống như phương pháp 6 chiếc lọ tài chính, phương pháp 50/30/20 cũng chia thu nhập thành 3 phần nhỏ tương ứng với các mục đích chi tiêu sau: 

  • Nhu cầu thiết yếu – chiếm 50% thu nhập: Bao gồm các khoản cho tiền nhà ở, điện nước, thực phẩm, đi lại, nhu cầu thiết yếu khác,…
  • Chi tiêu cá nhân – chiếm 30% thu nhập: Bao gồm các khoản chi đi du lịch, giải trí, làm đẹp,.…
  • Tiết kiệm – chiếm 20% thu nhập: Quỹ này sẽ dùng để tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu trong tương lai như mua nhà, xe, nghỉ hưu sớm,….

Ví dụ: Thu nhập của hai vợ chồng bạn là 20 triệu một tháng. Với phương pháp 50/30/20, bạn sẽ phân bổ ngân sách như sau: 50% (10 triệu đồng) dùng để chi trả cho tiền nhà, tiền điện nước; 30% thu nhập (6 triệu đồng) dùng để phục vụ cho các chi tiêu cá nhân như đi du lịch, tụ tập với bạn bè; 20% thu nhập (4 triệu đồng) dùng để tiết kiệm, dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và thực hiện các dự định trong tương lai.

Có rất nhiều cách quản lý chi tiêu mà bạn có thể áp dụng nhưng có thể thấy rằng, phương pháp 50/30/20 là phương pháp khá đơn giản, dễ sử dụng. Với phương pháp này, bạn có thể quản lý dòng tiền vào ra của mình một cách có hiệu quả, hợp lý, tránh tình trạng chi tiêu mất kiểm soát dẫn đến nợ nần chồng chất.

4. Rà soát và cân đối lại việc chi tiêu mỗi tuần

Trong một gia đình sẽ có khá nhiều khoản chi tiêu hàng tuần, bao gồm ăn uống, đi lại, mua sắm,…. Để có thể dễ dàng kiểm soát được dòng tiền, cuối mỗi tuần, bạn cần rà soát lại các khoản chi trong tuần để kịp thời cân đối được tài chính, tránh tình trạng tiêu tiền mất kiểm soát.

5. Thực hiện việc ghi chép thu chi đầy đủ

Để dễ dàng hơn trong việc ghi chép thu chi và quản lý tài chính gia đình, bạn có thể áp dụng một số cách như: ghi vào sổ tay, lập file Excel hoặc sử dụng các ứng dụng tài chính.

Cách 1: Sử dụng sổ tay để ghi chép

Sử dụng sổ tay để ghi chép chi tiêu
Sử dụng sổ tay để ghi chép chi tiêu

Sử dụng sổ tay để quản lý chi tiêu cá nhân là cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Phương pháp này tuy mất khá nhiều nhiều thời gian nhưng việc tự tay ghi ra các khoản chi của mình sẽ giúp bạn có cơ hội nắm rõ tình hình sử dụng dòng tiền của mình một cách chân thực nhất.

Cách 2: Lập bảng Excel

Khi lập bảng Excel, bạn hãy chia các cột thông tin theo cách mà bạn thấy dễ hiểu, dễ thực hiện nhất. Tiếp đó, bạn chỉ cần điền dữ liệu một cách chính xác, cụ thể và thường xuyên. Đến cuối tháng, bạn có thể nhìn lại bảng này và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu tháng sau sao cho phù hợp.

Cách 3: Sử dụng phần mềm quản lý chi tiêu

Với cách này, bạn chỉ cần vào Appstore hoặc CHPlay và tìm kiếm một ứng dụng quản lý chi tiêu phù hợp với mình, sau đó tải về và thực hiện theo hướng dẫn.

Cách quản lý chi tiêu trong gia đình thông minh, hiệu quả

Bên cạnh cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình, 3Gang sẽ hướng dẫn bạn một số cách để quản lý chi tiêu sao cho khoa học, hợp lý. Đó là:

– Chia thành 2 sổ chi  tiêu

Bạn nên chia thu nhập của mình thành 2 sổ chi tiêu, trong đó:

  • Một sổ sẽ ghi những khoản chi tiêu lớn trong gia đình như mua nhà, mua xe, đầu tư, …
  • Một sổ sẽ ghi những khoản chi hàng ngày, hàng tháng như tiền ăn uống, xăng xe, thuê nhà, điện nước,….

Việc chia ra làm 2 sổ như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát được dòng tiền của mình tốt hơn, tránh việc dùng tiền không có kế hoạch gây ảnh hưởng đến các mục tiêu lâu dài của gia đình. 

– Xây dựng các mục tiêu tài chính cho gia đình

Việc xây dựng cụ thể các mục tiêu tài chính trong gia đình sẽ giúp các thành viên cùng cố gắng để đạt được điều đó. Ví dụ như mua nhà ở mới, mua đất, mua oto, cho con đi du học,… Xác định trước được các mục tiêu cần thực hiện, các thành viên trong gia đình sẽ chủ động chi tiêu hợp lý, tiết kiệm hơn để cùng thực hiện mục tiêu.

– Trích ra một khoản tiết kiệm trước khi phân bổ tiền tiêu dùng

Trích ra một khoản tiết kiệm trước khi phân bổ tiền tiêu dùng
Trích ra một khoản tiết kiệm trước khi phân bổ tiền tiêu dùng

Khi nhận được lương hàng tháng, bạn nên trích ra một phần tiền để lập quỹ tiết kiệm trước khi lên kế hoạch chi tiêu trong gia đình. Như vậy, bạn sẽ dành được một khoản tiệt kiệm, dự phòng cho tương lai mà vẫn đảm bảo thu chi hợp lý, đủ đầy cho cuộc sống gia đình. 

Sổ chi tiêu cá nhân là gì? Một số ứng dụng giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả

– Đặt ra giới hạn chi tiêu cho các thành viên trong gia đình

Bạn cũng có thể đặt giới hạn chi tiêu cho các thành viên trong gia đình để có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chi tiêu, tránh vượt quá ngân sách cho phép. Ví dụ như mỗi ngày bạn chỉ cho con 20.000 đồng tiền tiêu vặt hoặc chỉ cho phép mình chi tối đa 200.000 đồng tiền mua thực phẩm.  

– Thường xuyên kiểm tra các khoản thu chi trong ngày

Cuối ngày, bạn hãy kiểm tra lại sổ sách chi tiêu của mình xem mình ghi chép có đúng không, còn thiếu khoản chi nào không. Cách này sẽ giúp bạn biết được mình đã chi cho những mục gì, có hợp lý hay không, có khoản nào cần phải cắt giảm hay không,…

– Lên danh sách các món đồ cần mua trước khi đi mua sắm

Kiểm tra xem nhà mình còn thiếu những gì và lên danh sách các món đồ cần mua trước khi đi mua sắm, đồng thời chỉ mang theo lượng tiền mặt vừa đủ sẽ giúp bạn kiểm soát tối ưu việc mua sắm của mình, tránh việc vung tay quá trán và mua những thứ không cần thiết.

– Tiết kiệm điện bằng cách tắt những thiết bị khi không dùng tới

Bạn hãy đặt ra nguyên tắc tiết kiệm điện cho các thành viên trong gia đình như tắt hết các thiết bị điện khi không dùng đến, tắt đèn trước khi ra khỏi nhà,… để tránh lãng phí tiền điện một cách vô ích.

Trên đây là cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình mà 3Gang muốn chia sẻ đến bạn đọc. Bạn có thể tham khảo và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày để có thể kiểm soát việc chi tiêu của gia đình mình một cách hợp lý, thông minh. Chúc các bạn thành công.